Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Địa lý 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 Địa lí 11 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm, tự luận giữa kì 2.
Đề cương giữa kì 2 Địa lí 11 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi giữa học kì 2 lớp 11. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Bên cạnh đề cương giữa kì 2 Địa lí 11 các bạn xem thêm: đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Vật lí 11 Cánh diều, đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều.
Đề cương ôn tập giữa kì 2 môn Địa lí 11 sách Cánh diều
TRƯỜNG THPT ………… BỘ MÔN: KHOA HỌC XÃ HỘI |
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA HỌC KỲ II MÔN: ĐỊA LÍ 11 |
Phần I: Trắc nghiệm (7 điểm)
Câu 1.1: Lãnh thổ của Liên bang Nga có đặc điểm nào sau đây?
A. rộng nhất thế giới.
B. nằm hoàn toàn ở châu Âu.
C. giáp Ấn Độ Dương.
D. liền kề với Đại Tây Dương.
Câu 1.2: Phát biểu nào sau đây không đúng với vị trí địa lí của Liên bang Nga?
A. Nằm ở châu lục Á, Âu.
B. Nằm ở bán cầu Bắc.
C. Giáp với Thái Bình Dương.
D. Giáp với Đại Tây Dương.
Câu 1.3: Chiều dài của đường Xích đạo được ví xấp xỉ với chiều dài
A. chiều dài các sông ở Liên bang Nga.
B. biên giới Liên bang Nga với châu Á.
C. đường bờ biển của Liên bang Nga.
D. đường biên giới của Liên bang Nga.
Câu 2.1: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện rõ Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Diện tích lớn nhất thế giới, nằm trên hai châu lục.
B. Đất nước trải dài từ đông sang tây, trên 11 múi giờ.
C. Đường bờ biển dài, giáp nhiều đại dương và biển.
D. Có các đới khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Câu 2.2: Địa hình chủ yếu ở phía Bắc Đồng bằng Tây Xi-bia của Liên bang Nga là
A. đầm lầy.
B. núi cao.
C. thảo nguyên.
D. sơn nguyên.
Câu 2.3: Lãnh thổ Liên bang Nga bao gồm phần lớn đồng bằng
A. Bắc Á và toàn bộ phần Đông Á.
B. Đông Âu và toàn bộ phần Tây Á.
C. Bắc Á và toàn bộ phần Trung Á.
D. Đông Âu và toàn bộ phần Bắc Á
Câu 3.1: Đặc điểm nào sau đây đúng với phần phía Tây của Liên bang Nga?
A. Phần lớn là núi và cao nguyên.
B. Có nguồn khoáng sản và hải sản lớn.
C. Có nguồn trữ năng thủy điện lớn.
D. Có đồng bằng Đông Âu tương đối cao.
Câu 3.2: Đặc điểm tự nhiên của phần phía Đông Liên bang Nga là
A. phần lớn núi và cao nguyên.
B. nhiều đồng bằng và vùng trũng.
C. có dãy U-ran giàu khoáng sản.
D. có nhiều đồi thấp và đầm lầy.
Câu 3.3: Phần lớn lãnh thổ Liên bang Nga có khí hậu
A. cận cực
B. ôn đới.
C. cận nhiệt.
D. nhiệt đới.
Câu 4.1: Rừng ở Liên bang Nga chủ yếu là rừng lá kim vì đại bộ phận lãnh thổ
A. trong vành đai ôn đới.
B. là đồng bằng.
C. là cao nguyên.
D. là đầm lầy.
Câu 4.2: Sông lớn nhất chảy trên đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga là
A. Ê-nit-xây.
B. Ô-bi.
C. Lê-na.
D. Von-ga.
Câu 4.3: Sông nào sau đây được xem là ranh giới tự nhiên của phần phía Đông và phần phía Tây Liên bang Nga?
A. Von-ga.
B. Ô-bi.
C. I- Ê-nit-xây.
D. Lê-na.
Câu 5.1: Vùng nào sau đây có mật độ dân số cao nhất ở Liên bang Nga?
A. Đồng bằng Đông Âu.
B. Đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Cao nguyên Trung Xi-bia.
D. Đông Xi-bia.
Câu 5.2: Phát biểu nào sau đây không đúng với dân cư – xã hội Liên bang Nga?
A. Người Nga là dân tộc chủ yếu.
B. Mật độ dân số trung bình rất cao.
C. Tỉ lệ dân sống ở thành thị lớn.
D. Nhiều người di cư ra nước ngoài.
Câu 5.3: Dân tộc nào sau đây chiếm đa số ở Liên bang Nga?
A. Tác-ta.
B. Chu-vát.
C. Nga.
D. Bát-xkia.
Câu 6.1: Sự phân bố dân cư không đều theo lãnh thổ của Liên bang Nga đã gây khó khăn cho việc
A. sử dụng hợp lí lao động và tài nguyên thiên nhiên.
B. sử dụng hợp lí lao động và bảo vệ các tài nguyên.
C. bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và phát triển đời sống.
D. phát triển đời sống và bảo vệ môi trường tự nhiên.
Câu 6.2: Phát biểu nào sau đây đúng với đặc điểm phân bố dân cư của Liên bang Nga?
