Bạn đang xem bài viết Soạn bài Ôn tập giữa học kì 2 (trang 71) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 27 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn bài Ôn tập giữa học kì II giúp các em học sinh lớp 3 tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong SGK Tiếng Việt 3 tập 2 Kết nối tri thức với cuộc sống trang 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78.
Nhờ đó, các em sẽ ôn tập giữa học kì 2 thật tốt. Đồng thời, cũng giúp thầy cô nhanh chóng soạn giáo án Ôn tập giữa học kì II – Tuần 18 theo chương trình mới. Chi tiết mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để ôn thi giữa kì 2 hiệu quả hơn:
Soạn bài Ôn tập giữa học kì 2 Kết nối tri thức với cuộc sống
- Ôn tập giữa học kì I – Tiết 1, 2
- Ôn tập giữa học kì I – Tiết 3, 4
- Ôn tập giữa học kì I – Tiết 5
- Ôn tập giữa học kì I – Tiết 6, 7
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 1, 2
Câu 1
Chọn và nêu nội dung của 3 bài trong số các bài dưới đây:
Trả lời:
– Cóc kiện trời: Nhờ tinh thần quyết tâm và biết đấu tranh cho lẽ phải nên Cóc và các bạn đã chiến thắng đội quân hùng hậu của Trời, buộc trời phải làm mưa cho hạ giới.
– Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục đầy thuyết phục và đúng đắn của của Bác. Qua đó nhắc nhở mọi người có ý thức rèn luyện sức khỏe.
– Ngày như thế nào là đẹp: Cuộc tranh luận của Châu Chấu và Giun đất về thế nào là một ngày đẹp trời. Cuối cùng là lời giải đáp của bác Kiến về ngày như thế nào là đẹp.
Câu 2
Đọc một trong những bài trên và trả lời câu hỏi.
a. Bài đọc viết về ai hoặc viết về sự vật gì?
b. Em nhớ nhất chi tiết nào trong bài đọc?
c. Em học được điều gì từ bài đọc?
Trả lời:
Đọc bài “Cóc kiện trời”
a. Bài đọc viết về Cóc lên thiên đình kiện trời vì suốt mấy năm ròng trời làm hạn quá lâu, hạn giới không có một giọt nước.
b. Em nhớ nhất chỉ tiết: Cóc sắp xếp vị trí cho các con vật đi cùng nó vì cách sắp xếp này cho thấy cóc rất thông minh.
c. Em học được điều từ bài đọc: phải đoàn kết với nhau, người sống lẽ phải, chính nghĩa sẽ luôn là người chiến thắng.
Câu 3
Đọc bài thơ dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Trăng ơi… từ đâu đến?
(Trích)
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ cánh rừng xa
Trăng hồng như quả chín
Lửng lơ lên trước nhà.
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay biển xanh diệu kì
Trăng tròn như mắt cá
Chẳng bao giờ chớp mi.
Trăng ơi… từ đâu đến?
Hay từ một sân chơi
Trăng bay như quả bóng
Bạn nào đá lên trời.
(Trần Đăng Khoa)
a. Tìm các từ ngữ chỉ sự vật và từ ngữ chỉ đặc điểm trong bài thơ.
b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với những gì?
c. Em thích hình ảnh so sánh nào nhất? Vì sao?
Trả lời:
a. Từ ngữ chỉ sự vật: Trăng, cánh rừng, quả, nhà, biển, mắt cá, sân chơi, quả bóng, trời.
Từ ngữ chỉ đặc điểm: hồng, chín, xanh, tròn,…
b. Trong bài thơ, trăng được so sánh với quả chín, mắt cá, quả bóng.
c. Em hình ảnh so sánh “Trăng hồng như quả chín” nhất. Vì hình ảnh giúp em hình dung trăng mới mọc sắc hồng, được so sánh với trái chín, đúng về màu sắc và còn gợi lên cảm giác ngọt mát.
Câu 4
Chọn dấu hai chấm hoặc dấu phẩy thay cho ô vuông trong đoạn văn dưới đây:
Trả lời:
Không sao đếm hết được các loài cá với đủ màu sắc: cá kim bé nhỏ như qua diêm màu tím, cá ót mặc áo vàng có sọc đen, cá khoai trong suốt như miếng nước đá, cá song lực lưỡng, da đen trũi, cá hồng đỏ như lửa,…
Câu 5
Tìm các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn trên.
Mẫu:
Trả lời:
Sự vật 1 |
Đặc điểm |
Từ so sánh |
Sự vật 2 |
Cá kim Cá khoai Cá hồng |
bé nhỏ trong suốt đỏ |
như như như |
que diêm miếng nước đá lửa |
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 3, 4
Câu 1
Đọc 2 – 3 khổ thơ em đã thuộc. Em thích những câu thơ nào nhất?
