Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 – 2024 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2023 – 2024 là tài liệu tham khảo vô cùng hữu ích, tổng hợp 6 đề có đáp án chi tiết kèm theo.
TOP 6 đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 12 năm 2023 được biên soạn nhằm giúp học sinh ôn lại kiến thức và rèn kĩ năng giải bài tập để các em đạt kết quả cao hơn trong kì thi kiểm tra giữa kì 2 sắp tới. Các đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học lớp 12 được biên soạn đầy đủ, nội dung sát với chương trình sách giáo khoa hiện hành. Đây cũng là tài liệu vô cùng hữu ích giúp giáo viên ra đề ôn luyện cho các bạn học sinh. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm một số đề thi như: đề thi giữa kì 2 Toán 12, đề thi giữa kì 2 môn Lịch sử 12.
1. Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 12 – Đề 1
1.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh học 12
Câu 1: Thuộc tính nào dưới đây không phải là của các côaxecva:
A. Có thể hấp thụ các chất hữu cơ trong dung dịch
B. Có khả năng lớn dần lên và biến đổi cấu trúc nội tại
C. Có thể phân chia thành những giọt mới dưới tác dụng cơ giới
D. Côaxecva là dạng sống đầu tiên có cấu tạo tế bào
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây là không đúng về các sự kiện xảy ra trong giai đoạn tiến hoá hoá học:
A. Có sự tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
B. Trong khí quyển nguyên thuỷ của quả đất chưa có O2 và N2
C. Do tác dụng của các nguồn năng lượng tự nhiên mà từ các chất vô cơ hình thành nên những hợp chất hữu cơ đơn giản đến phức tạp như axit amin, nuclêôtit
D. Quá trình hình thành các chất hữu cơ bằng con đường hoá học mới chỉ là giả thiết chưa được chứng minh bằng thực nghiệm
Câu 3: Trong giai đoạn tiến hoá hoá học đã có:
A. Hình thành mầm mống những cơ thể đầu tiên
B. Tạo thành các côaxecva
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp những chất hữu cơ từ những chất vô cơ theo phương thức hoá học
Câu 4: Hầu hết cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở nhiệt độ 20oC – 30oC. Khoảng nhiệt độ này gọi là
A. khoảng chống chịu.
B. khoảng giới hạn trên.
C. khoảng thuận lợi.
D. khoảng giới hạn dưới.
Câu 5: Các ví dụ về quan hệ hợp tác giữa các loài trong quần xã sinh vật là các mối quan hệ giữa
(1) Chim sáo và trâu rừng
(2) Vi khuẩn Rhizobium với cây họ đậu
(3) Chim mỏ đỏ và linh dương
(4) Cá ép với cá mập.
Trả lời đúng là:
A. (1) và (3).
B. (1) và (4).
C. (2) và (3).
D. (2) và (4).
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về các biến động khí hậu và địa chất là không đúng:
A. Sự phát triển của băng hà là một nhân tố ảnh hưởng mạnh tới khí hậu, khí hậu lạnh tương ứng với sự phát triển của băng hà
B. Mặt đất có thể bị nâng lên hay sụt xuống do đó biển rút ra xa hoặc tiến sâu vào đất liền
C. Các đại lục có thể dịch chuyển theo chiều ngang làm thay đổi phân bố đất liền
D. Chuyển động tạo núi thường kèm theo động đất và núi lửa nhưng không làm phân bố lại đại lục và đại dương
Câu 7: Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất.
C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
Câu 8: Nhiệt độ cực thuận cho các chức năng sống đối với cá rô phi ở Việt nam là
A. 20oC.
B. 25oC.
C. 30oC.
D. 35oC.
Câu 9: Loài thuỷ sinh vật có giới hạn sinh thái rộng nhất đối với nồng độ muối sống ở
A. cửa sông.
B. biển gần bờ.
C. xa bờ biển trên lớp nước mặt.
D. biển sâu.
Câu 10: Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
Câu 11: Động vật không xương sống đầu tiên lên cạn là:
A. Bọ cạp tôm
B. Nhện
C. Cá chân khớp và da gai
D. Tôm ba lá
Câu 12: Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh.
B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm.
D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
Câu 13: Nơi ở là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 14: Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật.