A. Mật độ cao ở phía Đông và thưa thớt ở phía Tây.
B. Mật độ cao ở trung tâm và thưa thớt ở phía Đông.
C. Mật độ cao ở phía Đông và trung tâm, thưa thớt ở phía Tây.
D. Mật độ cao ở phía Tây và Nam, thưa thớt ở phía Đông và Bắc.
Câu 6.3: Nhận định nào sau đây không đúng với đặc điểm dân cư, dân tộc Liên bang Nga?
A. Dân số tăng nhanh.
B. Có dân số đông.
C. Tỉ lệ dân thành thị cao.
D. Có nhiều dân tộc.
Câu 7.1 Phát biểu nào sau đây không đúng với kinh tế của Liên bang Nga?
A. Công nghiệp là ngành quan trọng trong nền kinh tế.
B. Khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn của nền kinh tế.
C. Các ngành dịch vụ của đất nước đang phát triển mạnh.
D. Quỹ đất nông nghiệp lớn và chỉ phát triển trồng trọt.
Câu 7.2: Phát biểu nào sau đây không đúng với công nghiệp Liên bang Nga hiện nay?
A. Là một ngành xương sống của cả nền kinh tế.
B. Cơ cấu đa dạng, có cả truyền thống và hiện đại.
C. Tập trung ưu tiên phát triển ngành truyền thống.
D. Công nghiệp khai thác dầu khí là ngành mũi nhọn.
Câu 7.3: Công nghiệp của Liên bang Nga tập trung nhiều nhất ở vùng nào sau đây?
A. Đồng bằng Đông Âu.
B. Đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Khu vực dãy U-ran.
D. Khu vực Viễn Đông.
Câu 8.1: Các trung tâm công nghiệp rất lớn của Liên bang Nga là
A. Mát-xcơ-va và Xanh Pê-téc-bua.
B. Xanh Pê-téc-bua và Nô-vô-xi-biêc.
C. Nô-vô-xi-biêc và Vla-đi-vô-xtôc.
D. Vla-đi-vô-xtôc và Ác-khan-ghen.
Câu 8.2: Phát biểu nào sau đây đúng với ngành công nghiệp năng lượng của Liên bang Nga?
A. Sản xuất và xuất khẩu khí tự nhiên hàng đầu.
B. Ít chú trọng đầu tư cho sản xuất nhiệt điện.
C. Chưa chú trọng phát triển ngành thủy điện.
D. Sản lượng khai thác than đá lớn nhất thế giới.
Câu 8.3: Lợn được nuôi nhiều nhất ở nơi nào sau đây của Liên bang Nga?
A. Đồng bằng Đông Âu.
B. Đồng bằng Tây Xi-bia.
C. Trung Xi-bia.
D. Dãy U-ran.
Câu 9.1: Đặc điểm nào sau đây không thể hiện rõ Liên bang Nga là một đất nước rộng lớn?
A. Diện tích lớn nhất thế giới, nằm trên hai châu lục.
B. Đất nước trải dài từ đông sang tây, trên 11 múi giờ.
C. Đường bờ biển dài, giáp nhiều đại dương và biển.
D. Có các đới khí hậu, nhiều kiểu khí hậu khác nhau.
Câu 9.2: Điểm khác biệt của địa hình đồng bằng Đông Âu với đồng bằng Tây Xi-bia là
A. chủ yếu là đầm lầy xen lẫn dãy núi cao.
B. tương đối cao xen lẫn thung lũng rộng.
C. có nhiều sơn nguyên, cao nguyên lớn.
D. nhiều núi cao xen giữa các thung lũng.
Câu 9.3: Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên phần phía Tây của Liên bang Nga?
A. Đại bộ phận là đồng bằng và vũng trũng.
B. Phía bắc Tây Xi-bia chủ yếu là đầm lầy.
C. Không thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
D. Là nơi tập trung cây lương thực, thực phẩm.
Câu 10.1: Phát biểu nào sau đây không đúng về tự nhiên của Liên bang Nga?
A. Trữ lượng khoáng sản đứng vào hàng đầu thế giới.
B. Có các con sông lớn và hàng nghìn con sông nhỏ.
C. Diện tích rừng không lớn, rừng tai-ga là nhiều nhất.
D. cao nguyên, đầm lầy chiếm diện tích lớn, nhiều hồ.
Câu 10.2: Phát biểu nào sau đây không đúng với những khó khăn chủ yếu về tự nhiên của Liên bang Nga đối với phát triển kinh tế – xã hội?
A. Địa hình núi và cao nguyên chiếm diện tích lớn.
B. Nhiều vùng rộng, có khí hậu băng giá hoặc khô hạn.
C. Phần lớn lãnh thổ nằm ở vành đai khí hậu ôn đới.
D. Tài nguyên chủ yếu ở vùng núi hoặc vùng lạnh giá.
Câu 10.3: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng Đông Âu của Liên bang Nga?
A. Địa hình tương đối cao, xen lẫn đồi thấp.
B. Đất đai màu mỡ thuận lợi cho trồng trọt.
C. Phần phía bắc đồng bằng chủ yếu là đầm lầy.
D. Là nơi tập trung dân cư và các thành phố.
………….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 sách Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập giữa học kì 2 môn Địa lí 11 sách Cánh diều Ôn tập giữa kì 2 Địa lý 11 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.