Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 7 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2023 – 2024 có đáp án, hướng dẫn chấm và bảng ma trận kèm theo, giúp thầy cô xây dựng đề thi học kì 2 cho học sinh của mình theo chương trình mới.
Với 7 Đề thi học kì 2 môn Tiếng Viẹt 3 KNTT, các em dễ dàng luyện giải đề, nắm vững cấu trúc đề thi để đạt kết quả cao trong kỳ thi học kì 2 năm 2023 – 2024 sắp tới. Ngoài ra, có thể tham khảo thêm đề thi giữa kì 2 môn Toán, Tin học, Công nghệ. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức – Đề 1
1.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Trường Tiểu học:…………………. |
Thứ … ngày … tháng …. năm….. ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II. NĂM HỌC 2023 – 2024 |
PHẦN I: Kiểm tra đọc ( 10 điểm)
I. Đọc thành tiếng (4 điểm)
II. Đọc hiểu kết hợp kiểm tra kiến thức Tiếng Việt (6 điểm)
Đọc bài viết dưới đây, trả lời câu hỏi và thực hiện yêu cầu.
CÔ GIÁO VÀ HAI EM NHỎ
Nết sinh ra đã bất hạnh với bàn chân trái thiếu ba ngón. Càng lớn, đôi chân Nết lại càng teo đi và rồi Nết phải bò khi muốn di chuyển.
Khi em Na vào lớp Một, ở nhà một mình Nết buồn lắm, chỉ mong Na chóng tan trường về kể chuyện ở trường cho Nết nghe. Na kể rất nhiều về cô giáo: tà áo dài của cô trắng muốt, miệng cô cười tươi như hoa, cô đi nhẹ nhàng đến bên từng học sinh dạy các bạn viết, vẽ… Nghe Na kể, Nết ước mơ được đi học như Na.
Trong một tiết học vẽ, cô giáo cầm vở vẽ của Na. Na vẽ một cô gái đang cầm đôi đũa nhỏ đứng bên một cô gái. Na giải thích: “Em vẽ một cô tiên đang gõ đôi đũa thần chữa đôi chân cho chị em, để chị em cũng được đi học”. Cô giáo ngạc nhiên khi biết chị gái Na bị tật nguyền. Tối hôm ấy, cô đến thăm Nết. Biết Nết ham học, mỗi tuần ba buổi tối, cô dạy Nết học.
Còn một tháng nữa là kết thúc năm học. Mấy hôm nay, cô giáo thường kể cho 35 học trò của mình về một bạn nhỏ. Đôi chân bạn ấy không may bị tê liệt nên bạn phải ngồi xe lăn nhưng bạn vẫn quyết tâm học. Có lúc đau tê cứng cả lưng nhưng bạn vẫn cố viết và viết rất đẹp. Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em. Nghe cô kể, mắt Na sáng lên, Na vui và tự hào về chị mình lắm.
Bố mẹ Nết rơm rớm nước mắt khi biết nhà trường sẽ đặc cách cho Nết vào học lớp Hai. Còn Nết, cô bé đang hình dung cách cô giáo cùng các bạn nhỏ xúm xít đầy chiếc xe lăn.
Theo Tâm huyết nhà giáo
Câu 1: Nết là một cô bé như thế nào?
A. Thích chơi hơn thích học.
B. Thương chị.
C. Yêu mến cô giáo.
D. Có hoàn cảnh bất hạnh.
Câu 2: Hoàn cảnh của bạn Nết có gì đặc biệt?
A. Bị tật bẩm sinh và càng lớn đôi chân càng teo đi.
B. Gia đình Nết khó khăn không cho bạn đến trường.
C. Nết mồ côi cha mẹ từ nhỏ.
D. Nết học yếu nên không thích đến trường.
Câu 3: Vì sao cô giáo lại biết được hoàn cảnh của Nết mà giúp đỡ bạn?
