Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức là tài liệu hữu ích giúp các em học sinh ôn luyện thật tốt khi bước vào kì thi chính thức.
Đề cương ôn thi cuối kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật lớp 10 mang đến một số câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kèm theo. Thông qua đề cương ôn thi học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi học kì 1 lớp 10 sắp tới. Vậy sau đây đề cương ôn thi học kì 1 Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 Kết nối tri thức, mời các bạn cùng tải tại đây. Ngoài ra các bạn xem thêm đề cương học kì 1 môn Ngữ văn 10 Kết nối tri thức.
Đề cương cuối kì 1 Giáo dục KT&PL 10 sách Kết nối tri thức
Câu 1: Nền kinh tế là
A. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một địa phương nhất định.
B. Khái niệm dùng để chỉ tất cả các hoạt động kinh tế của một quốc gia.
C. Là một chỉnh thể thống nhất các hoạt động kinh tế cơ bản: sản xuất – trao đổi – tiêu dùng.
D. Vừa đảm bảo, vừa kìm hãm nền kinh tế.
Câu 2: Hoạt động sản xuất là
A. Hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
B. Hoạt động quyết định đến sự phát triển về vật chất và tinh thần của con người.
C. Hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm.
D. Hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
Câu 3: Có vai trò quyết định trong các hoạt động kinh tế cơ bản của đời sống xã hội là hoạt động
A. Phân phối và trao đổi.
B. Sản xuất.
C. Tiêu dùng.
D. Đáp án khác.
Câu 4: Hoạt động nào đóng vai trò là hoạt động cơ bản nhất trong các hoạt động của con người?
A. Hoạt động phân phối – trao đổi.
B. Hoạt động sản xuất.
C. Hoạt động tiêu dùng.
D. Đáp án khác.
Câu 5: Phân phối là hoạt động
A. Cơ bản nhất trong các hoạt động của con người.
B. Con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cần sản xuất và sinh hoạt.
C. Phân chia các yếu tố sản xuất cho các ngành sản xuất, các đơn vị sản xuất khác nhau để tạo ra sản phẩm và phân chia kết quả cho tiêu dùng.
D. Đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng.
Câu 6: Phân phối – trao đổi đóng vai trò như thế nào trong hoạt động kinh tế cơ bản?
A. Là hoạt động cơ bản nhất.
B. Là hoạt động trung gian, cầu nối giữa sản xuất với tiêu dùng.
C. Tác động mạnh mẽ đến sản xuất.
D. Thúc đẩy mở rộng sản xuất.
Câu 7: Hoạt động nào đóng vai trò là động lực của sản xuất?
A. Hoạt động sản xuất.
B. Hoạt động phân phối.
C. Hoạt động trao đổi.
D. Hoạt động tiêu dùng.
Câu 8: Sản xuất là hoạt động có vai trò quyết định
A. Mọi hoạt động của xã hội.
B. Các hoạt động phân phối – trao đổi, tiêu dùng.
C. Thu nhập của người lao động.
D. Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Câu 9: Phân phối – trao đổi là hoạt động có vai trò
A. Giải quyết lợi ích kinh tế của chủ doanh nghiệp.
B. Là động lực kích thích người lao động.
C. Là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
D. Phân bổ nguồn lực cho sản xuất kinh doanh.
Câu 10: Nội dung nào dưới đây không phải là vai trò của hoạt động tiêu dùng?
A. Động lực cho sản xuất phát triển.
B. “Đơn đặt hàng” cho sản xuất.
C. Điều tiết hoạt động trao đổi.
D. Quyết định phân phối thu nhập.
Câu 11: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động sản xuất?
A. Hoạt động sản xuất là hoạt động con người sử dụng các yếu tố sản xuất để tạo ra các sản phẩm đáp ứng nhu cầu của đời sống xã hội.
B. Là hoạt động trung gian, cầu nối trong các hoạt động của con người.
C. Có quan hệ chặt chẽ với hoạt động phân phối – trao đổi và hoạt động tiêu dùng.
D. Đáp án khác.
Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động phân phối – trao đổi?
A. Đóng vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với tiêu dùng.
B. Có tác động đến sản xuất và tiêu dùng.
C. Phân phối thúc đẩy sản xuất phát triển nếu quan hệ phân phối phù hợp, đồng thời có thể kìm hãm sản xuất và tiêu dùng khi nó không phù hợp.