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Câu 2
Tìm các từ có nghĩa giống nhau hoặc có nghĩa trái ngược nhau trong đoạn thơ dưới đây:
Sáng đầu thu trong xanh
Em mặc quần áo mới
Đi đón ngày khai trường
Vui như là đi hội.
Gặp bạn, cười hớn hở
Đứa tay bắt mặt mừng
Đứa ôm vai bá cổ
Cặp sách đùa trên lưng…
Từng nhóm đứng đo nhau
Thấy bạn nào cũng lớn
Năm xưa bé tí teo,
Giờ lớp ba, lớp bốn.
(Nguyễn Bùi Vợi)
Trả lời:
- Các từ có nghĩa giống nhau: cười hớn hở – tay bắt mặt mừng
- Các từ có nghĩa trái ngược nhau: lớn – bé tí teo, năm xưa – giờ
Câu 3
Tìm từ có nghĩa giống và từ có nghĩa trái ngược với mỗi từ dưới đây:
mới, nhỏ, nhiều
Trả lời:
Từ đồng nghĩa | Từ trái nghĩa | |
mới | mới mẻ, mới toanh | cũ, cũ kĩ, xưa cũ |
nhỏ | bé | lớn, to |
nhiều | lắm | ít |
Câu 4
Chọn dấu câu thích hợp thay cho ô vuông trong bài thơ dưới đây:
Lúa và gió
Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm:
… Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im …
Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
… Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát.
(Theo Phạm Hổ)
Trả lời:
Cua con hỏi mẹ
Dưới ánh trăng đêm:
– Cô lúa đang hát
Sao bỗng lặng im?
Đôi mắt lim dim
Mẹ cua liền đáp:
– Chú gió đi xa
Lúa buồn không hát.
(Theo Phạm Hổ)
Câu 5
Dựa vào tranh dưới đây, đặt 4 câu: câu kể, câu hỏi, câu cảm, câu khiến.
Trả lời:
– Câu kể:
- Em ước mơ được trở thành họa sĩ.
- Hôm qua em được đi xem biểu diễn ca nhạc.
- Mẹ tớ là một đầu bếp.
– Câu hỏi:
- Cô giáo đang làm gì?
- Cậu có muốn được bay vào vũ trụ không?
– Câu cảm:
- Ôi, bạn ấy hát hay quá!
- Tranh cậu vẽ thật là đẹp!
– Câu khiến:
- Hãy nói cho tớ lý do cậu muốn trở thành bác sĩ!
- Hãy luyện tập chăm chỉ để có thể hát thật hay nhé!
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 5
Câu 1
Đọc câu chuyện dưới đây và thực hiện yêu cầu.
Đường về
Cậu bé cùng mẹ trở về ngôi nhà cũ. Non xanh đang chuyển mình. Những chiếc lá khiêm nhường suốt mùa đông hé mở dần dưới bầu trời. Một cây chuối rừng mọc nghiêng trên vách đá đã vội nở hoa, chẳng cần chờ mùa mới đến. Những bông hoa đỏ lập loè như những bó đuốc trong hơi sương mờ bao phủ khắp núi non.
Sườn núi phía trước có ngôi nhà của mẹ con cậu bé rộng mênh mông. Phía dưới là suối trong veo. Phía trên là rừng già và những dãy núi đó lởm chởm. Cả xóm chỉ có rải rác hơn hai chục nóc nhà. Có chuyện gì, người đứng bên này hú gọi, người đứng bên kia hú đáp trả.
Đêm đó, gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa. Những bó đuốc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ. Xóm núi đón họ trở về thân tình biết mấy! Cậu bé sẽ cùng mẹ ở lại trên non cao, nơi có những triền núi thoai thoải, những bông hồng rừng hồn hậu, những nếp nhà thưa thớt, lặng lẽ mà bình yên.
(Theo Võ Thị Xuân Hà)
a. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.
b. Em thích cảnh vật nào trong câu chuyện? Vì sao?
Trả lời:
a. Đoạn 1: Cảnh vật trên đường về xóm núi.
Đoạn 2: Cảnh xóm núi.
Đoạn 3: Tình cảm người dân xóm núi.
b. Em thích cảnh vật: Đêm đó, gian nhà bếp của hai mẹ con cậu bé sáng bừng ánh lửa. Những bó đuốc từ mọi ngả đổ về căn nhà nhỏ.
Vì cảnh vật này làm em thấy ấm áp. Tuy làng xóm thưa thớt nhưng tình cảm của họ dành cho nhau rất chan chứa và gần gũi, mọi người cùng đến để chào đón hai mẹ con cậu bé trở về nhà.
