Bạn đang xem bài viết Soạn bài Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 58 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sự khác biệt trong cuộc sống là điều cần thiết. Thcslytutrongst.edu.vn xin cung cấp là tài liệu học tập Soạn văn 6: Hai loại khác biệt, thuộc sách Kết nối tri thức với cuộc sống, tập 2.
Các bạn học sinh lớp 6 có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Hai loại khác biệt
Trước khi đọc
Câu 1. Em có muốn thể hiến sự khác biệt so với các bạn trong lớp hay không? Vì sao?
Mỗi người đều mong muốn có sự khác biệt so với mọi người xung quanh.
Câu 2. Em suy nghĩ như thế nào về một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có những ưu điểm vượt trội.
Một bạn không hề cố tỏ ra khác biệt nhưng vẫn có ưu điểm vượt trội: một người khiêm tốn, đáng ngưỡng mộ và trân trọng.
* Tóm tắt văn bản:
Khi nhân vật tôi còn học trung học, giáo viên của tôi đã giao cho cả lớp một bài tập. Trong suốt 24 tiếng đồng hồ, chúng tôi phải cố gắng tạo nên sự khác biệt. Vào buổi sáng thực hiện bài tập, tôi quyết định tỏ ra khác biệt bằng cách mặc một bộ trang phục kì dị đến trường. Nhiều bạn chọn cách tương tự – ăn mặc quái dị, hoặc để kiểu tóc và làm trò quái đản với trang sức và phấn trang điểm. Chỉ có người bạn tên J khi đến trường, vẫn ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu đã đứng lên trả lời. J trả lời một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Những tiết học tiếp theo J cũng làm như vậy. Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng. J đã giúp tôi nhận ra hành động của cậu mới chính là sự khác biệt có ý nghĩa, sự khác biệt thật sự.
Xem thêm: Tóm tắt văn bản Hai loại khác biệt
Đọc văn bản
Câu 1. Bài tập mà giáo viên giao cho học sinh thực hiện nhằm mục đích gì?
Mục đích: Tạo cơ hội để học sinh bộc lộ một phiên bản chân thật hơn về bản thân trước những người xung quanh.
Câu 2. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của số đông học sinh trong lớp.
- Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
Câu 3. Bằng chứng cho thấy sự khác biệt của J?
J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
Câu 4. Vì sao các bạn học sinh trong lớp ngạc nhiên về J?
– Bình thường J là một người ít nói, không đặc biệt quái dị cũng không đặc biệt nổi tiếng.
– Nhưng hôm đó, J đã đứng lên phát biểu. Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
– Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
– Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
– Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
Câu 5. Cách sử dụng lí lẽ để làm rõ vấn đề.
Lí lẽ: Sự khác biệt chia làm hai loại. Một loại khác biệt vô nghĩa và một loại khác biệt có ý nghĩa. Từ đó đưa ra dẫn chứng về sự khác biệt của bản thân và đa số những người xung quanh với J.
Câu 6. Kết luận nào được người viết rút ra sau khi trình bày lí lẽ và bằng chứng?
Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa ra khỏi những người có ý nghĩa và chúng ta bỏ qua nhóm đầu tiên vì họ chẳng có gì khác biệt. Với nhóm thứ hai, họ là những người khiến chúng ta đặc biệt chú ý, những người chúng ta cho là khác biệt thật sự.
Sau khi đọc
Trả lời câu hỏi
Câu 1. Văn bản có kể một câu chuyện mả tác giả là người trong cuộc. Theo em, giữa việc kể lại câu chuyện và rút ra bài học từ câu chuyện, điều nào quan trọng hơn? Căn cứ vào đâu mà em xác định như vậy?
Việc rút ra bài học từ câu chuyện quan trọng hơn. Căn cứ vào những kết luận mà tác giả đưa ra sau câu chuyện: “Điều tôi học được từ bài tập này… có nghĩa”, “Chúng ta chỉ đơn thuần tách những người vô nghĩa… khác biệt thật sự”.
Câu 2. Việc thể hiện sự khác biệt của số đồng các bạn trong lớp và của J hoàn toàn khác nhau. Sự khác nhau ấy biểu hiện cụ thể như thế nào?
– Số đông các bạn trong lớp:
- Số đông dùng quần áo để biểu lộ cá tính.
- Một số khác để kiểu tóc kì quặc, trong khi một số khác lại làm trò quái đản với trang sức hoặc phấn trang điểm.
