Bạn đang xem bài viết Soạn bài Bàn về đọc sách – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 9 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn bản Bàn về đọc sách của Chu Quang Tiềm sẽ được học trong chương trình Ngữ văn lớp 7.
Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 7: Bàn về đọc sách, vô cùng hữu ích dành cho các bạn học sinh. Hãy cùng theo dõi ngay sau đây.
Soạn bài Bàn về đọc sách – Mẫu 1
(1) Mở bài
Giới thiệu về văn bản Bàn về đọc sách.
(2) Thân bài
a. Tầm quan trọng của việc đọc sách
– Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
– Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
b. Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay
– Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
c. Phương pháp đọc sách mang lại hiệu quả
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất.
- Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
(3) Kết bài
Khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật của Bàn về đọc sách.
Soạn bài Bàn về đọc sách – Mẫu 2
Chuẩn bị đọc
Theo em, thế nào là đọc sách có hiệu quả?
Gợi ý:
- Lựa chọn sách dựa trên mục đích, nhu cầu của bản thân.
- Đọc sách không chú trọng số lượng, mà quan tâm đến chất lượng.
- Vừa đọc vừa kết hợp ghi chép, suy nghĩ…
Trải nghiệm cùng văn bản
Hai trở ngại trong việc đọc sách được nêu trong đoạn văn này là gì?
- Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu.
- Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Văn bản trên viết ra nhằm mục đích gì?
Mục đích: Khẳng định đọc sách là con đường quan trọng để tích lũy kiến thức, nâng cao học vấn và đưa ra phương pháp đọc sách đúng đắn.
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng được nêu trong văn bản.
– Ý kiến 1: Đọc sách là một con đường quan trọng của học vấn.
- Lí lẽ: Học vấn là thành quả của toàn nhân loại nhờ biết phân công, tích lũy ngày đêm mà có
- Bằng chứng: Sách là kho tàng cất giữa tri thức tinh thần của nhân loại…
– Ý kiến 2: Khó khăn trong việc đọc sách
- Lí lẽ 2.1: Sách nhiều khiến người ta không chuyên sâu; Bằng chứng 2.1: Các học giả Trung Hoa…
- Lí lẽ 2.2: Sách nhiều dễ khiến người đọc lạc hướng; Bằng chứng 2.2: Bất cứ lĩnh vực học vấn nào…
– Ý kiến 3: Phương pháp đọc sách
- Lí lẽ: Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ
- Bằng chứng: Đọc được 10 quyển…
Câu 3. Ở đoạn văn thứ hai, việc tác giả sắp xếp các lí lẽ theo trình tự “một là…”, “hai là…” có tác dụng gì?
Tác dụng: Giúp người đọc hình dung cụ thể, rõ ràng từng lí lẽ; tạo sự liên kết giữa các ý.
Câu 4. Theo em, để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc không? Vì sao?
- Để tích lũy tri thức qua việc đọc sách, ta không cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc.
- Nguyên nhân: Việc đọc sách nên chú trọng đến chất lượng, có nghĩa là người đọc cần phải suy nghĩ, tìm hiểu những kiến thức liên quan đến cuốn sách để hiểu được nội dung cuốn sách. Đọc nhanh, đọc nhiều nhưng không hiểu gì thì chỉ như cưỡi ngựa xem hoa, không thu nhận được kiến thức hay bài học gì.
Xem thêm: Có cần lưu ý đến tốc độ đọc và số lượng sách được đọc?
Câu 5. Từ những ý tưởng trong văn bản, em hãy thiết kế một sản phẩm sáng tạo (bài đăng trang web, in-pho-gráp-phích (infographic), tờ rơi, sơ đồ tư duy để giới thiệu với các bạn phương pháp đọc sách hiệu quả, có thể gồm những nội dung sau:
- Tâm thế đọc
- Không gian đọc
- Xác định mục đích đọc và cách lựa chọn sách
- Cách đọc, ghi chú
- Cách vận dụng những gì đã đọc vào đời sống
Soạn bài Bàn về đọc sách – Mẫu 3
Tác giả
- Chu Quang Tiềm sinh năm 1897, mất năm 1986.
- Quê quán: Trung Quốc
- Ông là một nhà mĩ học và lý luận văn học nổi tiếng.
Tác phẩm
1. Xuất xứ
Tác phẩm được in trong cuốn “Danh nhân Trung Quốc bàn về niềm vui nỗi buồn của việc đọc sách” do Trần Đình Sử dịch.
2. Bố cục
Gồm 3 phần:
- Phần 1. Từ đầu đến “làm kẻ lạc hậu”: Tầm quan trọng của việc đọc sách.
- Phần 2. Tiếp theo đến “những cuốn sách quan trọng, cơ bản: Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay.
- Phần 3. Còn lại: Phương pháp đọc sách mang lại hiệu quả.
3. Tóm tắt
Sách là kho tàng quý báu cất giữ những di sản tinh thần của nhân loại, là cột mốc trên con đường tiến hoá của nhân loại. Sách đã ghi chép cô đúc và lưu truyền mọi tri thức, mọi thành tựu mà loài người tìm tòi, tích luỹ được qua từng thời đại. Lịch sử càng tiến lên, sách vở tích lũy càng nhiều, việc đọc sách cũng ngày càng không dễ. Vì vậy, cần có cách lựa chọn và cách đọc sách sao cho đúng đắn.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Bàn về đọc sách
Đọc – hiểu văn bản
1. Tầm quan trọng của việc đọc sách
– Học vấn không chỉ là chuyện đọc sách, nhưng đọc sách vẫn là một con đường quan trọng của học vấn.
– Sách là kho tàng quý báu cất giữ di sản tinh thần nhân loại, cũng có thể nói đó là những cột mốc trên con đường tiến hoá học thuật của nhân loại.
2. Những khó khăn của việc đọc sách hiện nay
– Lượng sách in ra ngày càng nhiều, nếu không có sự lựa chọn, xử lý thông tin khoa học, con người dễ bối rối trước kho tàng tri thức khổng lồ mà nhân loại đã tích luỹ được. Chu Quang Tiềm đã chỉ ra một cách xác đáng những nguy hại thường gặp:
- Sách nhiều khiến cho người ta không chuyên sâu, dễ sa vào lối “ăn tươi nuốt sống” chứ không kịp tiêu hoá, không biết nghiền ngẫm.
- Sách nhiều khiến người đọc khó chọn lựa, lãng phí thời gian và sức lực với những cuốn không thật có ích.
3. Phương pháp đọc sách mang lại hiệu quả
- Đọc sách không cốt lấy nhiều, quan trọng nhất là phải chọn cho tinh, đọc cho kĩ.
- Đọc sách vốn có ích riêng cho mình, đọc nhiều không thể coi là vinh dự, đọc ít cũng không phải là xấu hổ.
- Đọc ít mà đọc kĩ, thì sẽ tập thành nếp suy nghĩ sâu xa, trầm ngâm tích luỹ, tưởng tượng tự do đến mức làm đổi thay khí chất.
- Đọc sách không chỉ là việc học tập tri thức mà còn là chuyện rèn luyện tính cách, chuyện học làm người.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Bàn về đọc sách – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 9 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.