Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập Sinh 12 học kì 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập Sinh học 12 học kì 1 năm 2023 – 2024 giúp các em học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức trọng tâm trong chương trình học kì 1, để ôn thi cuối kì 1 năm 2023 – 2024 đạt kết quả cao.
Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh 12 bao gồm 20 trang tổng hợp kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập trắc nghiệm trong tâm theo từng chương rất chi tiết cụ thể. Thông qua đề cương ôn tập cuối kì 1 Sinh học 12 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài để không còn bỡ ngỡ khi bước vào kì thi chính thức. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Sinh 12 mời các bạn cùng tải tại đây. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập học kì 1 Tin học 12, đề cương ôn tập học kì 1 Ngữ văn 12, đề cương ôn thi học kì 1 Vật lí 12.
Đề cương ôn tập học kì 1 Sinh học 12 năm 2023
Trường THPT………. . NHÓM: SINH |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: SINH HỌC 12 |
PHẦN I. LÝ THUYẾT
Chương 1: Cơ chế di truyền và Biến dị
– Gen, Mã di truyền và quá trình nhân đôi ADN
– Phiên mã và dịch mã
– Điều hòa hoạt động gen
– Đột biến gen
– Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
– Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
Chương 2: Tính quy luật của hiện tượng di truyền
– Quy luật Menđen: Quy luật phân li, Quy luật phân li độc lập
– Tương tác gen và tác động đa hiệu của gen
– Liên kết gen và hoán vị gen
– Di truyền liên kết với giới tính và di truyền ngoài nhân
– Ảnh hưởng của môi trường lên sự biểu hiện của gen
– Di truyền y học
Chương 3: Di truyền học quần thể
– Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối
– Cấu trúc di truyền và quần ngẫu phối
PHẦN 2 – CÁC DẠNG BÀI TẬP
Học sinh ôn lại các dạng bài tập trong SGK sau các bài học và bài ôn tập chương. Tham khảo các bài tập trong sách bài tập sinh học lớp 12.
Một số dạng bài tập minh hoạ:
Dạng 1: Xác định chiều dài của gen, số lượng Nu trong gen bình thường và gen sau đột biến khi biết số lượng của từng loại Nu và dạng đột biến.
Dạng 2: Xác định số NST trong các thể dị bội khi biết bộ NST 2n của loài. Xác định cơ chế hình thành các thể đột biến đó.
Dạng 3: Vận dụng thành thạo bảng công thức của Menden, công thức nhân xác suất để tinh số giao tử, số kiểu gen, tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình (không cần viết sơ đồ lai) .
Dạng 4: Cho biết tỷ lệ kết quả phân li kiểu hình ở đời con của các phép lai, tìm kiểu gen của bố mẹ và xác định quy luật di truyền chi phối.
Dạng 5. Cho kiểu gen hoặc kiểu hình của bố mẹ trong các phép lai, biện luận và viết sơ đồ lai.
