Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận bàn về Vượt qua cám dỗ (7 mẫu) Nghị luận 200 chữ lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Viết đoạn văn về những việc cần làm để một bộ phận giới trẻ ngày nay không bị cám dỗ bởi hư danh gồm 7 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết. Qua đó các bạn học sinh có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận, giọng điệu văn thích hợp, để sau đó nó trở thành kiến thức tâm đắc của chính mình.
TOP 7 Đoạn văn về vượt qua cám dỗ trong cuộc sống cực chất dưới đây được viết rất hay với văn phong rõ ràng, dễ hiểu có thể tự học để mở rộng, nâng cao kiến thức, sẽ giúp các em học môn Ngữ văn tốt hơn và có sự chuẩn bị tốt hơn khi học. Ngoài ra để nâng cao kỹ năng viết đoạn văn nghị luận các bạn xem thêm: đoạn văn nghị luận về lòng tốt trong cuộc sống, viết đoạn văn làm thế nào để từ bỏ tính độ kỵ, đoạn văn nghị luận về mục tiêu trong cuộc sống.
Nghị luận 200 chữ về cám dỗ trong cuộc sống – Mẫu 1
Trong guồng quay cuộc sống bộn bề, đôi khi con người bị thu hút bởi nhiều cám dỗ. Cám dỗ là sự kích thích hoặc lôi cuốn của những thứ mà ta mong muốn, nhưng thường mang những ảnh hưởng tiêu cực. Cám dỗ có thể chỉ là những thứ nhỏ nhặt như muốn ăn một chiếc bánh ngọt trong khi cơ thể ta đang cần tránh những đồ ngọt, hoặc có thể là ham muốn lớn lao như danh vọng, tiền tài,… Cám dỗ có thể xuất phát từ nhu cầu thiết yếu hoặc sở thích của con người và sự tác động của môi trường xung quanh. Nếu không dốc lòng vượt qua cám dỗ, để bản thân được nuông chiều quá đà, ta sẽ trở thành những kẻ vô kỉ luật. Dần dần, điều này kéo theo cả những thói xấu như lười biếng, tham lam, khôn lỏi, dối trá,… Cách để vượt qua cám dỗ là tập trung vào mục tiêu của mình, xác định rõ mong muốn của bản thân. Chẳng hạn nếu mục tiêu của bạn là một cơ thể săn chắc, bạn sẽ dễ dàng từ chối những thức ăn không lành mạnh và tập trung vào việc rèn luyện. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện sự kiên nhẫn, biết tự giác. Biết suy nghĩ về hậu quả chính là cách cho ta thêm động lực để từ chối cám dỗ. Bác Hồ từng hút thuốc lá trong nhiều năm. Khi nhận thấy đây là một thói quen có hại, Bác đã kiên quyết từ bỏ để làm gương cho thanh niên. Những ngày đầu bỏ thuốc lá, với Bác cũng vất vả lắm. Sau cùng, bằng ý chí, nghị lực của mình, Bác đã dứt bỏ được thói quen ấy. Người thừa nhận rằng “Thói quen rất khó đổi”, vậy mà Bác vẫn quyết sửa bằng được. Có nhiều đồng chí cán bộ vì noi gương Bác mà cũng từ bỏ thuốc lá. Ngược lại, có nhiều người sống vì lợi ích trước mắt mà đánh mất bản thân mình dẫn đến sống buông thả, đi ngược lại với tiêu chuẩn đạo đức và pháp luật. Những hành vi ấy cần ị phê phán mạnh mẽ. Cuộc đời giống như một đại dương sâu thẳm rất đẹp đẽ nhưng cũng ẩn chứa nhiều hiểm nguy. Hãy cẩn trọng trong từng bước đi để bảo vệ chính mình.
