Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2023 – 2024 bao gồm 5 đề kiểm tra kiểm tra khác nhau có đáp án chi tiết kèm theo bảng ma trận đề thi.
Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Với 5 đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô và các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho kì thi cuối học kì 1 lớp 7 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết 5 đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều năm 2023 – 2024, mời các bạn cùng theo dõi tại đây. Bên cạnh đó các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 1 môn Toán 7 Cánh diều.
1. Đề thi học kì 1 môn Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm).
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước phương án trả lời đúng nhất:
A. Phần địa lí (2,0 điểm)
Câu 1. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?
A. Dãy Hi-ma-lay-a.
B. Dãy U-ran.
C. Dãy Át-lát.
D. Dãy An-đet.
Câu 2. Nước nào có số dân đông nhất châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Ấn Độ.
Câu 3. Phần trung tâm của châu Á dạng địa hình chủ yếu là
A. núi cao, đồ sộ, hiểm trở nhất thế giới
B. núi thấp và núi trung bình, cao nguyên.
C. đồng bằng rộng lớn và núi thấp.
D. cao nguyên và đồng bằng rộng lớn.
Câu 4: Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi?
A. Ít bán đảo và đảo
B. Ít vịnh biển.
C. Ít bị chia cắt.
D. Có nhiều bán đảo lớn
Câu 5: Nguồn dầu mỏ và khí đốt của châu Á tập trung chủ yếu ở khu vực nào?
A. Bắc Á.
B. Đông Nam Á.
C. Nam Á.
D. Tây Nam Á.
Câu 6: Trên bản đồ chính trị châu Á được chia thành mấy khu vực?
A. 4
B. 5
C. 6
D. 7
Câu 7. Hoang mạc lớn nhất của châu Phi là
A.Calahari.
B. Xahara.
C. Gô-bi.
D. Namip.
Câu 8. Sông dài nhất châu Phi là
A.Sông Nin.
B. Sông Ni-giê.
C. Sông Dăm-be-di.
D. Sông Công-gô
Câu 9: Hãy kể tên một số nhà thơ nổi tiếng của Trung Quốc thời đại nhà Đường?
A. Tư Mã Thiên, Đông Trọng Thư, Ngô Thừa Ân
B. La Quán Trung, Tào Tuyết Cần, Bạch Cư Dị
C. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Ngô Thừa Ân
D. Đỗ Phủ, Lý Bạch, Bạch Cư Dị
Câu 10: Đến thời Tống, người Trung Quốc có nhiều phát minh quan trọng. Đó là
A. kĩ thuật in, nghề in giấy viết.
B. kĩ thuật nhuộm, dệt vải.
C. la bàn, thuốc súng,
D. đóng tàu, chế tạo súng.
Câu 11: Trong lịch sử trung đại Ấn Độ, vương triều nào được coi là giai đoạn thống nhất, phục hưng và phát triển?
A. Vương triều Gúp-ta.
B. Vương triều Hồi giáo Đê-li.
C. Vương triều Mô-gôn.
D. Vương triều Hác-sa.
Câu 12: Sự giống nhau giữa Vương quốc Hồi giáo Đê-li và Vương quốc Mô- gôn là gì?
A. Đều là vương triều của người nước ngoài.
B. Cùng theo đạo Hồi
C. Cùng theo đạo Phật.
D. Đều là những dân cư có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kì.
Câu 13: Văn hóa Đông Nam Á chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất từ nền văn hóa nào?
A. Hàn Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Ấn Độ.
D. Phương Tây.
Câu 14: Thời kì phát triển nhất của Vương quốc Cam-pu-chia là
A. thời kì huy hoàng.
B. thời kì Chân Lạp.
C. thời kì hoàng kim.
D. thời kì Ăng-co.
Câu 15: Thời kì phát triển của vương quốc Cam-pu-chia, còn gọi là thời kì Ăng-co kéo dài trong bao lâu?
A. Thế kỉ IX đến thế kỉ XII
B. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIII
C. Thế kỉ IX đến thế kỉ XIV
D. Thế kỉ IX đến thế kỉ XV
Câu 16: Chủ nhân đầu tiên sống trên đất Lào là tộc người nào?
