Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận + Đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều gồm 3 đề thi, có đáp án và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi giữa kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 3 Đề thi giữa kì 2 môn Tiếng Việt 3 Cánh diều, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi giữa kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều – Đề 1
1.1. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Trường Tiểu học…………….. |
PHIẾU KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II |
A. ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
II. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
1. Đọc thầm bài văn sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:
KHỈ CON BIẾT VÂNG LỜI
Một buổi sáng, Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi đi hái trái cây. Khỉ con mang giỏ trên lưng, rong chơi trên đường đi và quên mất lời mẹ dặn. Khỉ con thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn. Khỉ con cũng muốn rong chơi nên cùng Thỏ chạy đuổi theo Chuồn Chuồn. Đến chiều về tới nhà, Khỉ con không mang được trái cây nào về nhà cho mẹ cả. Mẹ buồn lắm, mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ thấy buồn khi con không nghe lời mẹ dặn. Bây giờ trong nhà không có cái gì ăn cả là tại vì con mải chơi, không đi tìm trái cây.
Khỉ con biết lỗi, cúi đầu xin lỗi mẹ. Mẹ cõng Khỉ con trên lưng đi tìm trái cây ăn cho bữa tối. Một hôm, mẹ bị trượt chân ngã, đau quá không đi kiếm ăn được. Mẹ nói với Khỉ con:
– Mẹ bị đau chân, đi không được. Con tự mình đi kiếm trái cây để ăn nhé!
Khỉ con nghe lời mẹ dặn, mang giỏ trên lưng và chạy xuống núi đi tìm trái cây. Trên đường đi, Khỉ con thấy bắp bèn bẻ bắp, thấy chuối bèn bẻ chuối và khi thấy Thỏ con đang đuổi bắt Chuồn Chuồn, Khỉ bèn tự nhủ: “Mình không nên ham chơi, về nhà kẻo mẹ mong”.
Và thế là Khỉ con đi về nhà. Mẹ thấy Khỉ con về với thật nhiều trái cây thì mừng lắm. Mẹ khen:
– Khỉ con biết nghe lời mẹ, thật là đáng yêu!
(Vân Nhi)
Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước đáp án đúng nhất
Câu 1: Khỉ mẹ dặn Khỉ con xuống núi làm công việc gì? (1đ)
A. Đi hái trái cây.
B. Đi học cùng Thỏ con.
C. Đi săn bắt.
Câu 2: Vì sao Khỉ con phải tự mình đi kiếm trái cây? (1đ)
A. Vì Khỉ con muốn chuộc lỗi với mẹ.
B. Vì Khỉ mẹ muốn Khỉ con nhận ra lỗi lầm của mình.
C. Vì Khỉ mẹ đau chân vì bị trượt chân ngã.
Câu 3: Điều gì khiến Khỉ con được mẹ khen? (1đ)
A. Vì Khỉ con đã biết vâng lời mẹ, hái được giỏ đầy trái cây.
B. Vì Khỉ con đã không bị ngã khi đi hái trái cây.
C. Vì Khỉ con đã biết giúp đỡ người khác trên đường đi hái trái cây.
2. Hoàn thiện các bài tập sau:
Câu 4. Gạch chân dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Bằng gì? (1đ) (M2) (SGKTV3 – tập 2- T28)
a) I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo.
b) Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt.
Câu 5. Viết tên thôn (xóm), xã (phường, thị trấn), huyện (quận, thị xã, thành phố), tỉnh nơi em ở. (1đ) (M3) (SGKTV3 – tập 2- T6)
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6. Điền dấu ngoặc kép vào vị trí phù hợp trong truyện vui dưới đây: (1đ) M3 (SGKTV3 – tập 2- T38)
ĐẶT CÂU
Hùng:
– Bài đọc trên có từ mếu máo. Bạn hãy đặt một câu với từ đó!
Hiếu:
– Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói.
Hùng:
– Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt.
Hiếu:
– Có mà: Vừa khóc vừa nói có nghĩa là mếu máo rồi!