A. Vì cô gặp Nết đang ngồi xe lăn trên đường đi dạy về.
B. Vì Na đã kể cho cô nghe về hoàn cảnh của chị mình.
C. Vì ba mẹ đến trường kể cho cô nghe và xin cho Nết đi học.
D. Vì cô đọc được hoàn cảnh của Nết trên báo.
Câu 4: Cô giáo đã làm gì để giúp Nết?
A. Mua cho bạn một chiếc xe lăn.
B. Cho Nết sách vở để đến lớp cùng bạn.
C. Đến nhà dạy học, kể cho học trò nghe về Nết, xin cho Nết vào học lớp Hai
D. Nhờ học sinh trong lớp kèm cặp cho Nết việc học ở nhà cũng như ở trường.
Câu 5: Qua câu chuyện, em đã học tập được điều gì?
…………………………………………………………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 6: Thành phần được in đậm trong câu trả lời cho câu hỏi nào?
“Năm học sau, bạn ấy sẽ vào học cùng các em.”
A. Khi nào?
B. Ở đâu?
C. Bằng gì?
D. Thế nào?
Câu 7: Dấu câu nào phù hợp điền vào chỗ trống trong câu:
“Nết chăm học lắm ”
A. Dấu chấm
B. Dấu hai chấm
C. Dấu chấm than
D. Dấu phẩy
Câu 8: Dòng nào có từ không cùng nhóm với từ còn lại:
A. Tổ tiên, tổ quốc, đất nước, non sông
B. Mưa, nắng, bão, lũ
C. Mênh mông, uốn lượn, trắng xóa, gập ghềnh
D. Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Hoa phượng đỏ, Lễ hội Đua ghe ngo, Lễ hội Chọi trâu
Câu 9: Từ nào có nghĩa trái ngược với từ “gập ghềnh”?
A. Quanh co
B. Khúc khuỷu
C. Gồ ghề
D. Bằng phẳng
Câu 10: Em hãy viết một câu có hình ảnh so sánh
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
PHẦN II: Kiểm tra viết (10 điểm)
I. Chính tả (4 điểm)
Cây bàng
Có những cây mùa nào cũng đẹp, như cây bàng. Mùa xuân, lá bàng mới nảy trông như những ngọn lửa xanh. Sang hè, lá lên thật dày, ánh sáng xuyên qua chỉ còn là màu ngọc bích. Khi lá bàng ngả sang màu lục, ấy là mùa thu. Sang đến những ngày cuối đông, mùa của lá rụng, tán lá lại đỏ như đồng.
II. Tập làm văn (6 điểm)
Em hãy viết đoạn văn về ước mơ của em. (Từ 5 câu trở lên)
1.2. Đáp án đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Phần I. Đọc – hiểu
Câu 1: D – 0,5 đ
Câu 2: A – 0,5 đ
Câu 3: B– 0,5 đ
Câu 4: C– 0,5 đ
Câu 5: HS có thể trả lời khác nhưng đúng nội dung bài học.
– Vượt khó khăn để thực hiện ước mơ của mình.
– Giúp đỡ, cảm thông người có hoàn cảnh khó khăn.
…..
Câu 6: A
Câu 7: C
Câu 8: A
Câu 9: D
Câu 10: Học sinh viết được một câu có hình ảnh so sánh.
Phần II: Chính tả + tập làm văn:
1. Chính tả: (4 điểm)
– Tốc độ đạt yêu cầu: 1 điểm
– Chữ viết rõ ràng, viết đúng chữ, cỡ chữ, viết sạch đẹp: 1 điểm
– Mỗi lỗi sai trừ 0,25 điểm
2. Tập làm văn: (6 điểm)
– HS viết được đoạn văn từ 5 – 7 câu có đầy đủ các ý theo yêu cầu nêu trong đề bài: 3 điểm
– Viết đúng chính tả : 1 điểm
– Dùng từ, đặt câu đúng: 1 điểm
– Bài viết có sáng tạo: 1 điểm
Lưu ý: Viết quá số câu không trừ điểm.