Dạng 6: Xác định tần số tương đối của các alen, tần số KG trong quần thể tự phối, trong quần thể ngẫu phối. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và ngẫu phối sau các thế hệ
Dạng 7. Phân tích sơ đồ phả hệ để tìm ra quy luật di truyền tật, bệnh trong sơ đồ
PHẦN III. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MINH HOẠ
CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ
I . VẬT LIỆU DI TRUYỀN VÀ CƠ CHẾ DI TRUYỀN
1. Gen – mã di truyền – Gen: là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa, tạo sản phẩm (ARN hoặc polipeptit) – Mã di truyền: + là mã bộ ba, có 64 bộ ba trong đó 61 bộ ba mã hóa aa (1 bộ ba mở đầu AUG – Met hoặc FoocminMet) và 3 bộ ba kết thúc (UAG, UGA, UAA) – không mã hóa aa + Tính chất: tính liên tục, tính phổ biến, tính đặc hiệu, tính thoái hóa 2. ADN – ARN – Protein và các cơ chế |
||||||||||
ADN |
ARN |
Protein |
||||||||
Cấu trúc |
– A, T, G, X – 2 mạch (gốc 3’–5’ & bổ sung 5’–3’) – LK hóa trị giữa các Nu/ 1 mạch – LK hidro giữa các Nu/ 2 mạch theo NTBS (A = T; G ≡ X) – Công thức cơ bản: + Số Nu: N = 2A + 2G + Chiều dài: L= x 3,4 2 + LK hidro: H = 2A + 3G + LK HT/1 mạch: HT = – 1 2 + LK HT toàn gen: HT = 2N – 2 |
– A, U, G, X – 1 mạch 5’ – 3’ – Chỉ có LK hóa trị |
– axit amin (aa) – chuỗi polypeptit (4 bậc) – Có LK peptit, hidro |
|||||||
Cơ chế |
Nhân đôi ADN |
Phiên mã |
Dịch mã |
|||||||
KN |
Tái bản ADN |
Tổng hợp mARN |
Tổng hợp Pr |
|||||||
Vị trí |
Với SVNT: pha S kì trung gian trong nhân tế bào Với SVNS: tế bào chất |
Tế bào chất |
||||||||
Mạch khuôn |
2 mạch |
Mạch gốc ADN |
mARN |
|||||||
Enzim |
– Helicaza: tháo xoắn 2 mạch – ARN pol: tổng hợp đoạn mồi – ADN pol: liên kết Nu tự do – Ligaza: nối đoạn okazaki |
– ARN pol vừa tháo xoắn vừa liên kết các Nu tự do |
Nhiều loại |
|||||||
Nguyên tắc |
Bổ sung: A = T; G ≡ X Bán bảo toàn |
Bổ sung: A = U; G ≡ X |
aa tương ứng các codon |
|||||||
Kết quả |
– 1 ADN mẹ → 2 ADN con + tự sao k lần → 2k ADN con + Số Nu MT cc = N x (2k – 1) + Số Nu mỗi loại MT cc Amt = Tmt = A x (2k – 1) Gmt = Xmt = G x (2k – 1) |
– 1 ADN gốc → 1 mARN L = rNu x 3,4 Agen = Am + Um Ggen = Gm + Xm |
– Số aa MT cc = N/6 – 1 – Số aa/chuỗi polypeptit = N/6 – 2 |
3. Điều hòa hoạt động của gen
– Điều hòa hoạt động của gen: là điều hòa sản phẩm của gen tạo ra
– Cấp điều hòa của SVNS (vi khuẩn) chủ yếu ở cấp phiên mã
– Cấu tạo operon Lac: P – O – Z,Y,A
+ Nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A) → 1 mARN→ 3 loại pr
+ Vùng khởi động (P) : nơi enzim ARN-polymeraza bám trượt
+ Vùng vận hành (O) : liên kết protein ức chế
+ Lactozo: chất CẢM ỨNG
– Gen điều hòa R: không thuộc operon (tổng hợp protein ức chế trong mọi môi trường)
Câu 1 (đề minh họa 2023) . Đơn phân nào cấu tạo nên protein?
A. nucleotit
B. codon
C. axit amin
D. anticodon.
Câu 2. Khi nói về ADN và prôtêin, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Đều cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, có tính đa dạng và đặc thù.
B. Đơn phân có cấu trúc tương tự nhau và liên kết theo nguyên tắc bổ sung.
C. Các đơn phân liên kết với nhau bằng liên kết phôtphodieste.
D. Thành phần nguyên tố hoá học giống nhau.
Câu 3. Các bộ ba nào sau đây không có tính thoái hóa?
A. AUG, UAA
B. AUG, UGG
C. UAG, UAA
D. UAG, UGA
Câu 4. Có bao nhiêu nội dung dưới đây là kết quả của mối liên kết bổ sung giữa các nu trên hai mạch của ADN?