B. VIẾT
PHẦN I: CHÍNH TẢ (5 điểm)
Câu 1. (4 điểm) Giáo viên đọc cho học sinh viết bài “ Chiều trên thành phố Vinh” (SGKTV3- tập 2- T39)
Câu 2. Điền chữ t hay ch vào chỗ chấm trong đoạn văn sau: (1 điểm)
Hương thí……ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xí…. lại gần. Những ánh đèn chi chí….., lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chế….. trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng.
PHẦN II: TẬP LÀM VĂN (5 điểm)
Đề bài: Viết một bức thư gửi người thân (ông, bà, cô, chú, bác, dì, cậu,…) kể về những thay đổi tốt đẹp gần đây ở địa phương em
1.2. Đáp án đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
A. ĐỌC
I. ĐỌC THÀNH TIẾNG (4 điểm)
- Học sinh đọc trôi chảy, rõ ràng, giọng đọc có biểu cảm.
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng ở các dấu câu, các cụm từ, đọc đúng tiếng từ
- Tùy theo mức độ cho học sinh điểm ở các mức.
II. ĐỌC HIỂU VÀ KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT (6 điểm)
Câu | Đáp án | Điểm | Ghi chú |
1 | A | 1 | |
2 | C | 1 | |
3 | A | 1 | |
4 |
a) I-xra-en phát triển chủ yếu bằng trí óc sáng tạo. b) Người I-xra-en đã biến sa mạc thành ruộng đồng xanh tốt bằng kĩ thuật tưới nhỏ giọt. |
1,0 |
|
5 |
Ví dụ: thôn Đấp, xã Sơn Hải, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang |
1,0 |
|
6 |
ĐẶT CÂU Hùng: – Bài đọc trên có từ “mếu máo”. Bạn hãy đặt một câu với từ đó! Hiếu: – Câu của mình là: Bạn Quang chạy xe xích lô, vừa khóc, vừa nói. Hùng: – Nhưng câu đó chưa có từ cần đặt. Hiếu: – Có mà: “Vừa khóc vừa nói” có nghĩa là “mếu máo” rồi! |
1,0 |
B. VIẾT
Phần 1: Chính tả (5 điểm)
Câu 1(4 điểm): Chính tả (Nghe – viết)
Viết đúng, đẹp không sai lỗi chính tả được 4 điểm. Sai mỗi lỗi trừ 0,25 điểm.
Câu 2.(1 điểm) Đúng mỗi chữ được 0,25 điểm:
Hương thích ngắm thành phố từ trên boong tàu. Khi biển lặng, cô thấy thành phố như xích lại gần. Những ánh đèn chi chít, lấp lánh tựa sao sa. Tháp nhà thờ chênh chếch trên nền trời đêm. Gió đưa tiếng chuông ngân nga văng vẳng.
Phần 2 (5 điểm): Tập làm văn
Kiểm tra tập làm văn (5.0 điểm)
- HS viết được bức thư theo đúng yêu cầu của đề bài (3.0đ). Tùy theo mức độ số câu, ý kể và sắp xếp câu hợp lý mà cho các mức điểm.
- Biết dùng từ, đặt câu phù hợp (1.0đ).
- Chữ viết, chính tả: Chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi chính tả thông thường, trình bày bài sạch sẽ (0.5đ).
- Sáng tạo: Bài viết tự nhiên, không dập khuôn theo văn mẫu, … (0.5đ).
(Tùy theo mức độ sai sót về nội dung, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm lẻ đến 0,5 điểm).
* Bài viết bị trừ điểm nếu mắc lỗi sau:
- Mắc từ 3-5 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu, …) trừ 1,0 điểm.
- Mắc từ 6 lỗi (chính tả, dùng từ, viết câu, …) trở lên trừ 1,5 điểm.
- Chữ xấu, khó đọc, trình bày bẩn và cẩu thả trừ 0,5 điểm.
* Lưu ý:
Điểm KTĐK môn Tiếng Việt = Trung bình cộng (điểm bài KT số 1 + điểm bài KT số 2) và được làm tròn 1 lần.