A. Lào Thơng
B. Lào Lùm
C. Người Thái
D. Người Khơ –me
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Câu 1(1,5 điểm). Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi. Tại sao châu Phi lại có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới?
Câu 2 (1,5 điểm):Cho bảng số liệu sau:
Số dân của châu Á và thế giới năm 2020
Châu lục |
Số dân(triệu người) |
Châu Á |
4641,1 |
Thế giới |
7794,8 |
a. Tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân thế giới?
b. Vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện tỉ lệ dân số châu Á trong tổng số dân thế giới.Nêu nhận xét.
c. Kể tên một trong những nền kinh tế lớn của châu Á đồng thời có chung đường biên giới với Việt Nam.
Câu 3: (1,5 điểm)
Quan sát lược đồ hình 1 và hãy giới thiệu nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới?
Câu 4 (1,5điểm): Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước nào? Theo xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác phát triển kinh tế, Đông Nam Á cũng có một tổ chức liên minh nhằm cùng nhau hợp tác phát triển. Vậy em hãy cho biết đó là tổ chức nào?
1.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (4,0 điểm)
Phần địa lí (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
B |
A |
A |
D |
D |
C |
B |
A |
Phần Lịch sử (2,0 điểm): Mỗi câu đúng được 0,25 điểm
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
D |
C |
A |
A |
C |
D |
D |
A |
II. TỰ LUẬN (6,0 điểm)
Nội dung |
Điểm |
||||||
A. Phần địa lí (3,0 điểm) Câu 1 ( 1,5 điểm) *Đặc điểm khí hậu châu Phi: – Châu Phi có khí hậu khô nóng bậc nhất thế giới, nhiệt độ trung bình năm trên 20oC, lượng mưa tương đối thấp. Các đới khí hậu phân bố gần như đối xứng nhau qua xích đạo: + Khí hậu xích đạo: nóng, ẩm, mưa nhiều quanh năm. + Khí hậu cận xích đạo: chịu tác động của gió mùa, một mùa nóng ẩm mưa nhiều; một mùa khô, mát. + Khí hậu nhiệt đới: ở Bắc Phi mang tính lục địa, rất khô, nóng; ở Nam Phi ẩm và đỡ nóng hơn. + Khí hậu cận nhiệt: mùa đông ấm, ẩm, mưa nhiều, mùa hạ khô nóng. *Giải thích: – Do vị trí nằm đối xứng hai bên đường xích đạo; do lãnh thổ dạng hình khối, đường bờ biển ít bị cắt xẻ,… |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 |
||||||
Câu 2 ( 1,5 điểm) a. Tính tỉ lệ số dân của châu Á trong tổng số dân thế giới.
b. -Vẽ đúng biểu đồ tròn, đảm bảo chính xác, thẩm mĩ, khoa học. -Nhận xét: Châu Á là châu lục đông dân, chiếm 59,5 % dân số thế giới c. Trung Quốc |
0,25 0,5 0,5 0,25 |
||||||
B. Phần Lịch sử: (3điểm) Câu 1: (1,5điểm) Những nét chính về hành trình của một số cuộc phát kiến địa lí lớn trên thế giới: – Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha là những nước đi tiên phong trong các cuộc phát kiến địa lí. – B. Đi-a-xơ dẫn đầu đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha đi đến cực Nam Châu Phi – mũi Hảo Vọng (năm 1487) – C. Cô-lôm-bô cùng đoàn thủy thủ Tây Ban Nha tìm ra vùng đất mới – châu Mỹ (năm 1492) – V. Ga-ma cùng 4 chiếc tàu rời Bồ Đào Nha vòng qua điểm cực Nam châu Phi và đến được bến Ca-li-cút ở phía Tây Nam Ấn Độ (năm 1497) – Ph. Ma-gien-lăng và đoàn thám hiểm Tây Ban Nha hoàn thành chuyến thám hiểm vòng quanh thế giới (năm 1519 -1522) |
0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 |
||||||
Câu 2: ( 1,5điểm) a, Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm những nước: – Khu vực Đông Nam Á ngày nay gồm 11 nước: Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, In-đô-nê-xi-a, Malaysia, Phi-lip-pin, Brunây, Đông Ti-mo. b, Tổ chức : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Viết tắt là ASEAN. |
1,0 0,5 |
1.3 Ma trận đề thi cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7
a) Khung ma trận
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||||||||||
