Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 8 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử Địa lí 8 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 là tài liệu cực kì hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 8 tham khảo.
TOP 2 Đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 2 Kết nối tri thức gồm có ma trận đề thi kèm theo đáp án giải chi tiết. Thông qua đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lí 8 giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán 8 Kết nối tri thức.
Đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 2
I. LỊCH SỬ
A. Trắc nghiệm. (2,0 điểm)
Hãy khoanh tròn vào một chữ cái in hoa đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp công nhân là gì?
A. Mít tinh, biểu tình.
B. Bãi công
C. Khởi nghĩa.
D. Đập phá máy móc.
Câu 2: Vì sao giới chủ thích sử dụng lao động trẻ em?
A. Nhanh nhạy trong sử dụng máy móc
B. Có sức khỏe dẻo dai
C. Có số lượng đông đảo
D. Khả năng phản kháng hạn chế
Câu 3: Thái độ của Nga hoàng đối với cuộc Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914-1918) như thế nào?
A. Đẩy nhân dân Nga vào cuộc chiến tranh đế quốc.
B. Phản đối chiến tranh đế quốc đến cùng
C. Chỉ tham gia chiến tranh khi chiến tranh lan rộng đến nước Nga.
D. Không tham gia cũng không phản đối chiến tranh.
Câu 4. Nội dung nào không phản ánh đúng nhiệm vụ đặt ra cho cuộc Cách mạng tháng Hai năm 1917 ở Nga?
A. Giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong xã hội Nga
B. Lật đổ chế độ Nga hoàng do Nicôlai II đứng đầu
C. Tiến hành cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa
D. Đem lại quyền lợi cho nhân dân lao động
Câu 5. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX đã hình thành hai khối quân sự đối lập nhau đó là
A. Khối NATO và khối SEV.
B. Khối Liên minh và khối Hiệp ước.
C. Khối SEATO và khối ASEAN.
D. Khối các nước G7 và khối EU.
Câu 6. Bước sang thế kỉ XX, về đối ngoại, giới cầm quyền Nhật Bản đã đẩy mạnh chính sách
A. Công nghiệp hóa.
B. Đưa người giỏi sang học ở phương Tây.
C. Xâm lược và bành trướng.
D. Xoá bỏ chế độ nông nô.
Câu 7. Năm 1914, Nhật Bản dùng vũ lực để mở rộng khu vực ảnh hưởng của mình ở đâu?
A. Triều Tiên.
B. Trung Quốc.
C. Đông Nam Á.
D. Việt Nam.
Câu 8: Đại diện tiêu biểu cho phong trào cách mạng tư sản Trung Quốc đầu thế kỉ XX là ai?
A. Lương Khải Siêu
B. Khang Hữu Vi
C. Viên Thế Khải
D. Tôn Trung Sơn
PHẦN II – PHẦN TỰ LUẬN (3. 0 điểm)
Câu 1 (1. 5đ)
Nêu kết quả và hạn chế của Cách mạng Tân Hợi (1911)?
Câu 2 (1. 5)
Tại sao chiến tranh thế giới I (1914-1918) bùng nổ? Suy nghĩ của em về hậu quả của chiến tranh thế giới thứ nhất? Là học sinh em nên làm gì để bảo vệ hoà bình?
B. ĐỊA LÍ
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm): Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:
Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện trong thành phần tự nhiên nào?
A. Khoáng sản.
B. Thủy sản.
C. Địa hình thổ nhưỡng.
D. Thủy triều.
Câu 2: Nước ta có mấy nhóm đất chính?
A. 4 nhóm.
B. 3 nhóm.
C. 2 nhóm.
D. 5 nhóm.
Câu 3: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
A. Đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
B. Ít chịu tác động của con người.
C. Đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
D. Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 4: Mùa mưa tháng 4 – 5 gây nên hiện tượng gì tới thổ nhưỡng?
A. Xói mòn, rửa trôi.
B. Cung cấp chất dinh dưỡng cho đất.
C. Bồi đắp đất.
D. Tẩy chua cho đất.
Câu 5: Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng sẽ hình thành nên loại đất nào?