1.3. Ma trận đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3
Ma trận kiểm tra đọc
Mạch kiến thức, kĩ năng | Số câu và số điểm | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | ||||
TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | TNKQ | TL | ||
1. Đọc thành tiếng |
Số câu |
Tích hợp 2 mức độ |
1 |
||||||
Số điểm |
2,0 |
2,0 |
4,0 |
||||||
2. Đọc hiểu |
Số câu |
2 |
1 |
3 |
|||||
Số điểm |
2,0 |
1,0 |
3,0 |
||||||
3. Kiến thức tiếng Việt |
Số câu |
1 |
1 |
1 |
1 |
2 |
|||
Số điểm |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
1,0 |
2,0 |
||||
Tổng |
Số câu |
4 |
3 |
||||||
Số điểm |
2,0 |
2,0 |
1,0 |
3,0 |
1,0 |
4,0 |
6,0 |
Ma trận kiểm tra viết
TT | Chủ đề | Mức 1 | Mức 2 | Mức 3 | Tổng | |||||
TN | TL | TN | TL | TN | TL | TN | TL | |||
Phần 1: Chính tả |
Nghe -viết |
Số câu |
1 câu tích hợp 2 mức |
1 |
||||||
Số điểm |
3 đ |
1đ |
4đ |
|||||||
Bài tập |
Số câu |
1 |
1 |
|||||||
Số điểm |
1đ |
1 đ |
||||||||
Phần II TLV |
Số câu |
1 câu tích hợp 3 mức độ |
1 |
|||||||
Số điểm |
2đ |
2đ |
1đ |
5đ |
||||||
Cộng |
Số câu |
3 |
||||||||
Số điểm |
5đ |
4đ |
1đ |
10 đ |
2. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều – Đề 2
A. PHẦN KIỂM TRA ĐỌC: (10 ĐIỂM)
I. Đọc thành tiếng: (3 điểm)
– GV cho học sinh bắt thăm đọc một đoạn văn bản trong các phiếu đọc. Đảm bảo đọc đúng tốc độ, thời gian 3 – 5 phút/ HS.
– Dựa vào nội dung bài đọc, GV đặt câu hỏi để học sinh trả lời.
II. Đọc thầm và làm bài tập: (7 điểm)
Đọc đoạn văn sau:
RỪNG CỌ QUÊ TÔI
Chẳng có nơi nào như sông Thao quê tôi, rừng cọ trập trùng.
Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy, trưa hè lấp lóa ánh nắng như rừng Mặt trời mới mọc. Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu.
Căn nhà tôi ở núp dưới rừng cọ. Ngôi trường tôi học cũng khuất trong rừng cọ. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ. Không đếm được có bao nhiêu tàu lá cọ xòe ô lớp kín trên đầu. Ngày nắng, bóng râm mát rượi. Ngày mưa, cũng chẳng ướt đầu.
Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo lên gác bếp, để gieo cấy mùa sau. Chiều chiều chăn trâu, chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi…
Người sông Thao đi đâu, rồi cùng nhớ về rừng cọ quê mình.
(Theo Nguyễn Thái Vận)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
Câu 1. Dòng nào nêu đúng trình tự của phần thân bài (“Thân cọ…vừa béo vừa bùi…”)?
a. Vẻ đẹp của cây cọ – Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ – Ích lợi của cây cọ.
b. Vẻ đẹp của cây cọ – Ích lợi của cây cọ – Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ.
c. Ích lợi của cây cọ – Thời thơ ấu của tác giả gắn với cây cọ – Vẻ đẹp của cây cọ.
Câu 2. Bài đọc nhắc đến những bộ phận nào của cây cọ?
a. Thân, búp, lá.
b. Thân, búp, cây non, lá.
c. Thân, búp, lá, trái.
Câu 3. Chi tiết nào dưới đây cho thấy rừng cọ rất rậm rạp?
a. Ngày ngày đến lớp, tôi đi trong rừng cọ.
b. Cây non vừa trồi, lá đã xòa sát mặt đất.
c. Lá cọ xòe ô lợp kín trên đầu.