Nhận biết (TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng (TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||||||||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||||||||||||
1 |
CHÂU ÂU |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu |
1TN |
2,5% |
|||||||||||||||
2 |
CHÂU Á |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên |
2TN |
25% |
|||||||||||||||
– Đặc điểm dân cư, xã hội |
1TN |
1TLa,b |
1TLc |
||||||||||||||||
– Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á |
1TN |
||||||||||||||||||
– Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á |
|||||||||||||||||||
3 |
CHÂU PHI |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi – Đặc điểm tự nhiên |
3TN |
1TL |
22,5% |
||||||||||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||||||||||
Phân môn Lịch sử |
|||||||||||||||||||
1 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ND2: Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX |
2TN |
5% |
|||||||||||||||
Ấn Độ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ND1. Vương triều Gupta |
1TN |
2,5% |
|||||||||||||||||
Ấn Độ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ND2.Vương triều Hồi giáo Delhi |
1TN |
2,5% |
|||||||||||||||||
2 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
ND1. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á |
1TN |
1TL |
17,5% |
||||||||||||||
ND2. Vương quốc Campuchia |
2TN |
5% |
|||||||||||||||||
ND3. Vương quốc Lào |
1TN |
2,5% |
|||||||||||||||||
3 |
Chủ đề: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ |
ND2. Một số cuộc phát kiến địa lý |
1TL |
15% |
|||||||||||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||||||||||||
Tổng hợp chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
b) Bảng đặc tả
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||||||
1 |
CHÂU ÂU |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Âu |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Âu. |
1TN |
|||||||||
2 |
CHÂU Á |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Á – Đặc điểm tự nhiên |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Á. – Trình bày được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Á: Địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. – Trình bày được đặc điểm dân cư, tôn giáo; sự phân bố dân cư và các đô thị lớn. – Xác định được trên bản đồ các khu vực địa hình và các khoáng sản chính ở châu Á. – Xác định được trên bản đồ chính trị các khu vực của châu Á. – Trình bày được đặc điểm tự nhiên (địa hình, khí hậu, sinh vật) của một trong các khu vực ở châu Á Thông hiểu – Trình bày được ý nghĩa của đặc điểm thiên nhiên đối với việc sử dụng và bảo vệ tự nhiên. Vận dung Biết tính tỉ lệ và vẽ biểu đồ Vận dụng cao – Biết cách sưu tầm tư liệu và trình bày về một trong các nền kinh tế lớn và nền kinh tế mới nổi của châu Á (ví dụ: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore). |
2TN |
|||||||||
– Đặc điểm dân cư, xã hội |
1TN |
1TL(a,b) |
|||||||||||
– Bản đồ chính trị châu Á; các khu vực của châu Á |
1TN |
1TL(c) |
|||||||||||
– Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á |
|||||||||||||
3 |
CHÂU PHI |
– Vị trí địa lí, phạm vi châu Phi – Đặc điểm tự nhiên |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí, hình dạng và kích thước châu Phi. Thông hiểu – Phân tích được một trong những đặc điểm thiên nhiên châu Phi: địa hình; khí hậu; sinh vật; nước; khoáng sản. – Phân tích được một trong những vấn đề môi trường trong sử dụng thiên nhiên ở châu Phi: vấn đề săn bắn và buôn bán động vật hoang dã, lấy ngà voi, sừng tê giác,… – Trình bày được một trong những vấn đề nổi cộm về dân cư, xã hội và di sản lịch sử châu Phi: tăng nhanh dân số; vấn đề nạn đói; vấn đề xung đột quân sự,… Vận dụng – Trình bày được cách thức người dân châu Phi khai thác thiên nhiên ở các môi trường khác nhau. |
3TN |
1TL* |