A. Đất mùn.
B. Đất phù sa.
C. Đất phèn chua.
D. Đá badan.
Câu 6: Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
A. Đất phù sa.
B. Đất mặn, đất phèn.
C. Đất mùn núi cao.
D. Đất feralit.
Câu 7: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất nước ta là:
A. Phù sa.
B. Feralit.
C. Mùn núi cao.
D. Đất xám.
Câu 8: Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
A. Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
B. Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
C. Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm)
a. Cho biết những thuận lợi và khó khăn do khí hậu nước ta mang lại?
b. Tại sao khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa?
Câu 2 ( 1,5 điểm) :
a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu diện tích của ba nhóm đất chính của nước ta và rút ra nhận xét.
Đất feralit đồi núi thấp: 65% diện tích đất tự nhiên.
Đất mùn núi cao: 11% diện tích đất tự nhiên.
Đất phù sa : chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
b. Nhận xét
Đáp án đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 2
A. LỊCH SỬ
I- PHẦN TRẮC NGHIỆM( 2.0 điểm): Mỗi đáp án đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
D |
D |
A |
C |
B |
C |
B |
D |
II – PHẦN TỰ LUẬN( 3.0 điểm)
Câu |
Đáp án |
Điểm |
Câu 1 |
* Kết quả: – Cách mạng lật đổ chế độ quân chủ chuyên chế tồn tại hơn 2000 năm ở Trung Quốc, thiết lập một nhà nước Cộng hòa – Trung Hoa dân quốc. – Tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Trung Quốc và có ảnh hưởng đáng kể đối với phong trào giải phóng dân tộc ở một số nước Châu Á. * Hạn chế: Là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để: + Không nêu vấn đề đánh đuổi đế quốc, không tích cực chống phong kiến. + Chưa đụng chạm đến giai cấp địa chủ phong kiến, không giải quyết được vấn đề ruộng đất cho nông dân. |
0.75 đ 0.75 đ |
Câu 2 |
Nguyên nhân – Nguyên nhân xâu xa : + Do sự phát triển không đều của chủ nghĩa đế quốc .. +Do mâu thuẫn giữa các nước về vấn đề thị trường và thuộc địa .. – Nguyên nhân trưc tiếp : Thái tử Áo – Hung bị ám sát * Suy nghĩ thể hiện sự kinh sợ và ghê tởm của tội ác chiến tranh đem lại. Đối với các nước đế quốc gây chiến là chiến tranh phi nghĩa hoàn toàn .. * Trách nhiệm của học sinh + Học tập và rèn luyện , sống có ích sau này trở thành công dân có ích cho xã hội … + Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường .. + Tuyên truyền vận động mọi người tích cực bảo vệ hòa bình , chống chiến tranh.. + Có thái độ căm ghét chiến tranh ,căm ghét bọn phát xít … |
0,5đ 0.5 đ 0,5đ |
B. ĐỊA LÍ
Phần I. Trắc nghiệm (2 điểm)
Mỗi câu trả lời đúng được 0.25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
D |
A |
B |
D |
B |
D |
Phần II. Tự luận (3 điểm)
Câu |
Hướng dẫn chấm |
Điểm |
Câu 1 (1,5 điểm) |
a. |
|
+ Thuận lợi : Khí hậu đáp ứng được nhu cầu sinh thái của nhiều giống loà thực vật, động vật có các nguồn gốc khác nhau, Rất thích hợp trồng 2, 3 vụ lúa với giống thích hợp. . . . +Khó khăn : Rét lạnh, rét hại, sương giá, sương muối về mùa đông, nắng nóng, khô hạn cuối Đông ở Nam Bộ và Tây Nguyên, Bão ,mưa lũ, xói mòn, sâu bệnh phát triển. . . . . |
0,5 điểm 0,5 điểm |
|
b |
||
Nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyễn bán cầu Bắc, khu vực gió mùa điển hình Châu Á và có vùng biển rộng lớn, chính vị trí đó đã làm cho khí hậu nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm. |
0,5 điểm |
|
Câu 2 (1,5 điểm) |
a. Biểu đồ hình tròn (vẽ đúng , đẹp) b. Nhận xét: Trong ba nhóm đất chính của nước ta, chiếm tỉ trọng cao nhất là đất feralit đồi núi thấp (65%), tiếp đó là đất phù sa (24%) và sau đó là đất mùn núi cao (11%) |
1,0 điểm 0,5 điểm |
Ma trận đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 2
TT |
Chương/chủ đề |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