D. Trao đổi tùy vào từng trường hợp có thể không giúp người tiêu dùng mua được thứ mình cần.
Câu 13: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về hoạt động tiêu dùng?
A. Là hoạt động con người sử dụng các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.
B. Được coi là mục đích của sản xuất, tác động mạnh mẽ đối với sản xuất theo hai hướng.
C. Là căn cứ quan trọng đẻ xác định số lượng, cơ cấu, chất lượng.
D. Là vai trò trung gian, là cầu nối sản xuất với phân phối, trao đổi.
Câu 14: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về các hoạt động kinh tế cơ bản trong đời sống xã hội?
A. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.
B. Sản xuất là gốc, có vai trò quyết định.
C. Phân phối và trao đổi là mục đích, là động lực của sản xuất.
D. Tiêu dùng được coi là mục đích của phân phối – trao đổi.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể của nền kinh tế?
A. Là những người tham gia vào hoạt động của nền kinh tế.
B. Chủ thể kinh tế bao gồm: chủ thể sản xuất, chủ thể tiêu dùng và chủ thể trung gian.
C. Thực hiện tốt vai trò trong lĩnh vực kinh tế.
D. Đóng góp cho sự ổn định, phát triển bền vững của xã hội.
Câu 15: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể sản xuất?
A. Là những người sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ ra thị trường, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
B. Chủ thể sản xuất gồm nhà đầu tư và sản xuất.
C. Thỏa mãn nhu cầu hiện tại của xã hội và tạo ra nhưng không phục vụ cho những nhu cầu trong tương lai.
D. Là người mua hàng hóa để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất.
Câu 16: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể tiêu dùng?
A. Là người mua hàng hóa, dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng cho sinh hoạt, sản xuất.
B. Tạo động lực cho sản xuất phát triển.
C. Không có trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội.
D. Đảm nhận vai trò là cầu nối giữa chủ thể sản xuất và chủ thể trung gian.
Câu 17: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể trung gian?
A. Là các cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò là câu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
B. Là cầu nối, cung cấp thông tin trong các quan hệ mua – bán, sản xuất – tiêu dùng.
C. Quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.
D. Giúp nền kinh tế linh hoạt, hiệu quả hơn.
Câu 18: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về chủ thể Nhà nước?
A. Là chủ thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
B. Có vai trò quản lí nền kinh tế thông qua thực hiện chức năng quản lí nhà nước về kinh tế.
C. Đảm nhiệm vai trò là cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ trên thị trường.
D. Tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế.
Câu 19: Mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết ở từng nước, từng giai đoạn có thể khác nhau tuỳ thuộc vào mức độ can thiệp của Chính phủ đối với thị trường, song tất cả các mô hình đều có điểm chung là không thể thiếu vai trò kinh tế của chủ thể nào?
A. Chủ thể sản xuất.
B. Chủ thể tiêu dùng.
C. Người sản xuất kinh doanh.
D. Chủ thể Nhà nước.
Câu 20: Chủ thể Nhà nước cần làm gì để phát huy tính tích cực và khắc phục những hạn chế của cạnh tranh trong quá trình sản xuất?
A. Xác định và xoá bỏ các đối thủ cạnh tranh không lành mạnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển đồng bộ của nền kinh tế.
B. Tuyên truyền tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh và can thiệp thông qua hệ thống pháp luật, chính sách, giáo dục và các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô khác.
C. Chỉ cần vận động các chủ thể kinh tế ý thức được tác hại của việc cạnh tranh không lành mạnh.
D. Sử dụng các công cụ quản lí kinh tế vĩ mô để điều tiết, chi phối toàn bộ quá trình sản xuất.
Câu 21: Các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế thị trường có quyền như thế nào trước pháp luật?
A. Những chủ thể quan trọng sẽ được ưu tiên so với các chủ thể khác.
B. Pháp luật chỉ ưu tiên bảo vệ người sản xuất kinh doanh, tạo ra của cải vật chất.
C. Các chủ thể kinh tế bình đẳng như nhau trước pháp luật.
D. Chỉ người tiêu dùng mới được pháp luật bảo vệ.
Câu 22: Nông dân ở địa phương V chuyển từ trồng dưa hấu sang trồng dứa (khóm, thơm) khi nhận thấy sức tiêu thụ dưa hấu chậm là biểu hiện nào của chức năng của thị trường?