1.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Kĩ năng |
NỘI DUNG |
Số điêm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
||||
Đọc tiếng & Đọc hiểu (ngữ liệu truyện đọc 195- 200 chữ) |
Đọc thành tiếng kết hợp kiểm tra nghe, nói. |
– Đọc 70-80 tiếng/phút – Sau khi HS đọc thành tiếng xong, GV đặt 01 câu hỏi để HS trả lời (Kiểm tra kĩ năng nghe, nói) |
4 |
||||||
Đọc hiểu văn bản |
2đ |
Câu 1,2 |
Câu 3,4 |
6 |
|||||
Vận dụng hiểu biết vào thực tiễn |
1đ |
Câu 5 |
|||||||
– Biện pháp tu từ so sánh. |
1đ |
Câu 10 |
|||||||
– Từ có nghĩa giống nhau, trái ngược nhau. |
0,5đ |
Câu 9 |
|||||||
– Dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu ngoặc kép, dấu gạch ngang, dấu hai chấm, dấu phẩy – Câu cảm, câu khiến, câu kể, câu hỏi. – Đặt và trả lời cho câu hỏi: Khi nào? Ở đâu? Bằng gì? Để làm gì? – Các từ ngữ thuộc các chủ điểm: Hiện tượng tự nhiên; Núi rừng, Giao tiếp, Đất nước, Lễ hội. |
0,5đ |
Câu 6 |
|||||||
1đ |
Câu 7 |
Câu 8 |
|||||||
Viết (CT-TLV) |
Chính tả |
Viết bài |
Nghe – viết đoạn văn 65-70 chữ/15 phút |
4 |
|||||
– Viết đoạn văn kể một hoạt động ngoài trời mà em tham gia hoặc chứng kiến. – Viết đoạn văn nêu cảm xúc của em về cảnh đẹp mà em yêu thích. – Viết đoạn văn kể về ước mơ của em |
Viết đoạn văn ngắn 6-8 câu theo chủ đề đã học |
6 |
2. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 sách Kết nối tri thức – Đề 2
2.1. Đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
Trường Tiểu học:…………………. |
Thứ … ngày … tháng …. năm….. KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2023 – 2024 |
I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
II. Đọc hiểu (5 điểm)
1. Đọc thầm câu chuyện sau
Chú dế sau lò sưởi
Buổi tối ấy, nhà Mô-da thật yên tĩnh. Cậu bé thiu thiu ngủ trên ghế bành. Bỗng dưng, hình như có một cái gì đó đã xảy ra? Có một âm thanh kéo dài lạ lùng làm sao. Mô-da nghĩ: “Chắc hẳn ánh trăng mảnh dẻ bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ…” Cậu bé đứng dậy tìm kiếm. Đây đúng là có một chú dế sau lò sưởi với “cây vĩ cầm” của mình. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
Rồi chỉ ít lâu sau, chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài. Phải chăng tiếng vọng của âm thanh đang lịm dần trong mỗi trái tim? Nhưng kìa, gian phòng bỗng sống lại: “Thật là tuyệt diệu! Thật là tuyệt diệu!”.
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
2. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời đúng cho từng câu hỏi dưới đây và làm bài tập theo yêu cầu.
Câu 1. (0.5 điểm) Buổi tối ấy, trong căn nhà yên tĩnh, Mô-da được chứng kiến sự việc gì?
A. Âm thanh của ánh trăng bị giá lạnh, tan vỡ ra, đập vào cửa sổ
B. Âm thanh kéo dài từ cây đàn vĩ cầm của nhà bên cạnh
C. Âm thanh kéo dài lạ lùng của chú dế kéo đàn sau lò sưởi
D. Tiếng kèn vang vọng bên tai cậu.
Câu 2. (0.5 điểm) Sau khi nghe được âm thanh hấp dẫn, Mô-da mong muốn điều gì?
A. Trở thành người ca sĩ
B. Trở thành người nhạc sĩ
C. Trở thành người nhạc công.
D. Trở thành họa sĩ
Câu 3. (0.5 điểm) Dấu hai chấm trong câu sau có tác dụng gì?
Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên:
– Chao ôi, hay quá! Ước gì tôi trở thành nhạc sĩ nhỉ?