||||||||
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1 câu (a,b) TL |
câuTL 1 câu (c) TL |
|||||||||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
|||||||||
Phân môn Lịch sử |
|||||||||||||
1 |
TRUNG QUỐC VÀ ẤN ĐỘ THỜI TRUNG ĐẠI |
Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX ND2. Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về sự thịnh vượng của Trung Quốc Thông hiểu – Mô tả được sự phát triển kinh tế thời Minh – Thanh – Giới thiệu được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,…) Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX (Nho giáo, sử học, kiến trúc,…) Vận dụng cao – Liên hệ được một số thành tựu chủ yếu của văn hoá Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX |
2TN 0,5đ |
|||||||||
Ấn Độ từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX 1. Vương triều Gupta 2.Vương triều Hồi giáo Delhi |
Nhận biết – Nêu được những nét chính về điều kiện tự nhiên của Ấn Độ – Trình bày khái quát được sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ dưới thời các vương triều Gupta, Delhi và đế quốc Mogul. Thông hiểu – Giới thiệu được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX Vận dụng – Nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hoá của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX |
2TN * 0,5đ |
|||||||||||
2 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
1. Các vương quốc phong kiến Đông Nam Á |
– Nhận biết: Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của các vương quốc phong kiến ĐNÁ. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành, phát triển của các quốc gia Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. – Giới thiệu được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng – Nhận xét được những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI. Vận dụng cao – Liên hệ được một số thành tựu văn hoá tiêu biểu của của Đông Nam Á từ nửa sau thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVI có ảnh hưởng đến hiện nay |
1TN 0,25đ |
½ 1,0đ |
½ 0,5đ |
|||||||
2. Vương quốc Campuchia |
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Campuchia. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Campuchia. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Campuchia thời Angkor. |
2TN 0,5đ |
|||||||||||
3. Vương quốc Lào |
Nhận biết – Nêu được một số nét tiêu biểu về văn hoá của Vương quốc Lào. – Nêu được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. Thông hiểu – Mô tả được quá trình hình thành và phát triển của Vương quốc Lào. Vận dụng – Đánh giá được sự phát triển của Vương quốc Lào thời Lan Xang. |
1TN* 0,25đ |
|||||||||||
3 |
Chủ đề: CÁC CUỘC PHÁT KIẾN ĐỊA LÍ |
ND1. Các cuộc phát kiến địa lý |
– Thông hiểu: Biết về các cuộc phát kiến địa lí. |
1TL 1,5đ |
|||||||||
Tổng |
8 câu TN |
1 câu TL |
½câu TL |
½câu TL |
|||||||||
Tỉ lệ % |
20 |
15 |
10 |
5 |
|||||||||
Tổng hợp chung |
40% |
30% |
20% |
10% |
2. Đề thi học kì 1 Lịch sử Địa lí 7 Cánh diều – Đề 2
2.1 Đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
I.TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm)
Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất
Câu 1. Châu Á có số dân
A. đông nhất thế giới.
B. đông thứ hai thế giới.
C. đông thứ ba thế giới.
D. đông thứ tư thế giới.
Câu 2. Diện tích phần đất liền của châu Á khoảng bao nhiêu km2 ?
A. khoảng 44,4 triêu km2
C. khoảng 42 triệu km2
B. khoảng 10 triệu km2
D. khoảng 41,5 triệu km2
Câu 3. Ranh giới giữa châu Âu và châu Á là dãy núi nào?
A. Dãy Hi-ma-lay-a.
B. Dãy U-ran.
C. Dãy Át-lát.
D. Dãy An-đet.
Câu 4. Nước nào có số dân đông nhất châu Á?
A. Trung Quốc.
B. Nhật Bản.
C. Hàn Quốc.
D. Ấn Độ.
Câu 5. Hoang mạc lớn nhất của châu Phi là
A.Calahari.
B. Xahara.
C. Gô-bi.
D. Namip.
Câu 6. Đặc điểm không phải của đường bờ biển châu Phi?
