Bạn đang xem bài viết So sánh quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi Bài tập Sinh học 9 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
So sánh quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi là một trong những kiến thức trọng tâm trong chương trình Sinh học lớp 9. Tuy nhiên nhiều bạn học sinh vẫn chưa nắm vững được các phân biệt. Vì vậy trong bài học hôm nay Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giới thiệu chi tiết cách phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi.
Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi mang đến 2 câu trả lời hay, ngắn gọn dễ hiểu nhất. Qua đó giúp các bạn lớp 9 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách tìm ra điểm giống và khác nhau của 2 quá trình này. Từ đó biết cách trả lời câu hỏi để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra, bài thi học kì 2 sắp tới. Ngoài ra các bạn tham khảo thêm phân biệt thường biến và đột biến.
1. So sánh quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
* Giống nhau :
Từ một tế bào mẹ lưỡng bội (2n) qua giảm phân hình thành nên 4 giao tử đơn bội (n). Bào tử đơn bội tiếp tục nguyên phân hình thành nên thể giao tử : thể giao tử đực (hạt phấn) và thể giao tử cái (túi phôi)
* Khác nhau :
– Quá trình hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).
– Quá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).
2. Phân biệt quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
*Giống nhau
- Đều trải qua quá trình giảm phân từ tế bào mẹ ban đầu giảm phân hình thành nên 4 tế bào có bộ NST đơn bội n
- Sau đó 4 NST đơn bội phải trải qua nguyên phân liên tục nhiều lần để tạo ra thể giao tử
*Khác nhau
Đặc điểm |
Quá trình hình thành hạt phấn |
Quá trình hình thành túi phôi |
Vị trí diễn ra |
Ở nhị, cụ thể là bao phấn. |
Ở nhuỵ, cụ thể là bầu nhuỵ. |
Diễn biến |
Tế bào mẹ tiểu bào tử trong bao phấn giảm phân → 4 bào tử đơn bội (n), qua nguyên phân → 4 hạtphấn (n). |
Tế bào mẹ đại bào tử (trong noãn) giảm phân → 1 đại bào tử (3 đại bào tử khác tiêu biến), qua nguyênphân 3 lần→ túi phôi với 8 tế bào. |
Kết quả |
Từ 1 tế bào mẹ tiểu bào tử, qua 1 lần giảm phân và nguyên phân tạo 4 hạt phấn (thể giao tử đực). |
Từ 1 tế bào mẹ đại bào tử trong noãn, qua 1 lần giảm phân và 3 lần nguyên phân tạo 1 túi phôi với 8 tế bào bao gồm:1 tế bào trứng, 2 tế bào kèm, 2 nhân cực và 3 tế bào đối cực. |
3. Sinh sản hữu tính ở thực vật là gì?
– Là kiểu sinh sản có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái tạo nên hợp tử phát triển thành cơ thể mới.
– Những đặc trưng của sinh sản hữu tính:
- Có quá trình hình thành và hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái.
- Có sự trao đổi và tái tổ hợp của 2 bộ gen.
- Luôn gắn liền với quá trình giảm phân tạo giao tử.
– Ưu thế của sinh sản hữu tính so với sinh sản vô tính:
- Tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau đối với môi trường sống luôn biến đổi.
- Tạo sự đa dạng di truyền, cung cấp nguồn vật liệu phong phú cho chọn lọc tự nhiên và tiến hóa.
4. Sinh sản hữu tính ở thực vật có hoa
1. Cấu tạo của hoa
– Gồm cuống hoa, đế hoa, đài hoa, tràng hoa, nhị và nhụy
2. Quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi
a) Hình thành hạt phấn
– Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).
– Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:
+ Tế bào bé là tế bào sinh sản
+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn
b) Hình thành túi phôi
– Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).
3. Quá trình thụ phấn và thụ tinh
a) Thụ phấn
– Là quá trình vận chuyển hạt phấn từ nhị đến núm nhụy, sau đó hạt phấn nảy mầm trên núm nhụy.
– Có 2 hình thức thụ phấn là: tự thụ phấn và thụ phấn chéo.
– Thực vật hạt kín thụ phấn nhờ gió hoặc nhờ côn trùng.
b) Thụ tinh
– Là sự hợp nhất của nhân giao tử đực với nhân của tế bào trứng trong túi phôi để hình thành hợp tử (2n) khởi đầu cho phôi của cá thể mới.
– Quá trình thụ tinh diễn ra khi ống phấn sinh trưởng xuyên qua vòi nhụy, vào túi phôi và giải phóng 2 nhân (2 giao tử), một nhân hợp nhất với tế bào trứng tạo thành hợp tử (2n), nhân còn lại kết hợp với nhân lưỡng bội (2n) ở trung tâm tạo thành nhân tam bội (3n) phát triển thành nội nhũ để cung cấp dinh dưỡng cho phôi phát triển sau này. Do đó quá trình thụ tinh được gọi là thụ tinh kép, thụ tinh kép chỉ có ở thực vật hạt kín.
4. Quá trình hình thành hạt, quả
a) Hình thành hạt
– Noãn đã thụ tinh (chứa hợp tử và tế bào tam bội) phát tiển thành hạt. Hợp tử phát triển thành phôi. Tế bào tam bội phân chia tạo thành khối đa bào giàu chất dinh dưỡng được gọi là nội nhũ (phôi nhũ).
– Có 2 loại hạt: hạt có nội nhũ (hạt cây 1 lá mầm) và hạt không nội nhũ (hạt cây 2 lá mầm).
b) Hình thành quả
– Quả là do bầu nhụy sinh trưởng dày lên chuyển hóa thành. Quả được hình thành không qua thụ tinh noãn gọi là quả đơn tính.
– Quá trình chín của quả bao gồm những biến đổi về mặt sinh lí, sinh hóa làm cho quả chín có độ mềm, màu sắc, hương vị hấp dẫn thuận lợi cho sự phán tán của hạt.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết So sánh quá trình hình thành hạt phấn và túi phôi Bài tập Sinh học 9 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.