|||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
|||||
1 2 |
CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ CUỐI THẾ KỈ XVIII ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX CHÂU Á TỪ NỬA SAU THẾ KỈ XIX ĐẾN ĐẦU THẾ KỈ XX |
Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa học Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) và Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 |
+ HS hiểu được đời sống giai cấp công nhân, hình thức đấu tranh từ cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX |
2TN |
27,5% |
|||||||
– Biết được nguyên nhân bùng nổ cách mạng tháng Mười Nga, nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 1 – Biết tính chất cách mạng Tháng 2 Vận dụng – Đánh giá được nguyên nhân, hậu quả và tác động của Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 – 1918) đối với lịch sử nhân loại. – Hs vận dụng: HS suy nghĩ được về hậu quả chiến tranh và đưa ra những ý kiến của bản thân để duy trì hoà bình |
3TN |
1/2TL |
||||||||||
1/2 TL |
||||||||||||
Trung Quốc Nhật Bản |
– Biết được nguyên nhân TQ bị xâu xé – Hiểu được kết quả và hạn chế của cách mạng Tân Hợi 1911 |
1TN |
1TL |
22,5% |
||||||||
+ Nêu đặc điểm của Nhật cuối XIX- XX |
2TN |
|||||||||||
Số câu/Loại câu |
8TN |
1 TL |
1/2L |
1/2TL |
||||||||
Đ |
2 đ |
1,5 đ |
1,0 đ |
0,5 |
5 đ |
|||||||
Tỉ lệ (%) |
2 0% |
15 % |
10% |
5% |
50% |
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
TT |
Chủ đề/bài học |
Nội dung/ Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
Tổng số |
||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||
1 |
KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAM (3 tiết) |
– Tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam – Vai trò của tài nguyên khí hậu và tài nguyên nước đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước |
Thông hiểu – Phân tích được tác động của biến đổi khí hậu đối với khí hậu và thủy văn Việt Nam. -Phân tích được ảnh hưởng của khí hậu đối với sản xuất nông nghiệp Vận dụng: -Phân tích được vai trò của khí hậu đối với sự phát triển du lịch ở một số địa điểm du lịch nổi tiếng của nước ta Vận dụng cao -Tìm ví dụ về giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu – Lấy ví dụ chứng minh được tầm quan trọng của việc sử dụng tổng hợp tài nguyên nước ở một số lưu vực sông |
1TL*a 1TL*a |
1TL*b 1TL*b |
15% 1,5 điểm |
|||
2 |
THỔ NHƯỠNG VÀ SINH VẬT VIỆT NAM (8 tiết) |
– Đặc điểm chung của lớp phủ thổ nhưỡng – Đặc điểm và sự phân bố của các nhóm đất chính – Vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở Việt Nam – Đặc điểm chung của sinh vật -Vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam. |
Nhận biết – Trình bày được đặc điểm phân bố của ba nhóm đất chính Thông hiểu – Chứng minh được tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng Việt Nam. – Phân tích được đặc điểm của lớp đất feralit trong sản xuất nông, lâm nghiệp – Phân tích được đặc điểm của lớp đất phù sa và giá trị của đất phù sa trong sản xuất nông nghiệp, thủy sản -Chứng minh được sự đa dạng của sinh vật ở Việt Nam Vận dụng – Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề chống thoái hóa đất -Chứng minh được tính cấp thiết của vấn đề bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam |
8TN |
1TL*b 1TL*b |
1TL*a 1TL*a |
35% 3,5 điểm |
||
Số câu/loại câu |
8 câu TN |
1 câu TL |
½ câu TL |
½ câu TL |
10 câu (8TN, 2TL) |
||||
Tỉ lệ |
20% |
15% |
10% |
5% |
50% |
||||
Tổng môn LS ĐL |
40% |
30% |
20% |
10% |
100% |
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi Lịch sử – Địa lý lớp 8 giữa kì 2 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Lịch sử – Địa lí 8 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 2 Đề thi giữa kì 2 Lịch sử Địa lý 8 (Có đáp án, ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.