Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 11 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều là tài liệu cực kì hữu ích mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn giới thiệu đến quý thầy cô cùng các bạn lớp 11 tham khảo.
TOP 2 Đề thi giữa kì 2 Lý 11 Cánh diều được biên soạn theo cấu trúc mới có đáp án giải chi tiết kèm theo. Thông qua đề thi giữa kì 2 Vật lý 11 Cánh diều giúp các bạn học sinh nhanh chóng làm quen với cấu trúc đề thi, ôn tập để đạt được kết quả cao trong kì thi sắp tới. Đồng thời cũng là tài liệu tham khảo dành cho quý thầy cô ra đề thi cho các em học sinh của mình. Ngoài ra các bạn xem thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán 11 Cánh diều.
Đề thi giữa kì 2 Lý 11 Cánh diều (Có đáp án)
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ……. TRƯỜNG THPT ………. |
KIỂM TRA GIỮA KỲ II – NH: 2023 – 2024 Môn: Vật Lí, Lớp 11 Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề) |
Phần I – TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN
Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 15. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án.
Mỗi câu đúng được 0,3 điểm.
Câu 1: Hai điện tích điểm q1 và q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không thì lực tương tác giữa hai điện tích được xác định bởi biểu thức nào sau đây?
.
Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng về điện môi.
A. Điện môi là môi trường cách điện.
B. Hằng số điện môi của chân không bằng 1.
C. Hằng số điện môi của một môi trường cho biết lực tương tác giữa các điện tích trong môi trường đó nhỏ hơn so với khi chúng đặt trong chân không bao nhiêu lần.
D. Hằng số điện môi có thể nhỏ hơn 1.
Câu 3: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?
A. 1,6. 10-19 C
B. -1,6. 10-19 C
C. 3,2. 10-19 C
D. -3,2. 10-19 C
Câu 4: Theo thuyết electron, khái niệm vật nhiễm điện:
A. Vật nhiễm điện dương là vật chỉ có các điện tích dương.
B. Vật nhiễm điện âm là vật chỉ có các điện tích âm.
C. Vật nhiễm điện dương là vật thiếu electron, nhiễm điện âm là vật dư electron.
D. Vật nhiễm điện dương hay âm là do số electron trong nguyên tử nhiều hay ít.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Trong vật dẫn điện có rất nhiều điện tích tự do.
B. Trong điện môi có rất ít điện tích tự do.
C. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do hưởng ứng vẫn là một vật trung hoà điện.
D. Xét về toàn bộ thì một vật nhiễm điện do tiếp xúc vẫn là một vật trung hoà điện.
Câu 6: Điện trường là
A. môi trường không khí quanh điện tích.
B. môi trường chứa các điện tích.
C. môi trường dẫn điện.
D. môi trường bao quanh điện tích, gắn với điện tích và tác dụng lực điện lên các điện tích khác đặt trong nó.
Câu 7: Cho một điện tích điểm –Q; điện trường tại một điểm mà nó gây ra có chiều
A. hướng về phía nó.
B. hướng ra xa nó.
C. phụ thuộc độ lớn của nó.
D. phụ thuộc vào điện môi xung quanh.
Câu 8: Đường sức điện cho biết
A. độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.
B. độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.
C. độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.
D. hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Câu 9: Công của lực điện không phụ thuộc vào
A. vị trí điểm đầu và điểm cuối đường đi.
B. cường độ của điện trường.
C. hình dạng của đường đi.
D. độ lớn điện tích bị dịch chuyển.
Câu 10: Thế năng của một điện tích điểm q tại điểm M trong điện trường (WM) được xác định bằng biểu thức: (với VM là điện thế tại M)….
Câu 11: Thế năng của điện tích trong điện trường đặc trưng cho
A. khả năng tác dụng lực của điện trường.
B. phương chiều của cường độ điện trường.
C. khả năng sinh công của điện trường.
D. độ lớn nhỏ của vùng không gian có điện trường.
Câu 12: Công của lực điện trường khi một điện tích di chuyển từ điểm M đến điểm N trong điện trường đều được xác định bằng công thức: A = qEd. Trong đó d là
A. chiều dài MN.
B. chiểu dài đường đi của điện tích.
C. đường kính của quả cầu tích điện.
D. hình chiếu của đường đi lên phương của một đường sức.
Câu 13: Tụ điện là hệ thống
A. gồm hai vật đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
B. gồm hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
C. gồm hai vật dẫn đặt tiếp xúc với nhau và được bao bọc bằng điện môi.
D. hai vật dẫn đặt cách nhau một khoảng đủ xa.
Câu 14: Để tích điện cho tụ điện, ta phải
A. mắc vào hai đầu tụ một hiệu điện thế.
B. cọ xát các bản tụ với nhau.
C. đặt tụ gần vật nhiễm điện.
D. đặt tụ gần nguồn điện.
Câu 15: Đại lượng nào đặc trưng cho khả năng tích điện của tụ điện?
A. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ.
B. Hằng số điện môi.
C. Cường độ điện trường bên trong tụ.
D. Điện dung của tụ điện.
……….
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi giữa kì 2 Lý 11 Cánh diều
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Vật lí 11 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 2 Đề kiểm tra giữa kì 2 Lý 11 (Có đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.