A. Dẫn lời nói trực tiếp.
B. Dẫn lời đối thoại.
C. Dùng để liệt kê.
D. Dùng để bộc lộ cảm xúc.
Câu 4. (0.5 điểm) Chi tiết nào cho thấy tài năng chơi đàn tuyệt diệu của Mô- da trước công chúng thủ đô nước Áo? (0.5 điểm)
A. Bản nhạc kết thúc mà giây phút im lặng vẫn còn kéo dài.
B. Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
C. Chú bé chinh phục được cả công chúng thủ đô nước Áo
D. Dế kéo đàn hay đến nỗi cậu bé không nén nổi phải kêu lên.
Câu 5. (0.5 điểm) Tìm trong câu sau từ chỉ hoạt động:
Sau này, nhạc sĩ Mô-da thường nhắc đến chú dế với tấm lòng biết ơn.
A. Chú dế
B. Nhạc sĩ
C. Biết ơn
D. Sau này
Câu 6. (0.5 điểm) Tìm từ có nghĩa giống với từ biết ơn, đặt câu với từ em vừa tìm được.
Câu 7. (0.5 điểm) Qua câu chuyện Chú dế bên lò sưởi em có ước mơ gì? Ghi lại ước mơ của em.
Câu 8. Em hãy đặt cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da?.
Câu 9.(0.5 điểm) Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp trong mẩu chuyện sau:
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi ( ) Một lần, em hỏi bố:
( ) Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
( ) Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp ( )
Câu 10. (0.5 điểm) Giả sử em ước mơ thành bác sĩ, em sẽ làm gì để thực hiện ước mơ đó? Viết 2 câu nói về điều đó.
B. Kiểm tra viết chính tả và viết đoạn văn
I. Chính tả (nghe – viết) (4 đ)
GV đọc cho hs viết đoạn văn sau:
Nhà rông (từ đầu … đến cuộc sống no ấm)
Đến Tây Nguyên, từ xa nhìn vào các buôn làng, ta dễ nhận ra ngôi nhà rông có đôi mái dựng đứng, vươn cao lên trời như một cái lưỡi rìu lật ngược. Nước mưa đổ xuống chảy xuôi tuồn tuột. Buôn làng nào có mái nhà rông càng cao, nhà càng to, hẳn là nơi đó dân đông, làm ăn được mùa, cuộc sống no ấm.
Bài tập (1 điểm)
1) Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả
a) Chiếc áo có màu xanh ra trời
b) Bác ngư dân có làn gia rám nắng.
c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.
2) Điền ch /tr
..uyền bóng, …uyền hình,
cây …e , mái …e
II. Viết đoạn văn ( 4,0 đ)
Hãy viết đoạn văn kể về ước mơ của em, em sẽ làm gì để đạt được ước mơ đó?
2.2. Đáp án đề kiểm tra cuối năm môn Tiếng Việt 3
I. PHẦN ĐỌC
1. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
Đọc đúng tiếng, tốc độ tối thiểu: 60 tiếng/1phút, trả lời đúng ý câu hỏi do GV nêu: 5 điểm (đọc sai 2 tiếng trở lên. Ngắt nghỉ câu chưa đúng ở dấu câu trừ: 0,25 điểm)
Trả lời sai ý câu hỏi do GV nêu trừ 0,5điểm.
2. Đọc hiểu: (5 điểm)
(Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm)
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
Đáp án | C | B | A | A | C |
Câu 6. Tìm tìm được từ có nghĩa giống với từ biết ơn: nhớ ơn, ghi ơn, tri ân…, đặt được câu với từ em vừa tìm được. (0.5 điểm)
Câu 7. HS ghi lại ước mơ của mình theo yêu cầu.(0.5 điểm)
Câu 8. HS đặt được câu cảm bộc lộ cảm xúc đối với Mô-da.(0.5 điểm)
Câu 9. Đặt dấu chấm, dấu gạch ngang vào vị trí thích hợp .(0.5 điểm)
Trái đất và mặt trời
Tuấn lên bảy tuổi, em rất hay hỏi. Một lần, em hỏi bố:
– Bố ơi, con nghe nói trái đất quay xung quanh mặt trời. Có đúng thế không, bố?