Viết đoạn văn về vượt qua cám dỗ trong cuộc sống – Mẫu 2
Trong hành trình đến với thành công, hạnh phúc, con người sẽ phải đương đầu với rất nhiều những khó khăn, thách thức và cả những cám dỗ tầm thường. Đứng trước những “cám dỗ” ngọt ngào, không phải ai cũng có đủ bản lĩnh, ý chí để vượt qua nó. Thế nhưng nếu chìm đắm trong những cám dỗ, con người sẽ đánh mất đi chính mình, thậm chí làm ra những hành động trái với lương tâm, đạo đức, pháp luật. Cám dỗ luôn hiện hữu và rình rập trong đời sống của chúng ta, nó luôn có một sức hút rất kì lạ khiến ta bị lôi cuốn, thu hút và rất dễ bị lôi kéo. Giống như việc không phải làm mà vẫn có ăn, đó chỉ có thể là những công việc phi pháp, nguy hiểm, trái lương tâm đạo đức con người. Nếu ta chỉ vì lòng tham mà không nhận ra điều đó đồng nghĩa với việc đa đã bị đồng tiền cám dỗ khiến bản thân sa ngã. Chỉ có sự hiểu biết, tư tưởng vững vàng và lập trường sống kiên định mới giúp ta dễ dàng nhận ra cám dỗ rồi vượt qua nó. Đối với người học sinh, nếu không thể chiến thắng được cám dỗ của những trò game điện tử, những cuộc vui chơi sa đà, những tệ nạn hút hít rượu chè thì làm sao có thể mang đến những hoa thơm trái ngọt trên con đường học tập. Cám dỗ sẽ lôi kéo cuộc đời chúng ta xuống vực thẳm, nếu không vượt qua được cám dỗ chính là thất bại thảm hại nhất. Để làm chủ bản thân và mang đến một cuộc sống ý nghĩa, chúng ta cần chiến thắng sức hấp dẫn từ những cám dỗ.
Viết đoạn văn 200 chữ về vượt qua cám dỗ – Mẫu 3
Chặng đường đi đến thành công không thể thiếu cụm từ “vượt qua cám dỗ.” Cám dỗ là những thú vui có thể khiến bạn sa đà và lãng quên đi mục đích của bản thân. Trong cuộc sống đầy chông gai và trắc trở này, không phải con người lúc nào cũng giữ vững được ý chí và sự kiên định. Nếu ở thời điểm đó, bạn lại bị cuốn vào những niềm yêu thích hư ảo thì chẳng biết đến bao giờ mới có thể hoàn thành mục tiêu. Bạn mở máy tính để xem bài giảng nhưng chưa xem được một nửa đã bị xao lãng bởi phần mềm trò chơi trong máy. Bạn đặt ra mục tiêu cho bản thân mỗi ngày phải học 50 từ mới Tiếng Anh nhưng lại quyết định để nó vào ngày hôm sau vì đang mải mê xem bộ phim mới chiếu. Sự cám dỗ sẽ khiến bạn hình thành nên những thói quen xấu và trong khi công việc đang chất chồng thì bạn vẫn luẩn quẩn trong vòng quay của những thú vui tiêu khiển.Khi ấy, suy nghĩ muốn lười biếng sẽ được cám dỗ vun đắp ngày càng cao rồi lớn đến mức chắn ngang đi con đường đi đến thành công của bạn. Vậy thì phải làm thế nào để vượt qua cám dỗ? Trước hết, ta phải nhận định rằng làm bất cứ việc gì cũng cần sự chuyên tâm và kiên định bởi nguyên nhân khiến con người bị cám dỗ chính là sự lung lay của ý thức. Tiếp đó, hãy học cách buông bỏ những niềm yêu thích vô bổ và lờ đi những lời rủ rê của bạn bè nếu công việc của bạn chưa hoàn thành. Việc của hôm nay thì cố gắng hoàn thành trong hôm nay, đừng khất đến ngày mai, bởi vì một khi như thế, con dao mang tên “cám dỗ” sẽ nhanh chóng lẻn vào và từ từ giết đi động lực của bạn. Và cuối cùng hãy nhớ rằng:“Thắng một vạn quân không bằng chiến thắng bản thân.” Nếu bạn có thể vượt qua cám dỗ thì bạn đã gần như chiến thắng bản thân rồi, khi ấy còn lo sợ gì không thể hoàn thành những mục tiêu to lớn khác.
