Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức năm 2023 – 2024 bao gồm 4 đề kiểm tra học kì 2 có đáp án giải chi tiết kèm theo. Tài liệu bao gồm đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10 Trồng trọt, Thiết kế và Công nghệ.
TOP 4 Đề thi học kì 2 Công nghệ 10 được xây dựng với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa lớp 10. Thông qua 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 sẽ giúp các em rèn luyện những kĩ năng cần thiết và bổ sung những kiến thức chưa nắm vững để chuẩn bị kiến thức thật tốt. Với 4 đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức có đáp án kèm theo sẽ giúp các bạn so sánh được kết quả sau khi hoàn thành bài tập. Ngoài ra các bạn xem thêm bộ đề thi học kì 2 Toán 10 Kết nối tri thức.
1. Đề thi học kì 2 Công nghệ 10 – Công nghệ trồng trọt
1.1 Đề thi cuối kì 2 môn Công nghệ 10
SỞ GD&ĐT …….. TRƯỜNG THPT…………….. (Đề thi gồm có 03 trang) |
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 Môn CÔNG NGHỆ 10 Thời gian làm bài: 60 phút, không kể thời gian giao đề |
I. Trắc nghiệm (6 điểm)
Câu 1. Công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt?
A. Công nghệ sấy lạnh
B. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao.
C. Công nghệ chiên chân không
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 2. Công nghệ xử lí bằng áp suất cao:
A. Sấy bằng tác nhân không khí rất khô ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sấy thông thường.
B. Chế biến sử dụng nước tinh khiết ở áp suất cao và nhiệt độ khoảng 40C đến 100C.
C. Chiên các sản phẩm trồng trọt trong môi trường chân không.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 3. Công nghệ sấy để nhiệt độ khoảng:
A. < 100C
B. > 100C
C. > 650C
D. 100C ÷ 650C
Câu 4. Nhược điểm của công nghệ chiên chân không:
A. Giảm giá trị dinh dưỡng của sản phẩm
B. Chi phí đầu tư lớn
C. Giảm hàm lượng chất khô
D. Giảm hàm lượng dầu
Câu 5. Ưu điểm của trồng trọt công nghệ cao:
A. Nâng cao năng suất
B. Chi phí đầu tư nhỏ
C. Có nhiều nguồn nhân lực chất lượng cao
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 6. Hạn chế của trồng trọt công nghệ cao là:
A. Năng suất thấp
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Thiếu nguồn nhân lực
D. Lệ thuộc vào khí hậu
Câu 7. Công nghệ cao được ứng dụng trong trồng trọt là:
A. Cơ giới hóa
B. Tự động hóa
C. Công nghệ thông tin
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 8. Thách thức của trồng trọt là:
A. Tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu
B. Quá trình đô thị hóa thu hẹp diện tích đất trồng
C. Gia tăng dân số
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 9. Đâu là mô hình nhà kính phổ biến:
A. Nhà kính đơn giản
B. Nhà kính liên hoàn
C. Nhà kính hiện đại
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 10. Ưu điểm của nhà kính đơn giản là:
A. Sử dụng hiệu quả với khu vực khí hậu ôn hòa.
B. Dễ điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè.
C. Dễ áp dụng với cây ăn quả.
D. Hiệu quả trong kiểm soát sâu, bệnh.
Câu 11. Đâu không phải nhược điểm của nhà kính đơn giản?
A. Khó thi công
B. Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè
C. Khó áp dụng với cây ăn quả
D. Kiểm soát sâu bệnh ít hiệu quả
Câu 12. Có mấy công nghệ tưới nước tự động?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 13. Tưới nước phun sương là:
A. Phương pháp cho phép nước nhỏ giọt từ từ vào rễ cây hoặc bề mặt đất hoặc trực tiếp lên vùng rễ.
B. Phương pháp cung cấp nước theo dạng hạt nhỏ đến siêu nhỏ.
C. Phương pháp tưới phun với hạt nước tương tự giọt nước mưa.
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 14. Thời gian sử dụng nhà kính đơn giản:
A. Từ 5 – 10 năm
B. Phụ thuộc vật liệu làm mái.
C. Trên 15 năm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 15. Thời gian sử dụng nhà kính hiện đại:
A. Từ 5 – 10 năm
B. Phụ thuộc vật liệu làm mái.
C. Trên 15 năm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 16. Ưu điểm nhà kính hiện đại?
A. Chủ động điều chỉnh nhiệt độ
B. Chi phí rẻ
C. Quy trình đơn giản
D. Dễ áp dụng với vùng có điều kiện kinh tế khó khăn
Câu 17. Có hình thức trồng cây không dùng đất nào?
A. Thủy canh
B. Khí canh
C. Cả 3 đáp án trên
D. Đáp án khác
Câu 18. Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
Câu 19. Giá thể trồng cây sau có tên là gì?
A. Đá perlite
B. Xơ dừa
C. Đá bọt
D. Đất sét nung
Câu 20. Hệ thống thủy canh cơ bản gồm mấy phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 21. Hệ thống khí canh có:
A. Bể chứa
B. Máng trồng cây
C. Hệ thống phun sương
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 22. Đối với hệ thống khí canh, máng trồng cây là:
A. Nơi chứa dung dịch dinh dưỡng.
B. Bộ phận đỡ cây
C. Gồm bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương.
D. Đáp án khác
Câu 23. Đối với hệ thống khí canh, hệ thống phun sương là:
A. Nơi chứa dung dịch dinh dưỡng.
B. Bộ phận đỡ cây
C. Gồm bơm, bộ lọc, đường ống dẫn, vòi phun sương.
D. Đáp án khác
Câu 24. Bước 2 của quy trình trồng cây không dùng đất là:
A. Chuẩn bị dung dịch dinh dưỡng
B. Điều chỉnh pH của dung dịch
C. Chọn cây
D. Trồng cây
II. Tự luận
Câu 1 (2 điểm). Trình bày ưu và nhược điểm của nhà kính liên hoàn?