– Đúng đấy con ạ! Bố Tuấn đáp.
Câu 10. HS Viết được 2 câu nói về ước mơ thành bác sĩ .(0.5 điểm)
II. PHẦN VIẾT
Chính tả: (4 điểm)
- Bài viết không mắc lỗi chính tả, chữ viết rõ ràng, trình bày đúng, đảm bảo tốc độ (4đ)
- Mỗi 2 lỗi chính tả (âm đầu, vần, thanh viết hoa đúng quy định) trừ 0,25 đ
- Nếu chữ viết không rõ ràng, sai độ cao, khoảng cách, kiểu chữ hoặc trình bày bẩn…trừ 0,5 điểm toàn bài.
Bài tập
1. Trong các câu sau, câu nào viết đúng chính tả. (0.5 điểm)
c) Mẹ ra đồng từ sáng sớm.
2) Điền ch /tr. (0.5 điểm)
chuyền bóng, truyền hình, cây tre, mái che.
3. Tập làm văn: (4 điểm)
Yêu cầu.
– Bài viết đúng thể loại, nội dung, yêu cầu của đề bài.
– Viết đúng trọng tâm đề, biết cách dùng từ ngữ, dùng hình ảnh so sánh, dùng từ gợi tả, …
– Diễn đạt tốt, mạch lạc.
- Viết câu đúng ngữ pháp, không mắc quá nhiều lỗi chính tả.
- Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
– Bài viết đạt được yêu cầu trên 4 điểm
(Tùy theo mức độ đạt được của bài viết về nội dung, hình thức diễn đạt, cách dùng từ, đặt câu, chính tả mà giáo viên chấm điểm phù hợp).
2.3. Ma trận đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3
NỘI DUNG |
Số điểm |
MỨC 1 |
MỨC 2 |
MỨC 3 |
Tổng điểm |
|||
TN |
TL |
TN |
TL |
TN |
TL |
|||
1. Đọc thành tiếng |
5 |
|||||||
2. Phần đọc hiểu, sử dụng từ và câu (25 phút) a, Phần đọc hiểu(2,5 điểm) |
||||||||
– Xác định thông tin hoặc chi tiết Số câu quan trọng trong bài |
Số câu Câu số Số điểm |
2 1,2 1,0 |
2 1,2 1,0 |
|||||
– Liên hệ đơn giản chi tiết trong bài với bản thân hoặc với thực tế cuộc sống |
Số câu Câu số Số điểm |
1 7 0,5 |
1 7 0,5 |
|||||
– Giải quyết vấn đề dựa trên nội dung bài đọc |
Số câu Câu số Số điểm |
1 4 0,5 |
1 10 0,5 |
2 4;10 1,0 |
||||
b. Phần sử dụng từ và câu (2,5 điểm) | ||||||||
– Biết tìm vốn từ theo chủ điểm: từ chỉ sự vật, hoạt động, từ chỉ đặc điểm, từ có nghĩa giống nhau – Biện pháp so sánh |
Số câu Câu số Số điểm |
1 6 0,5 |
1 5 0,5 |
2 5; 6 1,0 |
||||
– Biết công dụng của dấu câu, dấu gạch ngang, dấu ngoặc kép, dấu chấm hỏi, dấu phẩy. – Đặt và xác định câu theo mẫu: Câu kể; câu cảm, câu hỏi câu khiến. |
Số câu Câu số Số điểm |
1 3 0,5 |
1 8 0,5 |
1 9 0,5 |
3 3;8;9 1,5 |
|||
Cộng |
Số câu Số điểm |
3 1,5 |
1 0,5 |
1 0,5 |
2 1,0 |
1 0,5 |
2 1,0 |
10 5,0 |
….
>> Tải file để tham khảo các đề thi còn lại!
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Tiếng Việt 3 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 7 Đề kiểm tra học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 3 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.