Bạn đang xem bài viết Soạn bài Tự học – một thú vui bổ ích – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tự học là một phương pháp học tập hiệu quả. Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giới thiệu tài liệu Soạn văn 7: Tự học – một thú vui bổ ích, thuộc sách Chân trời sáng tạo, tập 2.
Tài liệu được dành cho các bạn học sinh lớp 7 khi chuẩn bị bài. Hãy cùng theo dõi nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Tự học – một thú vui bổ ích
Chuẩn bị đọc
1. Tự học là gì?
Tự học là tự mình tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức, xác định mục đích học tập dựa trên sự hướng dẫn của cha mẹ và thầy cô giáo…
2. Theo em, việc tự học có gì thú vị?
- Chủ động về thời gian, không gian, khối lượng kiến thức…
- Tạo hứng thú khi học tập…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Vì sao tự học là “một cuộc du lịch say mê gấp trăm lần du lịch bằng chân”?
Du lịch cả không gian lẫn thời gian.
Câu 2. Những trích dẫn được sử dụng trong đoạn văn nhằm mục đích gì?
Khẳng định lợi ích của việc tự học.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Văn bản trên được viết nhằm mục đích gì?
Mục đích: Khẳng định lợi ích, sự thú vị của việc tự học.
Câu 2. Em hãy chỉ ra mối liên hệ giữa các ý kiến, lí lẽ, bằng chứng trong văn bản dựa vào sơ đồ trong SGK.
– Ý kiến 1: Thú tự học giống như thú đi chơi bộ
- Lí lẽ 1.1: Cuộc du lịch bằng trí óc; Bằng chứng 1.1: Hiểu biết của con người là một thế giới mênh mông.
- Lí lẽ 1.2: Ta được tự do; Bằng chứng 1.2: Bạn thích cái xã hội…
– Ý kiến 2: Tự học là phương thuốc trị bệnh âu sầu
- Lí lẽ 2.1: Phương thuốc trị bệnh; Bằng chứng 2.1: Theo bác sĩ…
- Lĩ lẽ 2.2: Thấy được nỗi buồn khổ, lo lắng; Bằng chứng 2.2: Câu nói của Mon-tin…
– Ý kiến 3: Tự học là thú vui thanh nhã, nâng cao tâm hồn
- Lí lẽ 3.1: Vui khi thấy khả năng thăng tiến, giúp yêu đời hơn; Bằng chứng 3.1: Thầy kí, bác nông phu…
- Lí lẽ 3.2: Vui trong tìm tòi, khám phá; Bằng chứng 3.2: Pát-xơ-tơ…
Câu 3. Em có nhận xét gì về những bằng chứng tác giả nêu ra trong đoạn trích trong SGK?
Những bằng chứng giúp làm sáng tỏ lí lẽ, thú vui và vai trò của tự học.
Câu 4. Những dấu hiệu nào giúp em nhận ra Tự học – một thú vui bổ ích là văn bản nghị luận về một vấn đề đời sống?
- Vấn đề bàn luận liên quan đến đời sống: tự học.
- Luận điểm, lí lẽ rõ ràng, cụ thể.
- Bằng chứng lấy từ cuộc sống.
Câu 5. Có bạn cho rằng: Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác. Em hãy viết một đoạn văn khoảng 100 chữ để trao đổi về ý kiến này.
Gợi ý:
Mẫu 1
“Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác” – Ý kiến trên đã nêu được bản chất của phương pháp học tập tự học. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, con người có thể dễ dàng tiếp cận được tri thức khoa học. Việc tự học đã trở nên dễ dàng và đơn giản hơn, không cần đến sự giúp đỡ của người khác. Tự học yêu cầu mỗi người phải nâng cao tính tự giác và chủ động đối với việc học. Chúng ta cần phải tự mình tìm hiểu, nâng cao trình độ nhận thức thay vì nhờ đến sự giúp đỡ, chỉ bảo của người khác.
Mẫu 2
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, việc học tập không chỉ diễn ra ở trên lớp, mà việc tự học cũng vô cùng quan trọng. Nhắc đến tự học, có ý kiến cho rằng: “Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác”. Có thể khẳng định ý kiến trên khá đúng đắn. Bởi tự học là phương pháp học tập đòi hỏi người học phải tự tìm hiểu, tự tiếp thu kiến thức mà không có sự đốc thúc, hướng dẫn từ người khác. Chúng ta có thể tự học từ nhiều nguồn khác nhau, nhưng cần lựa chọn được phương pháp học đúng đắn để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả, chính xác. Việc tự học sẽ nâng cao tính tự giác của mỗi người.
Xem thêm: Đoạn văn trao đổi về ý kiến Tự học là không cần sự trợ giúp của người khác
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Tự học – một thú vui bổ ích – Chân trời sáng tạo 7 Ngữ văn lớp 7 trang 6 sách Chân trời sáng tạo tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.