Câu 4. Câu nào dưới đây không có hình ảnh so sánh?
a. Thân cọ vút thẳng trời hai, ba chục mét cao, gió bão không thể quật ngã.
b. Búp cọ vuốt dài như thanh kiếm sắc vung lên.
c. Lá cọ tròn xòe ra nhiều phiến nhọn dài, trông xa như một rừng tay vẫy.
Câu 5. Dòng nào nêu đúng 4 từ ngữ chỉ hoạt động trong 2 câu: “Mùa xuân, chim chóc kéo về từng đàn. Chỉ nghe tiếng chim hót líu lo mà không thấy bóng chim đâu”?
a. Kéo về, nghe, líu lo, thấy.
b. Kéo về, nghe, hót, thấy.
c. Từng đàn, nghe, hót, thấy.
Câu 6. Viết 1 – 2 câu nêu cảm nghĩ của em sau khi đọc xong bài Rừng cọ quê tôi.
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
Câu 7. Nối các từ có nghĩa giống nhau với từ chỉ màu sắc thích hợp:
Đỏ tươi |
Đỏ thắm |
Xanh rì |
Đỏ ửng |
Đỏ |
Xanh |
Đỏ rực |
Xanh biếc |
Xanh lơ |
Xanh lam |
Câu 8. Quan sát các hình ảnh sau, tự đặt câu hỏi Bằng gì?, Để làm gì? theo gợi ý và trả lời các câu hỏi đó.
(Người hát quan họ/ di chuyển/ thuyền/ biểu diễn hát quan họ) |
Hỏi (Bằng gì?)…………………………………………….. Trả lời:……………………………………………………….. Hỏi (Bằng gì?)…………………………………………….. Trả lời:……………………………………………………….. |
(Lính cứu hỏa/ di chuyển/xe cứu hỏa/ đi chữa cháy) |
Hỏi (Bằng gì?)…………………………………………….. Trả lời:……………………………………………………….. Hỏi (Bằng gì?)…………………………………………….. Trả lời:……………………………………………………….. |
Câu 9. Đặt 1 câu cảm và 1 câu khiến.
……………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………..
B. PHẦN KIỂM TRA VIẾT: (10 ĐIỂM)
1. Nghe – viết (4 điểm)
Thăng Long, Hà Nội, đô thành
Nước non ai vẽ nên tranh họa đồ
Cố đô rồi lại tân đô
Nghìn năn văn vật bây giờ là đây.
2. Luyện tập: Viết đoạn văn (6 điểm)
Chọn 1 trong 2 đề sau:
a. Viết đoạn văn kể về một hoạt động tập thể trong năm học của lớp em (trồng cây/ hoa, quét dọn vệ sinh/ trang trí lớp học, tham quan cảnh đẹp/ di tích lịch sử,…).
b. Viết đoạn văn tả một đồ vật (hoặc cây cối) thân quen ở mái trường thân yêu.
3. Đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Cánh diều – Đề 3
A. Kiểm tra đọc (10 điểm)
1. Kiểm tra đọc thành tiếng (4 điểm)
2. Kiểm tra đọc hiểu kết hợp kiểm tra từ và câu (6 điểm)
Đọc bài sau và trả lời câu hỏi:
Chia sẻ niềm vui
Mấy ngày liền, báo chí liên tục đưa tin về thiệt hại do cơn bão mới nhất gây ra. Có một bức ảnh làm tôi rất xúc động: Một phụ nữ trẻ ngồi thẫn thờ trước ngôi nhà đổ nát của mình. Đứng cạnh chị là một bé gái đang bám chặt lấy mẹ, mắt mở to, sợ hãi.
Con trai tôi sốt sắng nói:
– Trường con đang quyên góp sách vở, quần áo giúp các bạn vùng bị bão, mẹ ạ.
– Bố mẹ giúp con chuẩn bị nhé? Mẹ còn muốn đóng một thùng riêng gửi tặng hai mẹ con trong bức ảnh này.