Viết đoạn văn 200 chữ về vượt qua cám dỗ – Mẫu 4
Viết về thái độ của con người trước cám dỗ của cuộc đời, có ý kiến cho rằng: “Đầu hàng cám dỗ là hành động của thú tính, chiến thắng nó mới là con người”. Thật vậy! Cám dỗ là những lôi cuốn tiêu cực trong cuộc sống tác động trực tiếp đến lòng ham muốn của con người. Cám dỗ trong cuộc sống có thể đến từ những tệ nạn xã hội, những trò chơi tiêu cực, thậm chí là những tội ác xấu xa, tạo ra lối sống tiêu cực như đố kỵ, ganh ghét, tham lam,… Trước cám dỗ, con người có những cách ứng xử và thái độ khác nhau. Nếu chúng ta không đủ tỉnh táo, để lòng ham muốn trỗi dậy thành tham lam, ngu muội thì sẽ dễ dàng sa ngã vào những cám dỗ mà không thoát ra được, dẫn đến những hành động và tình huống xấu xa, tiêu cực như tệ nạn xã hội. Ngược lại, nếu chúng ta tỉnh táo, luôn giữ cho mình cái đầu lạnh và một tâm thế vững vàng, chính trực thì sẽ vượt qua được cám dỗ của cuộc sống dù chúng có hấp dẫn đến cỡ nào. Vượt qua được cám dỗ đồng nghĩa với việc vượt lên được chính bản thân mình, vượt lên những ham muốn tầm thường, vị kỉ, có như vậy chúng ta mới thực sự thành công. Như vậy, mỗi chúng ta cần phải luôn tỉnh táo và kiên định trong mọi tình huống và ý thức được những hậu quả tiêu cực của cám dỗ, có như vậy mới chiến thắng được chính bản thân mình.
Viết đoạn văn 200 chữ về vượt qua cám dỗ – Mẫu 5
Có nhận định cho rằng: “Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất”. Thật vậy, chúng ta thường rất khó khăn trong việc chiến thắng những cám dỗ đến với bản thân. Cám dỗ là ma lực khiến chúng ta đầu hàng trước những dự kiến ban đầu, sao nhãng trước những công việc còn dang dở. Cám dỗ sẽ ngăn cản bước đi của chúng ta trên con đường tìm kiếm thành công hay chân lí. Bên cạnh đó, cám dỗ sẽ khiến chúng ta dễ dàng hình thành nên những thói quen xấu, tìm kiếm những lí do để biện hộ cho cá nhân, tạo nên những vỏ bọc giả tạo trước những thử thách cuộc sống, hay chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng lại trì hoãn bởi những “lời cám dỗ ngọt ngào”. Khi đi học, chúng ta thường tìm những lí do để bao biện cho việc trễ nải chưa làm bài tập và sự lười biếng đó chính là cơn cám dỗ khó cưỡng nhất đối với học sinh. Nguyên nhân dẫn cám dỗ đến với bản thân đó chính là do ý chí và quyết tâm của chúng ta. Nhưng bạn không thay đổi, hay không muốn thay đổi bản thân để chống lại cơn cám dỗ ngọt ngào khiến con tim tan chảy kia? Muốn chiến thắng cám dỗ ta phải rèn luyện ý chí thật kiên định. Bên cạnh những kẻ để cám dỗ điều khiển khối óc thì còn có những con người có quyết tâm cao độ dù đương đầu trước vô vàn cám dỗ nhưng đã đạp bằng lên tất cả mà vươn đến một mục tiêu, một lý tưởng cao đẹp như nhà diễn giảng tài ba Adam Khoo đã vượt lên mọi cám dỗ bởi bạn bè xung quanh. Và qua đó, mỗi chúng ta cần không ngừng nỗ lực cố gắng vượt qua mọi cám dỗ và gian khó. Thế nên, thay vì ngồi chờ đợi sự cám dỗ lướt qua thì bạn hãy làm gì đó để cơn cám dỗ lụi tàn.
Ý nghĩa của việc vượt qua những cám dỗ đời thường – Mẫu 6
Trong cuộc đời mỗi con người luôn có một cuộc đấu tranh, đó là cuộc chiến đấu với chính mình để vượt qua những giới hạn và chiến thắng những cám dỗ tầm thường. Vượt qua cám dỗ là chìa khóa giúp chúng ta trưởng thành, thành công và hạnh phúc hơn.Các bạn trẻ thường lầm tưởng cám dỗ là cái gì đó xa vời, mông lung và khó thấy lắm. Nhưng thực ra cám dỗ lại ẩn chứa trong mọi sự việc, hiện tượng đời sống của mình. Cám dỗ là tiêu cực, là sức hút không lành mạnh, tuy nhiên sa ngã vào cám dỗ không đáng sợ bằng việc bạn không dám vượt qua cám dỗ. Cám dỗ là thứ chúng ta có thể chiến thắng được chỉ là bạn có dám chiến đấu, dám đương đầu và có đủ bản lĩnh hay không. Bất kể đối tượng nào từ đàn ông đến phụ nữ, từ người già đến người trẻ đều thường xuyên phải đối mặt với cám dỗ. Đứng trước cám dỗ nếu ta không đủ tỉnh táo và mạnh mẽ sẽ bị cám dỗ chi phối, nó đánh thức lòng tham lam, sự ngu muội và dẫn đến những quyết định sai lầm, tiêu cực. Có vượt qua được cám dỗ hay không bản thân ta là người quyết định, vì vậy hãy luôn cảnh giác với mọi cám dỗ, tự tin vào bản thân, hướng đến những điều tốt đẹp phía trước để bước qua rào cản cám dỗ.