B. nơi thường gặp của loài.
C. khoảng không gian sinh thái có tất cả các điều kiện quy định cho sự tồn tại, phát triển ổn định lâu dài của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật
Câu 15: Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật.
D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây.
Câu 16: Nhịp sinh học là
A. sự thay đổi theo chu kỳ của sinh vật trước môi trường.
B. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi nhất thời của môi trường.
C. khả năng phản ứng của sinh vật trước sự thay đổi mang tính chu kỳ của môi trường.
D. khả năng phản ứng của sinh vật một cách nhịp nhàng trước sự thay đổi theo chu kỳ của môi trường.
Câu 17: Ếch nhái, gấu ngủ đông là nhịp sinh học theo nhịp điệu
A. mùa.
B. tuần trăng.
C. thuỷ triều.
D. ngày đêm.
Câu 18: Trong các nhóm động vật sau, nhóm thuộc động vật biến nhiệt là
A. cá sấu, ếch đồng, giun đất.
B. thằn lằn bóng đuôi dài, tắc kè, cá chép.
C. cá voi, cá heo, mèo, chim bồ câu.
D. cá rô phi, tôm đồng, cá thu.
Câu 19: Quần thể là một tập hợp cá thể
A. cùng loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
B. khác loài, sống trong 1 khoảng không gian xác định vào một thời điểm xác định.
C. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định.
D. cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian xác định, vào một thời điểm xác định, có khả năng sinh sản tạo thế hệ mới.
Câu 20: Quan hệ giữa lúa với cỏ dại thuộc quan hệ
A. hợp tác
B. cạnh tranh
C. hãm sinh (ức chế – cảm nhiễm)
D. hội sinh
Câu 21: Các dấu hiệu đặc trưng cơ bản của quần thể là
A. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
B. sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng
C. cấu trúc giới tính, cấu trúc tuổi, sự phân bố các thể, sức sinh sản, sự tử vong.
D. độ nhiều, sự phân bố các thể, mật độ cá thể, sức sinh sản, sự tử vong, kiểu tăng trưởng.
Câu 22: Một quần thể với cấu trúc 3 nhóm tuổi: trước sinh sản, đang sinh sản và sau sinh sản sẽ bị diệt vong khi mất đi nhóm
A. trước sinh sản.
B. đang sinh sản.
C. trước sinh sản và đang sinh sản.
D. đang sinh sản và sau sinh sản
Câu 23: Sự phát triển phồn thịnh của thực vật hạt kín, sâu bọ, chim và thú là đặc điểm của thời đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh), sự phát triển ưu thế của cây hạt trần và nhất là của bò sát là đặc điểm của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh) và sự chinh phục đất liền của thực vật, động vật sau khi được vi khuẩn, tảo xanh và đại y chuẩn bị là điểm đáng chú ý nhất của đại ….. (C: Cổ sinh, M: Trung sinh, T: Tân sinh):
A. M, T, C
B. C, T, M
C. T, C, M
D. T, M, C
Câu 24: Nếu mật độ cá thể của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì
A. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên.
D. sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu.
Câu 25: Điều nào sau đây không đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định.
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường.
C. Hiện tượng tự tỉa thưa.
D. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
Câu 26: Khoảng thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể tính từ lúc cá thể được sinh ra cho đến khi nó chết do già được gọi là
A. tuổi sinh thái.
B. tuổi sinh lí.
C. tuổi trung bình.
D. tuổi quần thể
Câu 27: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 28: Ví dụ nào sau đây phản ánh quan hệ hợp tác giữa các loài?
A. Vi khuẩn lam sống trong nốt sần rễ đậu.
B. Chim sáo đậu trên lưng trâu rừng.
C. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ.
