Bạn đang xem bài viết Soạn bài Đây mùa thu tới Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 37 sách Cánh diều tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 11: Đây mùa thu tới, sẽ giúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ.
Các bạn học sinh lớp 11 hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu ngay sau đây.
Soạn bài Đây mùa thu tới
1. Chuẩn bị
Về tác giả Xuân Diệu:
– Xuân Diệu (1916 – 1985), còn có bút danh là Thảo Tra, tên thật là Ngô Xuân Diệu.
– Ông lớn lên ở Quy Nhơn. Sau khi tốt nghiệp tú tài, ông đi dạy học tư và làm viên chức ở Mĩ Tho (nay là Tiền Giang), sau đó ra Hà Nội sống bằng nghề viết văn, là thành viên của Tự lực văn đoàn.
– Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, hăng say hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật.
– Ông là Ủy viên của Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khóa I, II, III. Năm 1983, ông được bầu là Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm nghệ thuật Cộng hòa dân chủ Đức.
– Xuân Diệu được mệnh danh là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh), là “ông hoàng của thơ tình yêu Việt Nam”.
– Ông đã đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm hứng mới, thể hiện một quan niệm sống mới mẻ, cùng với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo.
– Sau Cách mạng, thơ ông hướng vào đời sống, thực tế và giàu tính thời sự. Ông cổ vũ và hăng hái thể hiện khuynh hướng tăng cường chất hiện thực trong thơ.
– Một số tác phẩm nổi tiếng:
- Các tập thơ: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945), Ngọn quốc kỳ (1945), Một khối hồng (1964), Thanh ca (1982)…
- Văn xuôi: Phấn thông vàng (1939, truyện ngắn), Trường ca (1945, bút ký), 9 bài, Miền Nam nước Việt (1945, 1946, 1947, bút ký)…
- Tiểu luận phê bình: Thanh niên với quốc văn (1945), Tiếng thơ (1951, 1954), Những bước đường tư tưởng của tôi (1958, hồi ký), Ba thi hào dân tộc (1959)…
- Ngoài ra còn có thơ dịch của các tác giả như Victor Hugo, Aleksandr Pushkin, Hồ Chí Minh…
2. Đọc hiểu
Câu 1. Điệp ngữ “mùa thu tới” trong dòng thơ số 3 có ý nghĩa gì?
Điệp ngữ “mùa thu tới” nhấn mạnh vào việc mùa thu đã đến, gợi ra tâm trạng vui tươi, phấn khởi.
Câu 2. Cách chấm câu trong khổ 3 có giá trị biểu đạt gì?
Tạo ấn tượng thị giác với người đọc, giúp cảm nhận tâm tư, tình cảm của tác giả.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Hãy nêu một yếu tố tượng trưng trong bài thơ và đưa ra lí do cho sự lựa chọn của em.
– Một số yếu tố tượng trưng trong bài thơ:
Rặng liễu đìu hiu đứng chịu tang,
Tóc buồn buông xuống lệ ngàn hàng;
*
Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ…
*
Mây vẩn từng không, chim bay đi,
– Lí do: Góp phần khắc họa vẻ đẹp lạnh lẽo, buồn bã của mùa thu.
Câu 2. Bức tranh thiên nhiên ở khổ thơ thứ nhất được khắc họa qua những chi tiết nào? Nêu nhận xét của em về mối quan hệ giữa các chi tiết đó.
– Bức tranh thiên nhiên trong đoạn thơ hiện lên qua những hình ảnh đó là: rặng liễu đìu hiu, áo mơ phai dệt lá vàng, sắc đỏ rũa màu xanh, nhánh khô gầy.
– Những hình ảnh thiên nhiên gợi ra một nét đẹp buồn bã, lạnh lẽo. Màu sắc rực rỡ dường như đã phai màu hết.
Câu 3. Ở khổ 2, sự rụng rơi của thế giới cảnh vật trước cái lạnh diễn ra theo trật tự: hoa – lá – cành. Trật tự theo “bước đi của thời gian” này có ý nghĩa gì?
Trật tự theo “bước đi của thời gian” cho thấy quy luật của tự nhiên và cuộc đời, đồng thời tạo cảm giác êm ái, nhẹ nhàng cho bài thơ.
Câu 4. Hãy so sánh sự khác biệt của không gian thơ ở khổ 2 với khổ 3. Chỉ ra ý nghĩa nghệ thuật của sự khác biệt này.
– Khổ 2: miêu tả những sự thay đổi của hoa – lá – cành để nói về sự chuyển biến của thiên nhiên khi mùa thu tới.
– Khổ 3: mượn hình ảnh của trăng, núi, gió và con người để tô đậm thêm cảnh sắc khi mùa thu tới.
=> Mùa thu đã được cảm nhận rõ hơn qua từng cơn gió, qua hình ảnh vắng vẻ của con người trên những chuyến đò.
Câu 5. Em hiểu như thế nào về tâm trạng “buồn không nói”, “Tựa cửa nhìn xa nghĩ ngợi” của “Ít nhiều thiếu nữ” trong hai câu kết của bài thơ? Qua đó, chỉ ra mạch cảm xúc chủ đạo của bài thơ.
- Tâm trạng: buồn chán, không thiết tha điều gì mà không biết chia sẻ cùng ai, chỉ biết giữ trong lòng.
- Cảm xúc chủ đạo: buồn tủi, chán nản
Câu 6. Nêu và lí giải một số điểm khác nhau về nội dung và nghệ thuật giữa Đây mùa thu tới của Xuân Diệu với Thu hứng của Đỗ Phủ hoặc Thu điếu của Nguyễn Khuyến.
– Về nội dung:
- Đây mùa thu của Xuân Diệu: cảnh vật mùa thu, tâm trạng của nhân vật trữ tình khi mùa thu đến.
- Thu hứng của Đỗ Phủ: cảnh vật mùa thu cùng, tác động của mùa thu đến tâm hồn của nhân vật chính.
- Thu điếu của Nguyễn Khuyến: cảnh đẹp mùa thu và nỗi niềm tâm trạng của nhân vật trữ tình
– Về nghệ thuật:
- Đây mùa thu: ngôn ngữ tinh tế, dịu dàng; sử dụng nhiều hình ảnh, tạo nên sự tươi đẹp, nhẹ nhàng, thu hút người đọc.
- Thu hứng của Đỗ Phủ: bút pháp chấm phá và miêu tả cảnh vật đầy ngụ tình; kết cấu chặt chẽ; ngôn từ sử dụng nhiều tầng nghĩa, giọng điệu và âm hưởng thơ phản ánh chính xác tâm trạng u buồn của tác giả.
- Thu điếu của Nguyễn Khuyến: nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Đây mùa thu tới Cánh diều Ngữ văn lớp 11 trang 37 sách Cánh diều tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.