(1) Số nu loại A bằng số nu loại T
(2) Số nu loại G bằng số nu loại X
(3) Tỉ lệ A+T/G+X luôn bằng 1
(4) Chuỗi polinucleotit có chiều từ 5’ đến 3’
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5. Triplet 3’TAG5’ thì tARN vận chuyển axit amin này có anticôđon là
A. 3’GAU5’.
B. 3’GUA5’.
C. 5’AUX3’.
D. 3’UAG5’.
Câu 6. Phát biểu nào sau đây không đúng về mã di truyền?
A. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định và chồng gối lên nhau.
B. Các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền trừ một vài ngoại lệ.
C. Hai bộ ba AUG và UGG, mỗi bộ ba chỉ mã hoá duy nhất một loại axit amin.
D. Trình tự sắp xếp các nuclêotit trong gen qui định trình tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi
pôlipeptit.
Câu 7. Mã di truyền có bao nhiêu đặc điểm trong số các đặc điểm cho dưới đây?
(1) là mã bộ ba;
(2) được đọc từ một điểm xác định theo chiều từ 5′-3′ và không chồng gối lên nhau;
(3) một bộ ba có thể mã hóa cho nhiều axit amin;
(4) mã di truyền có tính thoái hóa;
(5) mỗi loài sinh vật có một bộ mã di truyền riêng;
(6) mã có tính phổ biến;
(7) mã có tính đặc hiệu.
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 8. Trong quá trình nhân đôi ADN, một trong những vai trò của enzim ADN pôlimeraza là
A. nối các đoạn Okazaki để tạo thành mạch liên tục.
B. tổng hợp mạch mới theo nguyên tắc bổ sung với mạch khuôn của ADN.
C. tháo xoắn và làm tách hai mạch của phân tử ADN.
D. bẻ gãy các liên kết hiđrô giữa hai mạch của phân tử ADN.
Câu 9. Trong quá trình tổng hợp, mạch ADN được dùng làm khuôn để tổng hợp gián đoạn các đoạn Okazaki là
A. mạch đơn ADN có chiều dài 3’ → 5’
B. mạch đơn ADN có chiều dài 5’ → 3’
C. cả hai mạch 3’ → 5’ và 5’ -3’
D. tùy thuộc vào hướng mở của ADN
Câu 10. Trong quá trình nhân đôi, enzim ADN polimeraza di chuyển trên mỗi mạch của ADN
A. Luôn theo chiều từ 3’ đến 5’
B. Di chuyển một cách ngẫu nhiên
C. Theo chiều từ 5’ đến 3’mạch này và 3’ đến 5’ trên mạch kia
D. Luôn theo chiều từ 5’ đến 3’
Câu 11. Trong quá trình nhân đôi ADN, các đoạn Okazaki được nối lại với nhau thành mạch liên tục nhờ enzim nối, enzim nối đó là:
A. ADN giraza
B. ADN pôlimeraza
C. hêlicaza
D. ADN ligaza
Câu 12. Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung A- T ; G – X và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) Quá trình phiên mã
(3) Phân tử mARN (4) Quá trình dịch mã
(5) Phân tử tARN (6) Quá trình tái bản ADN
A. (1) và (4)
B. (1) và (6)
C. (2) và (6)
D. (3) và (5)
Câu 13. Một gen chiều dài 5100 Ao có số nu loại A = 2/3 một loại Nu khác tái bản liên tiếp 4 lần. Số Nu mỗi loại môi trường nội bào cung cấp là:
A. A = T = 9000 ; G = X = 13500
B. A = T = 2400 ; G = X = 3600
C. A = T = 9600 ; G = X = 14400
D. A = T = 18000 ; G = X = 27000
Câu 14 (đề minh họa 2023) . Một phân tử mARN chỉ chứa 3 loại A, U và G. Nhóm các bộ ba nào sau đây có thể có trên mạch bổ sung của gen đã phiên mã ra mARN nói trên?