D. Cây tầm gửi sống trên thân cây gỗ.
Câu 29: Ý nghĩa sinh thái của kiểu phân bố đồng đều của các cá thể trong quần thể là
A. làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể.
B. làm tăng khả năng chống chịu của các cá thể trước các điều kiện bất lợi của môi trường.
C. duy trì mật độ hợp lí của quần thể.
D. tạo sự cân bằng về tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
Câu 30: Khi đánh bắt cá càng được nhiều con non thì nên
A. tiếp tục, vì quần thể ở trạng thái trẻ.
B. dừng ngay, nếu không sẽ cạn kiệt.
C. hạn chế, vì quần thể sẽ suy thoái.
D. tăng cường đánh vì quần thể đang ổn định.
1.2 Đáp án đề thi giữa kì 2 Sinh học 12
Mỗi câu trả lời đúng 0.33 điểm
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | D | D | C | A | C | B | C | A | A |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | B | B | C | A | D | A | B | D | B |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
A | C | D | A | C | B | A | C | A | B |
2. Đề thi giữa kì 2 môn Sinh học 12 – Đề 2
2.1 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12
SỞ GD&ĐT …… TRƯỜNG THPT ……….. ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có….… trang) |
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 2. |
Câu 1:Nghiên cứu sự thay đổi thành phần kiểu gen ở một quần thể qua 5 thế hệ liên tiếp được kết quả như sau
Quần thể chịu tác động của các nhân tố nào sau đây?
A. Đột biến gen và chọn lọc tự nhiên.
B. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối không ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên và các yếu tố tự nhiên.
D. Các yếu tố ngẫu nhiên và giao phối ngẫu nhiên.
Câu 2: Cho các phát biểu sau
I. Gai của cây xương rồng và tua cuốn ở cây đậu Hà Lan.
II. Mang của loài cá và mang của các loài tôm.
III. Tua cuốn bí ngô và gai hoa hồng.
IV. Gai của cây hoa hồng và gai của cây xương rồng.
Có bao nhiêu phát biểu đúng về cơ quan tương đồng?
A. 1.
B. 3.
C. 4
D. 2.
Câu 3: Cơ quan thoái hóa là cơ quan
A. biến mất hoàn toàn
B. thay đổi cấu tạo.
C. phát triển không đầy đủ ở cơ thể trưởng thành.
D. thay đổi cấu tạo phù hợp chức năng.
Câu 4: Cho các phát biểu sau về quá trình hình thành loài, có bao nhiêu phát biểu đúng?
I. Hình thành loài mới có thể xảy ra trong cùng khu vực Sinh học hoặc khác khu vực Sinh học.
II. Theo lí thuyết, bằng phương pháp gây đột biến nhân tạo có thể tạo được loài mới.
III. Lai xa và đa bội hoá có thể tạo được loài mới có bộ nhiễm sắc thể song nhị bội.
IV. Quá trình hình thành loài có thể có sự tham gia của các yếu tố ngẫu nhiên.
A. 3.
B. 2.
C. 4.
D. 1.
Câu 5: Theo Đacuyn, cơ chế tiến hoá là sự tích luỹ các
A. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
B. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh.
C. biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên.
D. đặc tính thu được trong đời sống cá thể dưới tác dụng của ngoại cảnh hay tập quán hoạt động.
Câu 6: Có bao nhiêu trường hợp sau đây là cách li trước hợp tử?
I. Chó và mèo có cơ quan giao cấu khác nhau nên không thể giao phối được với nhau
II. Cừu có thể giao phối với dê nhưng hợp tử bị chết ngay sau khi thụ tinh
III. Lừa cái lai với ngựa đực sinh ra con lai bất thụ (bac-đô)
IV. Trứng nhái khi thụ tinh với tinh trùng ếch sẽ tạo ra hợp tử không có khả năng phát triển.
V. Các cây khác loài có mùa ra hoa khác nhau nên không thụ phấn cho nhau.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 7: Nếu hai quần thể của cùng một loài sống trong cùng một khu vực Sinh học nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì sau một thời gian cũng có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới. Đây là con đường hình thành loài
A. khác khu vực Sinh học.
B. bằng cách li sinh thái.
C. bằng cách li tập tính.
D. nhờ cơ chế lai xa và đa bội hoá.
Câu 8: Tồn tại chủ yếu trong học thuyết Đacuyn là chưa
A. giải thích thành công cơ chế hình thành các đặc điểm thích nghi ở sinh vật.
B. đi sâu vào các con đường hình thành loài mới.
C. làm rõ tổ chức của các loài sinh học.
D. hiểu rõ nguyên nhân phát sinh biến dị và cơ chế di truyền các biến dị.
Câu 9: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế
A. Cách li trước hợp tử.
B. Cách li cơ học.
C. Cách li sinh cảnh.
D. Cách li tập tính.
Câu 10: Mức độ giống nhau về ADN giữa người và các loài thuộc bộ khỉ là
A. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Capuchin→Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet→ Galago.
B. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Vervet →Khỉ Rhesu→Khỉ Capuchin→ Galago.
C. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→Khỉ Capuchin→Khỉ Vervet→ Galago.
D. Tinh tinh →Vượn Gibon→ Khỉ Rhesut→ Khỉ Vervet →Khỉ Capuchin→ Galago.
Câu 11: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Chân đà điểu và cánh dơi.
B. Cánh đại bàng và chân trước của bò.
C. Chân chim cánh cụt và cánh gà.
D. Ngà voi và sừng hươu.
Câu 12: Ở ruồi, những con ruồi mantôzơ (chúng tiêu hóa mantôzơ) chúng thích giao phối những con ruồi mantôzơ hơn những con ruồi tinh bột (chúng tiêu hóa tinh bột). Đây là dạng cách li nào?
A. khác khu vực Sinh học.
B. cùng khu vực Sinh học.
C. Cách li mùa vụ.
D. Cách li cơ học.
Câu 13: Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá thường xảy ra đối với
A. động vật.
B. thực vật.
C. động vật bậc cao.
D. động vật bậc thấp.
Câu 14: Sự phát triển của sinh giới lần lượt trải qua các đại địa chất nào?
A. Tân sinh Trung sinh Nguyên sinh Thái cổ Cổ sinh.
B. Tân sinh Trung sinh Nguyên sinh Cổ sinh Thái cổ.
C. Tân sinh Trung sinh Cổ sinh Thái cổ Nguyên sinh.
D. Tân sinh Trung sinh Cổ sinh Nguyên sinh Thái cổ.
Câu 15: Tiêu chuẩn nào sau đây được sử dụng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?
A. Tiêu chuẩn phân tử.
B. Tiêu chuẩn cách li sinh sản.
C. Tiêu chuẩn sinh hóa.
D. Tiêu chuẩn hình thái.
Câu 16: Ví dụ nào sao đây không đúng theo khái niệm loài của Ơnxt Mayơ?
A. Tập hợp con cá chẻm sống trong vuông tôm.
B. Tập hợp các con tôm sú trong vuông tôm.
C. Tập hợp các cây ổi trong vườn.
D. Tập hợp các cây chuối xiêm trong vườn.
Câu 17: Khi nói về quá trình hình thành loài khác khu vực Sinh học, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Cách li Sinh học góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các quần thể được tạo ra bởi các nhân tố tiến hoá.
B. Cách li Sinh học ngăn cản các cá thể của các quần thể khác loài gặp gỡ và giao phối với nhau.
C. Cách li Sinh học là nhân tố trực tiếp tạo ra các kiểu gen quy định các kiểu hình thích nghi.
D. Cách li Sinh học phải nhất thiết dẫn đến cách li sinh sản.
Câu 18: Khi nói về đại Tân sinh, điều nào sau đây không đúng?
A. Được chia thành 2 kỉ, trong đó loài người xuất hiện vào kỉ đệ tứ.
B. Cây hạt kín, chim, thú và côn trùng phát triển mạnh ở đại này.
C. Phân hoá các lớp chim, thú, côn trùng.
D. Ở kỉ đệ tam, bò sát và cây hạt trần phát triển ưu thế.
Câu 19: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, cây có mạch và động vật lên cạn ở
A. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
B. kỉ Đệ tam thuộc đại Tân sinh.
C. kỉ Cacbon thuộc đại cổ sinh.
D. kỉ Silua thuộc đại cổ sinh.
Câu 20: Cơ quan có cùng nguồn gốc nhưng khác chức năng là
A. Đồng quy.
B. Thoái hóa.
C. Tương đồng.
D. Tương tự.
Câu 21: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về vai trò của đột biến đối với tiến hoá?