Câu 2
Viết đoạn văn nêu tình cảm, cảm xúc của em về một cảnh vật trong câu chuyện, bài văn, bài thơ đã đọc.
Trả lời:
Mẫu 1:
Một bài đọc em em vô cùng yêu thích là bài “Bầu trời”. Bài đọc miêu tả rất chi tiết về bầu trời và tác dụng của bầu trời. Em thích nhất là màu sắc của bầu trời được miêu tả trong bài. Bầu trời thường có màu xanh lơ vào ban ngày, màu đen vào ban đêm. Tùy vào thời tiết mà bầu trời có những màu sắc khác nhau. Khi mặt trời chiếu vào bầu không khí chứa nhiều hơi nước sau cơn mưa thì chúng ta sẽ nhìn thấy bảy sắc cầu vồng rất rực rỡ. Bài đọc còn giúp em thấy được tầm quan trọng của bầu trời đối với con người. Nhờ có bầu trời bao quanh Trái Đất nên cung cấp không khí được cho con người, cho muôn loài và cây cối. Nếu giữ được bầu trời trong lành là góp phần suy trì sự sống cho con người.
Mẫu 2:
Trong tất cả các bài em đã được học em thích nhất là bài “Mưa” tác giả Trần Tâm. Bài thơ tả cảnh bầu trời trước cơn mưa và khi mưa bắt đầu đổ xuống. Khi bắt đầu chuyển mưa mây đen lũ lượt kéo về như dấu hiệu báo cơn mưa sắp tới. Mặt trời vội vã chui vào trong mây làm cả bầu trời bắt đầu tối sầm lại, sấm chớp kéo về và những hạt mưa bắt đầu nặng hạt. Cây lá đua nhau hứng làn nước mát, reo hò nhộn nhịp. Bác gió vui mừng reo ca lúc trầm lúc bổng du dương từng nốt nhạc. Mọi cảnh vật trong thiên nhiên lúc này thật vui nhộn. Qua những hình ảnh đó cũng làm cho em thấy yêu cảnh vật thiên nhiên xung quanh mình hơn.
Câu 3
Trao đổi bài làm trong nhóm để góp ý và sửa lỗi. Bình chọn các đoạn văn hay.
Trả lời:
Em chủ động hoàn thành bài tập.
Ôn tập giữa học kì I – Tiết 6, 7
Phần A – Đọc
Câu 1: Đọc thành tiếng và trả lời câu hỏi.
Gió
Vừa gõ cửa gọi bé
Bé ra, đã biến rồi
Thấy rung rinh cành lá
Lại trèo me đấy thôi!
Gió lúc nào cũng chạy
Suốt ngày vội thế à?
Lúc nào cũng huýt sáo
Lúc nào cũng hát ca…
Gió thích chơi chong chóng
Cùng bé chơi thả diều
Lại giật tung nón bé
Gió bông đùa chọc trêu.
Ơi gió yêu của bé!
Còn trẻ hay đã già?
Lúc rì rầm thủ thỉ
Lúc ầm ào thét la…
Gió tới đâu, bé biết
Sao bé nhìn không ra?
(Đặng Hấn)
a. Nhờ đâu bé nhận ra gió?
b. Gió trong bài thơ có gì đáng yêu?
Trả lời:
a. Bé nhận ra gió nhờ việc bé thấy cành lá rung rinh.
b. Gió trong bài thơ có điểm đáng yêu là: lúc nào cũng vội vã, lúc nào cũng huýt sáo, hát ca, thích chơi chong chóng, cùng bé thả diều.
Câu 2: Đọc hiểu
Chú sẻ và bông hoa bằng lăng
Ở gần tổ của một chú sẻ non đang tập bay có một cây bằng lăng. Mùa hoa này, bằng lăng nở hoa mà không vui vì bé Thơ, bạn của cây, phải nằm viện. Sẻ non biết bằng lăng đã giữ lại một bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ.
Sáng hôm ấy, bé Thơ về, bông bằng lăng cuối cùng đã nở. Nhưng bông hoa lại nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó. Bé cứ ngỡ là mùa hoa đã qua.
Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ. Nó muốn giúp bông hoa. Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững. Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
Lập tức, sẻ nghe thấy tiếng reo từ trong gian phòng tràn ngập ánh nắng:
– Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông bằng lăng nở muộn thế kia?
(Theo Phạm Hổ)
Trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
a. Câu chuyện có những nhân vật nào?
b. Vì sao mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui?
- Vì bằng lăng chỉ nở một bông hoa.
- Vì hoa nở không đẹp như mùa hoa trước.
- Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.
c. Bằng lăng làm gì để thể hiện tình bạn với bé Thơ?
- Cành bằng lăng ghé sát vào cửa sổ nơi bé nằm.