- Một số quyết định tham gia vào những hoạt động ngu ngốc, gây chú ý.
=> Đa số đều chọn loại khác biệt vô nghĩa.
– Chỉ riêng J:
- J đến trường, ăn mặc như bình thường và trông hệt như mọi ngày. Nhưng cậu đã là một điều bất ngờ là khi giáo viên gọi cậu phát biểu: Cậu đã đứng lên trả lời.
- Khi phát biểu, cậu nói một cách thật từ tốn, dõng dạc và lễ độ. Như thể không có gì quan trong hơn, không có gì ý nghĩa hơn tiết học này, câu trả lời này đây.
- Những tiết học tiếp theo cũng vậy. Bất cứ khi nào J được gọi, cậu đều đứng lên trả lời câu hỏi.
- Mỗi lần phát biểu, cậu đều nói với giọng hoàn toàn chân thành. Cậu còn nói với giáo viên: “Thưa thầy/cô”, gọi các bạn bằng: “anh/chị”.
- Đến cuối tiết học, bắt tay thầy giáo như một lời cảm ơn thầm lặng.
=> J là người duy nhất chọn loại khác biệt có ý nghĩa.
Câu 3. Trong văn bản này, tác giả đi từ thực tế đề rút ra điều cần bàn luận hay nêu điều cần bản trước, sau đó mới đưa ra bằng chứng từ thực tế để chứng minh? Hãy nhận xét về sự lựa chọn cách triển khai này.
Tác giả đã đi từ thực tế để rút ra điều cần bàn luận. Cách triển khai như vậy sẽ giúp người đọc hiểu được vấn đề một cách dễ dàng hơn.
Câu 4. Tác giá phân chia sự khác biệt thành hai loại: sự “khác biệt vô nghĩa” (qua cách thể hiện của số đông các bạn trong lớp) và sự “khác biệt có ý nghĩa” (qua cách thể hiện của J). Em có đồng tình với cách phân chia như thế không? Vì sao?
Đây là một cách phân chia khá hợp lí. Bởi nó xuất phát từ ý nghĩa của sự khác biệt. Sự phân chia này đã thể hiện quan điểm riêng của tác giả về sự khác biệt.
Câu 5. Do đâu số đông thường thể hiện sự khác biệt vô nghĩa? Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần có những năng lực và phẩm chất gì?
Khác biệt vô nghĩa là sự khác biệt bên ngoài, đa số là bắt chước số đông nên không có ý nghĩa gì. Muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, con người cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin.
Câu 6. Theo em, bài học về sự khác biệt được rút ra từ văn bản này có phải chỉ có giá trị đối với lứa tuổi học sinh hay không? Vì sao?
Bài học về sự khác biệt có giá trị đối với tất cả mọi người. Bởi bài học này giúp con người hiểu được ý nghĩa của sự khác biệt, tích cực rèn luyện những phẩm chất tốt đẹp để có thể lựa chọn sự khác biệt có ý nghĩa.
Viết kết nối với đọc
Với câu mở đầu: Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa… Hãy viết tiếp 5 – 7 câu đề hoàn thành một đoạn văn.
Gợi ý:
Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa. Chúng ta có thể chia khác biệt làm hai loại: vô nghĩa và có nghĩa. Trước hết, khác biệt vô nghĩa có thể là việc bạn lựa chọn để một kiểu tóc kỳ quặc, hay làm những hành động lố bịch… để gây ra sự chú ý với mọi người xung quanh. Sự khác biệt này chỉ là những thay đổi bên ngoài, mà đa số con người lựa chọn để chứng tỏ bản thân. Nhưng thực chất, sự khác biệt này chỉ là sự bắt chước số đông nên không mang lại ý nghĩa gì. Bởi vậy, nếu muốn tạo ra sự khác biệt có ý nghĩa, cần phải rèn luyện từ nội tâm. Chúng ta cần phải có bản lĩnh, trí tuệ cũng như sự tự tin để có được lời nói và hành động đúng đắn. Sự khác biệt như vậy mới đem lại lợi ích cho mỗi người.
Xem thêm: Đoạn văn với câu mở đầu Tôi không muốn khác biệt vô nghĩa
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Hai loại khác biệt – Kết nối tri thức 6 Ngữ văn lớp 6 trang 58 sách Kết nối tri thức tập 2 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.