A. Thừa nhận giá trị và giá trị sử dụng.
B. Kích thích sự sáng tạo của mỗi chủ thể kinh tế.
C. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể.
D.Gần kết nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế thế giới.
Câu 23: Hành vi của chủ thể kinh tế nào dưới đây không đúng khi tham gia vào thị trường?
A. Doanh nghiệp bán lẻ B tăng giá các mặt hàng thực phẩm khi chi phí vận chuyển tăng cao.
B. Công ti S giảm giá mua thanh long do đối tác ngừng hợp đồng thụ mua.
C. Giá rau ở chợ Q tăng đột biến do rau khan hiếm, nhập về ít.
D. Trạm xăng dầu U đóng cửa không bán vì giá xăng tăng lên vào ngày mai.
Câu 24: Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với thị trường cạnh tranh hoàn hảo?
a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.
b. Sản phẩm khác nhau.
c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.
d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.
e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.
A. a, d, e.
B. b, c, g.
C. d, e,
D. a, c, e, g.
Câu 25: Đặc điểm nào dưới đây phù hợp với thị trường cạnh tranh độc quyền?
a. Sản phẩm trên thị trường đồng nhất.
b. Sản phẩm khác nhau.
c. Người bán và người mua có ảnh hưởng lớn đến giá thị trường.
d. Người bán và người mua không ảnh hưởng đến giá thị trường.
e. Có vô số người mua và người bán độc lập với nhau.
g. Chỉ có một vài người bán hoặc một vài người mua.
A. a, d,e.
B. b, c , g.
C. d, e.
D. a, b, c, g.
Câu 26: Hãy đọc đoạn hội thoại sau và trả lời câu hỏi.
Ông M tâm sự với ông K về việc thương lái tấp nập vào địa phương thu mua măng cụt:
– Năm nay, bà con mình được mùa, sản lượng nhiều, bán được giá cao. Tôi vừa bù đắp được chi phí phân bón, công chăm sóc vừa có thêm khoản tiền dư gửi ngân hàng nên cũng vui, anh ạ!
Thấy bạn mừng, ông K gật gù:
– Một phần cũng nhờ các doanh nghiệp mua để bán trong các siêu thị phân phối ở các tỉnh. Tôi nghe nói, những sản phẩm đạt tiêu chuẩn còn được xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc,…
Chức năng nào của thị trường được thể hiện trong đoạn hội thoại trên?
A. Chức năng điều tiết, kích thích hoặc hạn chế sản xuất và tiêu dùng.
B. Chức năng thừa nhận.
C. Chức năng thông tin.
D. A và B đều đúng.
Câu 27: Lợi dụng tình hình dịch viêm đường hô hấp cấp, ông S gom khẩu trang trong nước để bán lại cho nhóm người xuất khẩu sang quốc gia khác kiếm lãi tiền tỉ chỉ trong một thời gian ngắn.
Em có đồng tình với hành động của ông S không? Vì sao?
A. Đồng ý, ông S đã biệt tận dụng tình hình thực tế để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình.
B. Không đồng tình, việc làm của ông S đã vi phạm đạo đức của các chủ thể tham gia vào thị trường.
C. Chưa kết luận được việc của ông S vì cần sự kiểm tra và kết luận của cơ quan liên quan.
D. Đáp án khác.
Câu 28: Quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của một quốc gia, vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước, vừa là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lí, điều tiết nền kinh tế quốc dân là
A. Ngân sách nhà nước.
B. Hoạt động thu, chi của ngân sách nhà nước.
C. Chi đầu tư phát triển.
D. Thuế.
Câu 29: Ngân sách nhà nước là
A. Một khoản nộp bắt buộc của tổ chức, hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân theo quy định.
B. Toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước.
C. Công cụ để Nhà nước thực hiện quản lí, kích thích, điều tiết nên kinh tế thị trường.
D. Cả A và B đều đúng.
Câu 30: Ngân sách Nhà nước được quy định tại:
A. Khoản 3 Điều 20 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
B. Khoản 7 Điều 12 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
C. Khoản 14 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
D. Khoản 3 Điều 5 Luật Ngân sách nhà nước năm 2015.
Câu 31: Ngân sách nhà nước có đặc điểm
A. Được chia thành nhiều quỹ nhỏ có tác dụng để chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.
B. Là công cụ để điều tiết thu nhập qua thuế và quỹ phúc vụ lợi xã hội.
C. Định phướng phát triển sản xuất vào những vùng, lĩnh vực cần thiết để hình thành cơ cấu kinh tế hợp lí.
D. Tạo lập quỹ dự trữ quốc gia để phòng chống thiên tai, dịch bệnh,…và một số nhiệm vụ đột xuất, cấp thiết.
Câu 32: Ngân sách nhà nước có vai trò
A. Giải quyết các quan hệ lợi ích chung trong xã hội.
B. Chi dùng cho những mục đích đã có trong kế hoạch.
C. Cung cấp nguồn tài chính để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 33: Công dân có quyền như thế nào trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?
A. Sử dụng các khoản đầu tư từ ngân sách nhà nước đúng mục đích.
B. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
C. Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. A và B đúng.
Câu 34: Công dân có nghĩa vụ như thế nào trong việc thực hiện pháp luật ngân sách nhà nước?
A. Được sử dụng hàng hóa, dịch vụ công cộng và hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
B. Được cung cấp thông tin, tham gia giám sát cộng đồng về tài chính – ngân sách theo quy định của pháp luật.
C. Nộp các khoản vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật.
D. B và C đúng.
Câu 35: Ngân sách nhà nước là
A. Khoản thu của những quan hệ kinh tế phát sinh trong thị trường kinh tế.
B. Bản dự trù thu chi tài chính của Nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm.
C. Quỹ tiền tệ tập trung chi cho cơ sở hạ tầng và an sinh xã hội.
D. Khoảng dự trù thu chi từ dân và cho dân.
Câu 36: Những khoản thuộc tổng chi ngân sách là
A. Chi đầu tư phát triển, dự phòng ngân sách nhà nước, chi thường xuyên.
B. Chi đầu tư phát triển, thu viện trợ, chi thường xuyên.
C. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi thường xuyên.
D. Chi đầu tư phát triển, thuế, chi viện trợ.
Câu 37: Những khoản thuộc tổng thu ngân sách nhà nước là
A. Thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu.
B. Thu từ dầu thô.
C. Thu nội địa.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 38: Doanh nghiệp sản xuất ô tô A bán xe ô tô, trong quá trình vận hành, tử máy khói bụi từ xe ô tô gây ô nhiễm môi trường, vậy doanh nghiệp A phải đóng loại thuế gì?
A. Thuế giá trị gia tăng.
B. Thuế bảo vệ môi trường.
C. Thuế nhập khẩu.
D. Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Câu 39: Loại thuế nào sau đây không thuộc thuế trực thu?
A. Thuế thu nhập doanh nghiệp.
B. Thuế sử dụng đất nông nghiệp.
C. Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp.
D. Thuế xuất khẩu, nhập khẩu
Câu 40: Hành vi trốn thuế từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị khép vào tội gì?
A. hình sự.
B. dân sự.
C. hành chính.
D. kỉ luật.
Câu 41: So sánh thuế gián thu, thuế trực thu là loại thuế có ý nghĩa như thế nào?
A. Không bình đẳng giữa người sản xuất thuộc các thành phần kinh tế khác nhau
B. Công bằng vì phần đóng góp phù hợp với kết quả thu nhập của từng đối tượng.
C. Chưa công bằng giữa những đối tượng có thu nhập khác nhau
D. Không hợp lý với thu nhập của từng đối tượng.
Câu 42: Hành động nào sau đây là sai?
A. Giám đốc N yêu cầu kế toán trưởng thay đổi số liệu thu chi của doanh nghiệp để giảm thuế.
B. Để giảm thuế thu nhập cá nhân, anh X đã nhờ người khác đứng tên một số khoản thu nhập.
C. Công ty A đã chia nhỏ các khoản tiền chi trả thu nhập và giải thích rằng, đó là một việc làm có lợi cho người lao động vi giúp họ giảm tiền thuế thu nhập cá nhân.
D. Cả A, B, C
………………..
Tải File tài liệu để xem thêm đề cương cuối kì 1 lớp 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 1 môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10 sách Kết nối tri thức với cuộc sống Ôn tập cuối kì 1 GD Kinh tế và Pháp luật 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.