- Bằng lăng đợi bé Thơ trở về mới nở hoa.
- Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
d. Khi trở về nhà, vì sao bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua?
e. Sẻ non làm gì để giúp bé Thơ nhìn thấy bông hoa bằng lăng nở muộn? (Viết tiếp vào chỗ trống để hoàn thành câu trả lời.)
g. Tìm ý tương ứng với mỗi đoạn.
h. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta điều gì?
i. Tìm trong câu chuyện 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non.
k. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu nào?
- Bông hoa bằng lăng đẹp quá!
- Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
- Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
- Sẻ non hãy giúp bé thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!
Trả lời:
a. Câu chuyện có những nhân vật là: bằng lăng, bé Thơ và sẻ non.
b. Mùa hoa này bằng lăng nở hoa mà không vui:
– Vì bé Thơ, bạn của bằng lăng, phải nằm viện.
c. Bằng lăng thể hiện tình bạn với bé Thơ bằng cách:
– Bằng lăng giữ lại bông hoa cuối cùng để đợi bé Thơ về.
d. Khi trở về nhà, bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua bông hoa bằng lăng nở cao hơn cửa sổ nên bé không nhìn thấy nó.
e. Sẻ non chắp cánh,bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai. Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống. Cành hoa chao qua, chao lại. Sẻ non cố đứng vững để bông hoa chúc xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.
g. Đoạn 1: Bằng lăng nở hoa mà không vui
Đoạn 2: Bé Thơ nghĩ mùa hoa bằng lăng đã qua
Đoạn 3: Sẻ non giúp hoa bằng lăng và bé Thơ
h. Theo em, câu chuyện nói với chúng ta là: Ca ngợi tình cảm đẹp đẽ, cảm động mà bông hoa bằng lăng và sẻ non dành cho bé Thơ. Để chúng ta thấy được xung quanh ta có nhiều điều rất tươi đẹp và đáng yêu, đáng quý.
i. 3 từ ngữ chỉ hoạt động của chú sẻ non trong câu chuyện: tập bay, chắp cánh, bay vù, đáp xuống, đứng vững.
k. Mỗi câu dưới đây thuộc kiểu câu là:
- Câu cảm: Bông hoa bằng lăng đẹp quá!
- Câu hỏi: Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
- Câu kể: Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ.
- Câu khiến: Sẻ non hãy giúp bé thơ nhìn thấy bằng lăng nở hoa đi!
Phần B – Viết
Câu 1: Nghe viết: Gió (3 khổ thơ đầu).
Câu 2: Viết đoạn văn về một nhân vật yêu thích trong câu chuyện em đã được nghe kể.
Gợi ý:
- Câu chuyện em đã được nghe kể là gì?
- Em thích nhất nhân vật nào trong câu chuyện đó?
- Em thích nhất điều gì ở nhân vật đó?
- Em có suy nghĩ, cảm xúc gì về nhân vật đó?
Trả lời:
Mẫu 1:
Câu chuyện “Cô Vịt tốt bụng” là câu chuyện em đã được nghe kể. Trong câu chuyện, em thích nhân vật cô Vịt nhất. Bởi vì khi Gà mẹ và gà con muốn sang bờ sông bên kia để kiếm ăn, cô Vịt đã đưa ra lời đề nghị đưa đàn gà sang sông. Cô Vịt cõng gà mẹ, còn các chú vịt con cõng gà con, giúp đàn gà sang bờ bên kia an toàn. Em cảm thấy cô Vịt rất tốt bụng khi đã giúp đỡ Gà mẹ và đàn gà con.
Mẫu 2:
Em được nghe kể truyện Gió lạnh đầu mùa của nhà văn Thạch Lam. Em rất ấn tượng với nhân vật cô bé Hiên. Hiên là một cô bé nhà nghèo, thiếu thốn đủ đường. Mẹ của em làm nghề mò cua bắt ốc, nên chẳng đủ tiền may áo mới cho em. Vậy nên, dù trời đông rét buốt, em vẫn chỉ mặc có một manh áo tả tơi, hở cả lưng và tay. Tuy vậy, nhờ tình thương, và sự quan tâm ấm áp của chị em Sơn cùng mẹ của Sơn, cuối cùng, Hiên đã có được chiếc áo ấm của mình. Qua nhân vật Hiên, tác giả giúp em cảm nhận được tình ấm áp của con người với nhau trong xã hội. Chỉ cần chúng ta cho đi, yêu thương, đùm bọc, san sẻ cho nhau, thì mùa đông sẽ không còn lạnh lẽo nữa.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Ôn tập giữa học kì 2 (trang 71) Tiếng Việt lớp 3 Kết nối tri thức Tập 2 – Tuần 27 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.