Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Giáo dục công dân 8 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm giới hạn kiến thức và các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận kèm theo.
Đề cương ôn thi giữa kì 2 GDCD lớp 8 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 8. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương giữa kì 2 Giáo dục công dân Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi.
Đề cương giữa kì 2 GDCD 8 Cánh diều 2024
TRƯỜNG THCS …………. |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2023 – 2024 MÔN: GDCD 8 |
I. PHẠM VI ÔN TẬP GIỮA KÌ 2
- Bài 7: Xác định mục tiêu cá nhân
- Bài 8: Lập kế hoạch chi tiêu
II. MỘT SỐ DẠNG CÂU HỎI ÔN TẬP
Câu 1: Em hãy đọc cách tiết kiệm của bạn Khánh trong tình huống dưới đây và cảm thấy bạn đã có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng chưa?
Khánh chia sẻ với các bạn cách tiết kiệm tiền của mình như sau
(1) Liệt kê các khoản cần chi như mua đồ dùng học tập, mua quà sinh nhật
(2) Cân nhắc trước khi chi tiết như việc quan trọng, cấp thiết mới chi
(3) Để dành từ 1.000 đồng đến 5.000 đồng mỗi tuần, cho vào Hộp tiết kiệm
A. Bạn Khánh có cách tiết kiệm quá mức và không thiết thực
B. Bạn Khánh có cách tiết kiệm khá hà tiện và chưa phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
C. Bạn Khánh có cách tiết kiệm hợp lý, rõ ràng và thiết thực, phù hợp với cách tiết kiệm của lứa tuổi học sinh.
D. Đáp án khác
Câu 2: Em làm gì với các món đồ cũ?
A. Tái chế, tận dụng đồ dùng
B. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 3: Năm nay bố mẹ cho phép Hằng tự tổ chức sinh nhật của mình và mời nhóm bạn thân đến dự. Bố mẹ Hằng đều là công nhân, hôm đó phải tăng ca đến đêm muộn nên không kịp về dự sinh nhật con. Mẹ đã cho Hằng 300 000 đồng để tổ chức sinh nhật. Hằng dự định mua bánh sinh nhật, nến, hoa và một phông nền thật đẹp. Tuy nhiên nếu đặt làm phông nền thì rất đặt và số tiền mẹ cho sẽ không đủ. Hằng đã quyết định chỉ mua phụ kiện về để tự trang trí, như vậy vừa theo ý mình, không vượt quá số tiền mẹ cho, thậm chí có thể tiết kiệm được khoảng 50 000 đồng. Trong buổi sinh nhật, các bạn đề nghị dùng thêm trà sữa. Hằng thoáng giật mình khi nghĩ đến số tiền có thể tiết kiệm, nhưng hôm nay là sinh nhật của em, các bạn đang rất vui vẻ nên Hằng đã gật đầu đồng ý. Theo em, cách chi tiêu đó có phù hợp không? Bạn Hằng có kiểm soát được các khoản chi tiêu của mình không? Vì sao?
A. Bạn Hằng khi mua đồ tổ chức sinh nhật chi tiêu khá hợp lý. Đối với việc đồng ý mua thêm trà sữa, khoản chi tiêu này có thể chấp nhận được vì hôm nay là ngày sinh nhật của Hằng.
B. Bạn Hằng đã kiểm soát tốt các khoản chi tiêu khi mua đồ tổ chức nhưng hành động gật đầu đồng ý dùng thêm trà sữa là hành động chưa kiểm soát tốt chi tiêu. Vì dùng trà sữa => Phát sinh quá chi phí
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 4: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?
A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 5: Em làm gì với các món đồ cũ?
A. Tái chế, tận dụng đồ dùng
B. Loại bỏ những món đồ vô ích không cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 6: Hằng tháng, Hoan được bố mẹ cho một khoản tiền mua những thứ cần thiết cho việc học tập, sinh hoạt hằng ngày và phòng khi xe bị hỏng dọc đường. Vậy mà, thỉnh thoảng xem quảng cáo bán hàng online trên mạng, thấy cái gì hay hay, vừa túi tiền, Hoan liền đặt mua ngay, mặc dù đã có những thứ đó. Em nhận xét gì về cách chi tiêu của Hoan?
A. Bạn Hoan không nên chi tiêu bừa bãi như vậy, bạn chỉ nên mua những thứ thực sự cần thiết.
B. Ban Hoan nên suy nghĩ, tính toán trước khi mua để xem đồ vật đó có thực sự cần thiết
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 7: Hằng có 300 000 đồng tiền mừng tuổi. Em dự định dùng số tiền này để mua một chiếc áo ấm vì chiếc áo đã cũ và hơi ngắn nhưng vẫn tạm mặc được. Tuy nhiên, đợt này công việc của bố Hằng gặp nhiều khó khăn nên chi phí sinh hoạt trong gia đình cũng hạn hẹp. Nếu em là Hằng, em sẽ xử lí như thế nào?
A. Hằng tạm thời chưa nên mua áo mới vì chiếc áo cũ vẫn mặc tạm được và 300 000 có thể để dành cho các hoạt động cần thiết hơn (học tập, sinh hoạt) trong cuộc sống khi gia đình đang có khó khăn.