I. Đột biến làm phát sinh các biến dị di truyền, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá.
II. Đột biến làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể rất nhanh .
III. Đột biến NST thường gây chết cho thể đột biến nên không có ý nghĩa đối với tiến hoá.
IV. Đột biến là nhân tố tiến hoá vì đột biến làm biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
A. 4.
B. 1.
C. 3.
D. 2.
Câu 22: Cho các phát biểu sau
I. Theo quan điểm của Đacuyn đối tượng của chọn lọc tự nhiên là quần thể.
II. Biến dị cá thể là những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài phát sinh trong quá trình sinh sản.
III. Đacuyn là người đầu tiên đưa ra khái niệm đột biến.
IV. Vai trò lớn nhất của Đacuyn đối với việc nghiên cứu quá trình tiến hóa là phát hiện vai trò của chọn lọc tự nhiên.
V. Từ cây mù tạc hoang dại qua chọn lọc nhân tạo con người đã tạo ra cây xu hào.
VI. Động lực của CLTN theo Đacuyn là đấu tranh sinh tồn.
Có bao nhiêu phát biểu sai về quan điểm của Đacuyn?
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 1.
Câu 23: Tiến hoá lớn là quá trình
A. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn tới sự hình thành loài.
B. biến đổi kiểu hình của quần thể dẫn tới sự hình thành loài mới.
C. hình thành các nhóm phân loại dưới loài.
D. hình thành các nhóm phân loại trên loài.
Câu 24: Có bao nhiêu nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể?
I. Đột biến. II. Di – nhập gen. III. Giao phối ngẫu nhiên.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên. V. Thường biến. VI. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Phương án đúng là
A. 1.
B. 3.
C. 4.
D. 2.
Câu 25: Trong quá trình phát sinh sự sống trên Trái Đất, tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn tiến hóa hình thành nên
A. các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ.
B. các tế bào sơ khai (protobiont) và sau đó hình thành nên những tế bào sống đầu tiên.
C. các đại phân tử hữu cơ như axit nuclêic và prôtêin.
D. các loài sinh vật như ngày nay.
Câu 26: Có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng về giao phối không ngẫu nhiên?
I. Giao phối không ngẫu nhiên là nhân tố làm nghèo vốn gen của quần thể.
II. Giao phối không ngẫu nhiên làm tăng dần tần số kiểu gen dị hợp trong quần thể.
III. Giao phối không ngẫu nhiên làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
IV. Giao phối không ngẫu nhiên làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
A. 3.
B. 4.
C. 2.
D. 1.
Câu 27: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây trồng là
A. biến dị cá thể.
B. chọn lọc tự nhiên.
C. biến dị xác định.
D. chọn lọc nhân tạo.
Câu 28: Theo quan niệm hiện đại, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
I. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố quy định chiều hướng tiến hoá.
II. Chọn lọc tự nhiên không thể loại bỏ hoàn toàn một alen lặn có hại ra khỏi quần thể.
III. Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên từng alen, làm thay đổi tần số kiểu gen của quần thể.
IV. Chọn lọc tự nhiên tạo ra các kiểu gen thích nghi trong quần thể.
V. Alen đột biến có hại sẽ bị chọn lọc tự nhiên đào thải khỏi quần thể rất nhanh nếu đó là alen trội.
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.
Câu 29: Số axit amin trên chuỗi hemôglôbin khác với người 3 axit amin là
A. vượn Gibbon.
B. gôrila.
C. khỉ Rhesut.
D. tinh tinh.
Câu 30: Trật tự các kỉ trong đại cổ sinh là
A. Camri Ocđôvic Silua Cacbon Đêvôn Pemi.
B. Camri Ocđôvic Silua Đêvôn Cacbon Pemi.
C. Camri Ocđôvic Silua Cacbon Pemi Đêvôn.
D. Camri Ocđôvic Silua Đêvôn Pemi Cacbon.
2.2 Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
D | A | C | C | C | C | B | D | A | D |
11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
B | A | B | D | C | D | A | D | D | C |
21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
D | B | D | B | B | A | D | B | A | B |
…………
Tải file tài liệu để xem thêm đề thi giữa kì 2 Sinh 12
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Sinh học lớp 12 năm 2023 – 2024 6 Đề kiểm tra giữa kì 2 Sinh 12 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.