A. Ít bán đảo và đảo
B. Ít vịnh biển.
C. Ít bị chia cắt.
D. Có nhiều bán đảo lớn
Câu 7. Châu Phi ngăn cách với châu Á bởi biển Đỏ và biển:
A. Địa Trung Hải.
B. biển Đen.
C. biển Ca-xpi
D. biển Đông
Câu 8: Dân cư Châu Phi tập trung đông đúc ở
A. vùng rừng rậm xích đạo
B. hoang mạc Xa- ha- ra
C. vùng duyên hải cực Bắc và cực Nam
D. hoang mạc Ca- la-ha-ri
Câu 9. Xã hội phong kiến châu Âu hình thành vào thời gian nào?
A. thế kỉ V.
B. thế kỉ VII.
C. thế kỷ VIII
D. thế kỷ IX
Câu 10. Xã hội phong kiến Trung Quốc được hình thành từ:
A. thế kỉ III.
B. thế kỉ II.
C. thế kỷ III trước công nguyên
D. thế kỷ II trước công nguyên
Câu 11. Xã hội phong kiến Trung Quốc đạt đến sự cường thịnh dưới triều đại nào?
A. nhà Hán.
B. nhà Thanh.
C. nhà Đường
D. nhà Minh
Câu 12. Năm 1526, Vương triều nào được lập ra ở Ấn Độ?
A. Mô gôn.
B. Hồi giáo Đê li.
C. Gúp ta
D. Ăng -co
Câu 13: Khu đền tháp Ăng -co-vát là công trình kiến trúc độc đáo của:
A. Lào.
B. Cam pu chia.
C. Thái Lan
D. Mi-an-ma.
Câu 14. Tên gọi của Vương quốc Lang Xang có nghĩa là gì?
A. sự trường tồn
B. triệu voi
C. niềm vui lớn
D. triệu mùa xuân
Câu 15. Nhà Lý ban hành bộ luật Hình thư vào năm:
A. 1402.
C. 1070
B. 1054.
D. 1075
Câu 16. Kinh đô Thăng Long chính thức hình thành:
A. năm 938 dưới thời Ngô.
B. năm 970 dưới thời Đinh.
C. năm 1010 dưới thời Lý Thái Tổ.
D. năm 1075 dưới thời Lý Thánh Tông.
II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)
*Phần Địa Lý
Câu 1 (1.5 điểm)
a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi?
b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của châu lục?
Câu 2 (1.5 điểm)
a. Trình bày đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á?
b. Em hãy kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt
tại Việt Nam?
Phần Lịch sử
Câu 3 (2.0 điểm) Em nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí ? Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất ? Vì sao?
Câu 4 (1.0 điểm) Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta?
2.2 Đáp án đề thi cuối kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7
I. TRẮC NGHIỆM (4.0 điểm) mỗi ý đúng 0.5 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
A |
D |
B |
A |
B |
D |
A |
C |
Câu |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
Đáp án |
A |
C |
C |
A |
B |
B |
A |
C |
II. TỰ LUẬN (6.0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) |
a. Trình bày đặc điểm khí hậu châu Phi. |
0.75 |
– Châu Phi có khí hậu nóng và khô bậc nhất thế giới. |
0,25 |
|
– Nhiệt độ trung bình năm luôn trên 200C. |
0,25 |
|
– Lượng mưa tương đối ít và giảm dần từ xích đạo về phía hai chí tuyến. |
0,25 |
|
b. Dân số châu Phi tăng nhanh gây khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của châu lục. |
0.75 |
|
– Làm chậm quá trình phát triển kinh tế. |
0,25 |
|
– Chất lượng cuộc sống của người dân ở một số quốc gia còn thấp, gây áp lực lên nguồn cung lương thực. |
0,25 |
|
– Làm suy giảm một số tài nguyên… |
0.25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a. Đặc điểm địa hình khu vực Đông Nam Á |
1.0 |
+ Phần lục địa có địa hình đồi, núi là chủ yếu, các đồng bằng châu thổ phân bố ở hạ lưu các con sông. + Phần hải đảo có nhiều núi trẻ và thường xuyên xảy ra động đất, núi lửa. |
0.5 0.5 |
|
b. Kể tên một số sản phẩm công nghiệp nổi tiếng của Hàn Quốc có mặt tại Việt Nam: |
0.5 |
|