B. Hằng có thể mua chiếc áo mới vì chiếc áo cũ đã ngắn và đây là khoản chi cần thiết, chính đáng
C. Cả A, B đều đúng
D. Cả A, B đều sai
Câu 8: Mẹ đưa cho Tùng 100 000 đồng đi chợ mua thức ăn. Vừa ra đến chợ, Tùng gặp cô hàng xóm ngồi bán cá và mời em mua mớ cá tươi với giá 90 000 đồng, Tùng muốn mua ủng hộ cô nhưng mẹ dặn Tùng phải mua cả rau và mắm, muối. Nếu em là Tùng, em sẽ làm gì?
A. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 45 000 đồng tiền cá còn lại để mua rau 10 000 đồng và 25 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối
B. Em sẽ không mua cả 90 000 đồng tiền cá mà nên chia nhỏ ra cho cả cá, rau và mắm, muối. Em chỉ mua 80 000 đồng tiền cá còn lại để 10 000 đồng mua mắm và 10 000 đồng mua muối.
C. Em sẽ mua 90 000 đồng tiền cá để ủng hộ cô hàng xóm.
D. Đáp án khác
Câu 9: Đâu là hành động thể hiện sự tiết kiệm chi tiêu hợp lí?
A. Tuấn đòi mẹ mua thêm một cái cặp vì thấy đẹp, mặc dù trước đó Tuấn vừa mua cặp mới
B. Hà không đòi mẹ mua thêm áo dù rất thích chiếc áo màu đỏ vì mẹ em mới mua áo mới cho em
C. Dù nhà nghèo nhưng Huy vẫn bắt mẹ phải mua đồ hiệu cho mình
D. Dù đã có đồ ăn trưa nhưng Hằng vẫn mua thêm đồ ăn khác vì không thích món kia nữa
Câu 10: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi bàn về vấn đề tiết kiệm?
A. Đã mua đồ thì phải mua đồ hiệu để thể hiện đẳng cấp
B. Chỉ những người chi tiêu quá nhiều tiền mới cần tiết kiệm
C. Quản lí tiền hiệu quả sẽ tạo dựng được cuộc sống ổn định, tự chủ
D. Cứ mua những gì mình thích vì “đời có mấy tí, sao phải nghĩ”
Câu 10: Quyền của nạn nhân bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình.
B. Phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.
C. Phát huy vai trò, trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cộng đồng, cơ quan, tổ chức trong phòng, chống bạo lực gia đình.
Câu 11: Các hành vi bạo lực gia đình quy định trong Luật Phòng, chống bạo lực là gì?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
B. Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
C. Cưỡng ép quan hệ tình dục; cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 12: Bình đẳng giới trong gia đình được quy định như thế nào trong Luật Bình đẳng giới?
A. Vợ, chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
B. Vợ, chồng có quyền, nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, bình đẳng trong sử dụng nguồn thu nhập chung của vợ chồng và quyết định các nguồn lực trong gia đình.
C. Con trai, con gái được gia đình chăm sóc, giáo dục và tạo điều kiện như nhau để học tập, lao động, vui chơi, giải trí và phát triển.
D. Tất cả các ý trên.
Câu 13: Theo Luật Bình đẳng giới nội dung về thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được quy định như thế nào?
A. Việc thông tin, giáo dục, truyền thông về giới và bình đẳng giới được đưa vào chương trình giáo dục trong nhà trường, trong các hoạt động của cơ quan, tổ chức và cộng đồng.
B. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam;
C. Quy định nữ được quyền lựa chọn trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam; quy định việc ưu tiên nữ trong trường hợp nữ có đủ điều kiện, tiêu chuẩn như nam.
Câu 14: Trách nhiệm của gia đình được quy định trong Luật Bình đẳng giới là gì?
A. Bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.
B. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
C. Hỗ trợ để tạo điều kiện, cơ hội cho nữ hoặc nam; quy định tiêu chuẩn, điều kiện đặc thù cho nữ hoặc nam.
Câu 15: Anh (chị) hãy cho biết Luật Phòng, chống bạo lực gia đình có hiệu lực thi hành từ thời gian nào?
A. Từ 07/01/2008
B. Từ 01/7/2008
C. Từ 07/01/2009
D. Từ 01/7/2009
Câu 16: Anh (chị) hãy cho biết bạo lực gia đình là gì?
A. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất đối với thành viên khác trong gia đình
B. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về tinh thần đối với thành viên khác trong gia đình
C. Là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
D. Đáp án a,b và c đều đúng
Câu 17: Bạo lực gia đình có mấy hình thức?
A. 2 hình thức: thể chất và tinh thần.
B. 3 hình thức: thể chất, tinh thần và tình dục.
C. 4 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục và kinh tế.
D. 5 hình thức: thể chất, tinh thần, tình dục, kinh tế và xua đuổi
Câu 18: Anh (chị) hãy cho biết nạn nhân bạo lực gia đình có những quyền gì?:
A. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình
B. Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định pháp luật
C. Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật; Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định pháp luật
D. Đáp án a,b và c đều đúng
Câu 19: Anh (chị) hãy cho biết những hành vi nào sau đây được xem là hành vi bạo lực gia đình?
A. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng; danh dự, nhân phẩm..
B. Cưỡng ép quan hệ tình dục; Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
C. Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 20: Anh (chị) hãy cho biết người có hành vi bạo lực gia đình có những nghĩa vụ nào?
A. Tôn trọng sự can thiệp hợp pháp của cộng đồng; chấm dứt ngay hành vi bạo lực; Chấp hành quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
B. Kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, điều trị; chăm sóc nạn nhân bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
C. Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân bạo lực gia đình khi có yêu cầu và theo quy định của pháp luật.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Giáo dục công dân 8 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 GDCD 8 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.