Chúng tôi cùng cậu con trai chất vào hai chiếc thùng các tông quần áo, sách vở, đồ dùng…Đứng nhìn bố mẹ và anh sắp xếp, con gái tôi có vẻ nghĩ ngợi. Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay. Tay nó ôm chặt con búp bê tóc vàng. Đó là món đồ chơi nó yêu thích nhất. Nó hôn tạm biệt con búp bê rồi bỏ vào thùng. Tôi bảo:
– Con gửi cho em thứ khác cũng được. Đây là con búp bê mà con thích nhất mà.
Con gái tôi gật đầu:
– Em bé nhận được sẽ rất vui, mẹ ạ.
Tôi xúc động nhìn con. Ôi, con gái tôi đã biết chia sẻ niềm vui để em bé kia cũng được vui!
MINH THƯ
Khoanh vào chữ cái trước ý đúng nhất và trả lời các câu hỏi dưới đây:
Câu 1. Ở đoạn 1, điều gì khiến người mẹ trong câu chuyện xúc động? (0.5 điểm)
A. Những thông tin từ các bài báo về một cơn bão mới.
B. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà mới.
C. Bức ảnh người mẹ và bé gái trước một ngôi nhà đổ nát.
Câu 2. Gia đình hai bạn nhỏ làm gì để giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá? (0.5 điểm)
A. Cậu con trai sốt sắng báo tin nhà trường đang quyên góp và cùng bố mẹ chuẩn bị sách vở, quần áo, đồ dùng…giúp đồng bào bị bão tàn phá.
B. Cả nhà tham gia vận động mọi người giúp đỡ đồng bào vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tặng em nhỏ một chú gấu bông.
Câu 3. Bé gái tặng gì cho em nhỏ ? (0.5 điểm)
A. Quần áo, sách vở, một số đồ dùng cá nhân.
B. Con búp bê mà bé yêu thích nhất.
C. Con gấu bông mà bé yêu thích nhất.
Câu 4. Em có nhận xét gì về hành động của bé gái trong câu chuyện? (0.5 điểm)
A. Bé gái tối bụng, biết cùng cả nhà chia sẻ đồ dùng cho đồng bào vùng bị bão tàn phá.
B. Bé gái tốt bụng, biết tặng món đồ chơi yêu thích nhất cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
C. Bé gái tốt bụng, biết chia sẻ niềm vui của mình cho em nhỏ ở vùng bị bão tàn phá.
Câu 5. Cho biết câu văn sau đây thuộc kiểu câu nào ? (0,5 điểm)
Nó chạy vào phòng, rồi trở ra ngay.
A. Ai làm gì?
B. Ai thế nào?
C. Ai là gì?
Câu 6. Nhóm từ ngữ nào sau đây không phải là nhóm từ ngữ chỉ cộng đồng: (0,5 điểm)
A. Bản làng, dòng họ, lớp học, trường học.
B. Thôn xóm, dòng họ, trường học, khu phố.
C. Bản làng, đoàn kết, dòng họ, lớp học.
Câu 7. Đặt một câu có từ ngữ chỉ cộng đồng? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 8. Nêu ý nghĩa của bài đọc Chia sẻ niềm vui? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
Câu 9. Qua bài đọc Chia sẻ niềm vui, em rút ra được bài học gì? (1 điểm)
……………………………………………………………………………………………………………
B. Kiểm tra viết
I. Bài viết – nghe – viết (3 điểm):
Phố phường Hà Nội
(Trích)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hang Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh…
Ca dao
II. Bài viết: (6 điểm)
Viết đoạn văn nêu suy nghĩ của em về một nhân vật em yêu thích trong câu chuyện em đã đọc hoặc bộ phim em đã xem.
Gợi ý:
- Tên truyện (phim) đó là gì?
- Em thích nhân vật nào trong truyện (phim) đó?
- Nhân vật ấy có đặc điểm hoặc hoạt động gì khiến em yêu thích?
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi giữa học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Cánh diều 3 Đề kiểm tra giữa kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận + Đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.