– Các sản phẩm điện tử dân dụng LG: ti vi, máy giặt, tủ lạnh… – Các sản phẩm điện tử Samsung: điện thoại, ti vi, tủ lạnh… (Học sinh kể được đúng 4 mặt hàng trở lên thì cho điểm tối đa) |
0.5 |
|
3 ( 2.0 điểm) |
Em nêu hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí? Theo em, hệ quả nào là quan trọng nhất? Vì sao? – Hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí: + Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẫy hàng hải quốc tế phát triển. + Đem về cho châu Âu khối lượng lớn vàng bạc, nguyên liệu; thúc đẫy nền sản xuất và thương nghiệp ở đây phát triển. + Làm nãy sinh nạn buôn bán nô lệ da đen và quá trình xâm chiếm, cướp bóc thuộc địa… -Hệ quả: Mở ra con đường mới, tìm ra vùng đất mới, thúc đẫy hàng hải quốc tế phát triển. là quan trọng nhất vì: Các cuộc phát kiến địa lí với mục đích tìm ra những con đường mới, vùng đất mới, những dân tộc mới, những kiến thức mới, tăng cường giao lưu giữa các châu lục… |
2.0 0.5 0.5 0.5 0.5 |
4 ( 1.0 điểm) |
Những việc làm của Đinh Bộ Lĩnh có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta? – Cũng cố nền độc lập tự chủ và tăng cường tiềm lực của đất nước. – Khẳng định chủ quyền Quốc gia dân tộc. |
1.0 0.5 0.5 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
A . KHUNG MA TRẬN
TT |
Chương/ chủ đề |
Nội dung/ đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
||||||||
Nhận biết ( TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng ( TL) |
Vận dụng cao (TL) |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
Phân môn Địa lí |
|||||||||||
1 |
|||||||||||
2 |
Châu Á (9 tiết) |
Vị trí địa lí , phạm vi châu Á -Đặc điểm tự nhiên: Địa hình |
1TN |
||||||||
Đặc điểm tự nhiên |
|||||||||||
Đặc điểm dân cư, xã hội. |
1TN |
||||||||||
Bản đồ chính trị châu Á, các khu vực châu Á. |
1TL |
||||||||||
Các nền kinh tế lớn và kinh tế mới nổi ở châu Á |
1TL |
||||||||||
3 |
Châu Phi (5 tiết) |
Vị trí địa lí và phạm vi châu Phi |
1TN |
||||||||
Đặc điểm tự nhiên |
1TL |
||||||||||
Đặc điểm dân cư xã hội |
1TN |
1TL |
|||||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
Phân môn Lịch sử |
||||||||||
1 |
TÂY ÂU TỪ THẾ KỈ V ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
Quá trình hình thành và phát triển chế độ phong kiến ở Tây Âu |
1 TN |
|||||||
Các cuộc phát kiến địa lí |
2/3 TL |
1/3 TL |
||||||||
2 |
TRUNG QUỐC TỪ THẾ KỈ VII ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX |
Thành tựu chính trị, kinh tế, văn hóa của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX |
1TN |
|||||||
3 |
ẤN ĐỘ TỪ THẾ KỈ IV ĐẾN GIỮA THẾ KỈ XIX |
Đế quốc Mogul, văn hoá Ấn Độ |
1TN |
|||||||
4 |
ĐÔNG NAM Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ X ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỈ XVI |
Vương quốc Campuchia |
||||||||
Vương quốc Lào |
1TN |
|||||||||
5 |
1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê |
1. Việt Nam từ năm 938 đến năm 1009: thời Ngô – Đinh – Tiền Lê |
1 TL |
|||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
||||||
Tổng hợp chung |
40 |
30 |
20 |
10 |
………………..
Mời các bạn tải File tài liệu để xem thêm đề thi cuối kì 1 Lịch sử – Địa lí 7
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 môn Lịch sử – Địa lí 7 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 5 Đề kiểm tra cuối kì 1 Lịch sử Địa lí 7 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.