A. ATX, TAG, GXA, GAA.
B. AAG, GTT, TXX, XAA.
C. TAG, GAA, AAT, ATG.
D. AAA, XXA, TAA, TXX.
Câu 15. Quá trình tổng hợp ARN dừng lại khi ARN pôlimeraza dịch chuyển đến
A. bộ ba UAA hoặc UAG hoặc UGA.
B. hết chiều dài phân tử ADN mang gen.
C. vùng khởi động của gen bên cạnh trên phân tử ADN.
D. cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc.
Câu 16. Khi nói về quá trình phiên mã, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Enzim xúc tác cho quá trình phiên mã là ADN polimeraza
II. Trong quá trình phiên mã có sự tham gia của ribôxôm.
III. Trong quá trình phiên mã, phân tử ARN được tổng hợp theo chiều 5’ → 3’.
IV. Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo toàn.
A. 3.
B. 2.
C. 1.
D. 4.
Câu 17. Phát biểu sau đây về quá trình phiên mã là không đúng?
A. ARN polimeraza trượt sau enzim tháo xoắn để tổng hợp mạch ARN mới theo chiều 5’-3’.
B. Sự phiên mã ở sinh vật nhân sơ luôn diễn ra trong tế bào chất, còn ở sinh vật nhân thực có thể diễn ra trong nhân hoặc ngoài nhân.
C. Một số gen ở sinh vật nhân sơ có thể có chung một điểm khởi đầu phiên mã.
D. Quá trình phiên mã giúp tổng hợp nên tất cả các loại ARN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực.
Câu 18. Cho các vai trò sau:
(1) Tổng hợp đoạn mồi.
(2) Tách hai mạch ADN thành hai mạch đơn.
(3) Nhận biết bộ ba mở đầu trên gen.
(4) Tháo xoắn phân tử ADN.
(5) Tổng hợp mạch đơn mới theo chiều từ 5’-3’ dựa trên mạch khuôn có chiều từ 3’-5’. Các vai trò của ARN polymeraza trong quá trình phiên mã là:
A. (1) , (2) , (5)
B. (2) , (3) , (4)
C. (2) , (4) , (5)
D. (3) , (4) , (5)
Câu 19. Một phân tử mARN dài 5100A0 , có Am – Xm = 300, Um – Gm = 200. Số nuclêôtit của gen tổng hợp phân tử mARN này là:
A. A = T = 750, G = X = 500
B. A = T = 900, G = X = 500
C. A = T = 500, G = X = 1000
D. A = T = 1000, G = X = 500
Câu 20. Một gen dài 3060A0, khi gen này tham gia tổng hợp một phân tử prôtêin thì môi trường tế bào đã cung cấp bao nhiêu axit amin?
A. 299
B. 298
C. 598
D. 599
Câu 21. Khi nói về opêron Lac ở vi khuần E. coli có bao nhiêu phát biểu sau đây sai?
(1) Gen điều hòa (R) nằm trong thành phần của opêron Lac.
(2) Vùng vận hành (O) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(3) Khi môi trường không có lactôzơ thì gen điều hòa (R) không phiên mã.
(4) Vì thuộc cùng 1 operon nên các gen cấu trúc A, Z và Y có số lần phiên mã bằng số lần tái bản.
(5) Các gen cấu trúc A, Y, Z luôn có số lần nhân đôi bằng nhau.
(6) Gen điều hòa không thuộc operon.
(7) Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã
(8) Gen điều hòa phiên mã cả khi MT có Lactose hoặc không.
(9) Số lần phiên mã và số lần nhân đôi không phụ thuộc lẫn nhau. Nhân đôi khi tế bào phân chia, phiên mã thực hiện theo nhu cầu năng lượng của tế bào.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 1
. . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập Sinh 12 học kì 1
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn thi học kì 1 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 – 2024 Ôn tập Sinh 12 học kì 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.