Ý nghĩa của việc vượt qua những cám dỗ đời thường – Mẫu 7
Trong Kinh Pháp cú, Đức Phật từng dạy: “Chiến thắng hàng ngàn người, hàng ngàn lần trên chiến trường chẳng bằng người tự thắng. Người tự thắng là người vinh quang nhất”. Ngoài kia, nơi cuộc sống nhộn nhịp, có rất nhiều cái mới mẻ – đó là những cám dỗ. Những cám dỗ thì muôn hình vạn trạng, đa dạng, phong phú, rất thu hút… đã gọi là cám dỗ thì ít ai cưỡng lại được. Đó là những ham muốn đời thường: tiền, tài, địa vị, danh vọng, thú vui… Vậy ta phải làm gì trước những cám dỗ ấy? Thật vậy, chúng ta thường rất khó khăn trong việc chiến thắng những cám dỗ đến với bản thân. Cám dỗ là ma lực khiến chúng ta đầu hàng trước những dự kiến ban đầu, sao nhãng trước nhũng công việc còn dang dở. Cám dỗ sẽ ngăn cản bước đi của chúng ta trên con đường tìm kiếm thành công hay chân lý. Bên cạnh đó, cám dỗ sẽ khiến chúng ta dễ dàng hình thành nên những thói quen xấu, tìm kiếm những lí do để biện hộ cho cá nhân, tạo nên những vỏ bọc giả tạo trước những thử thách cuộc sống, hay chỉ là những việc nhỏ nhặt nhưng lại trì hoãn bởi những “cám dỗ ngọt ngào”. Khi đi học, chúng ta thường tìm những lí do để bao biện cho việc trễ nải chưa làm bài tập và sự lười biếng đó chính là cơn cám dỗ khó cưỡng nhất đối với học sinh. Ra xã hội, các tệ nạn như game, ma túy, thuốc lắc… là những thứ mà một số bạn trẻ hay bị cuốn vào. Lúc đầu là chơi để thử, để biết nhưng lâu dần thành nghiện. Một số người lại bị cám dỗ của tiền tài, địa vị lôi kéo. Họ tìm mọi cách để đạt được mong muốn kể cả làm những việc thất đức, vi phạm đạo đức xã hội. Nguyên nhân dẫn cám dỗ đến với bản thân đó chính là do ý chí và quyết tâm của chúng ta. Nhưng bạn không thay đổi, hay không muốn thay đổi bản thân để chống lại cơn cám dỗ ngọt ngào khiến con tim tan chảy kia? Muốn chiến thắng cám dỗ, ta phải rèn luyện ý chí thật kiên định. Là học sinh, bản lĩnh vượt qua cám dỗ được biểu hiện qua nhiều hành vi khác. Đó là khi bạn cương quyết không để cho bản thân mình quay cóp, chép bài trong giờ kiểm tra. Đó là khi bạn sẵn sàng đứng lên nói những sai sót của bạn bè và khuyên nhủ họ. Khi mắc sai lầm, bạn tự giác thừa nhận và sửa sai. Bên cạnh những kẻ để cám dỗ điều khiển khối óc thì còn có những con người có quyết tâm cao độ dù đương đầu trước vô vàn cám dỗ nhưng đã đạp bằng lên tất cả mà vươn đến một mục tiêu, một lý tưởng cao đẹp như nhà diễn giảng tài ba Adam Khoo đã vượt lên mọi cám dỗ bởi bạn bè xung quanh. Mỗi chúng ta cần không ngừng nỗ lực cố gắng vượt qua mọi cám dỗ và gian khó. Không cám dỗ nào có thể hấp dẫn được con người nếu trong trái tim anh ta đã có sẵn sức mạnh có khả năng phản ứng lại cám dỗ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Đoạn văn nghị luận bàn về Vượt qua cám dỗ (7 mẫu) Nghị luận 200 chữ lớp 12 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.