Câu 2 (2 điểm). Hãy trình bày các biện pháp bảo vệ môi trường trong trồng trọt ở địa phương em?
1.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 10
I. Trắc nghiệm
Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 | Câu 11 | Câu 12 |
D | B | D | B | A | C | D | D | D | A | A | C |
Câu 13 | Câu 14 | Câu 15 | Câu 16 | Câu 17 | Câu 18 | Câu 19 | Câu 20 | Câu 21 | Câu 22 | Câu 23 | Câu 24 |
B | A | C | A | C | B | D | B | D | B | C | B |
II. Tự luận
Câu 1 .
* Ưu điểm: (1đ)
– Chi phí phù hợp với điều kiện kinh tế.
– Có thể mở rộng liên tục đảm bảo cho canh tác quy mô công nghiệp.
– Ngăn chặn sâu, bệnh khá hiệu quả.
* Nhược điểm: (1đ)
– Thi công khá phức tạp, đòi hỏi phải tính toán khả năng chịu lực của mái.
– Khó điều chỉnh nhiệt độ trong mùa hè.
Câu 2 . (2đ)
– Khi sử dụng phân bón hóa học hay thuốc bảo vệ thực vật cần đảm bảo các nguyên tắc: đúng loại, đúng liều lượng, đúng thời điểm và đúng phương pháp.
– Tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, phân bón vi sinh; sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học và sử dụng thiên địch thay thế dần thuốc hóa học.
– Chất thải trong trồng trọt không được đốt bừa bãi, cần thu gom và có biện pháp xử lí phù hợp.
1.3 Ma trận đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
Tổng |
|
Chế biến sản phẩm trồng trọt |
Hiểu được một số ứng dụng công nghệ cao trong chế biến sản phẩm trồng trọt |
||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
|
Giới thiệu về trồng trọt công nghệ cao |
Xác định được ưu điểm, hạn chế của trồng trọt công nghệ cao |
||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:4 Số điểm:1 Tỉ lệ:10% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 4 Số điểm: 1 Tỉ lệ: 10% |
|
Một số công nghệ cao trong trồng trọt |
Biết công nghệ nhà kính, công nghệ tưới nước |
Liên hệ thực tế trồng cây công nghệ cao |
|||
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 9 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
|
Công nghệ trồng cây không dùng đất |
Nắm được cơ sở khoa học của công nghệ trồng cây không dùng đất |
||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu:8 Số điểm:2 Tỉ lệ:20% |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
|
Sự cần thiết của bảo vệ môi trường trong trồng trọt |
Liên hệ ô nhiễm môi trường trong trồng trọt |
||||
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: Số điểm: Tỉ lệ: |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
|
Tổng |
Số câu: 8 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 16 Số điểm: 4 Tỉ lệ: 40% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 1 Số điểm: 2 Tỉ lệ: 20% |
Số câu: 26 Số điểm: 10 Tỉ lệ: 100% |
2. Đề thi cuối kì 2 Công nghệ 10 – Thiết kế và công nghệ
2.1 Đề thi học kì 2 Công nghệ 10
TRƯỜNG THPT……. TỔ SỬ – ĐỊA – CÔNG NGHỆ |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ II NĂM HỌC 2023-2024 MÔN: CÔNG NGHỆ; LỚP: 10 Thời gian làm bài: 45 phút (không kể phát đề) |
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung của bản vẽ chi tiết là
A. thể hiện hình dạng, kích thước và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
B. thể hiện hình dạng, kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
C. thể hiện hình dạng và yêu cầu kỹ thuật của chi tiết.
D. thể hiện kích thước và vị trí tương quan của một nhóm chi tiết.
Câu 2: Bước 3 của quy trình lập bản vẽ chi tiết là
A. tìm hiểu công dụng, yêu cầu kĩ thuật của chi tiết.
B. chọn phương án biểu diễn.
C. vẽ các hình biểu diễn.
D. ghi kích thước, các yêu cầu kĩ thuật, khung tên.
Câu 3: Đâu là kí hiệu cửa đi đơn một cánh?
Câu 4: Ngôi nhà có mấy hình biểu diễn chính?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 5: Câu nào sau đây không đúng về bản vẽ nhà ở hình 1?
A. Có 3 cửa đi đơn một cánh.
B. Chức năng của phòng khách là để tiếp khách.
C. Bếp ăn có chiều dài là 7000, chiều rộng là 3000.
D. Phòng vệ sinh có bồn cầu và bồn rửa.
Câu 6: Vẽ kĩ thuật dưới sự trợ giúp của máy tính thực chất là sử dụng
A. các thiết bị công nghệ để lập bản vẽ.
B. các loại máy tính để lập bản vẽ.
C. các phần cứng để lập bản vẽ.
D. các phần mềm để lập bản vẽ.
Câu 7: Các ưu điểm cơ bản của việc lập bản vẽ bằng máy tính là
A. bản vẽ được lập một cách chính xác, nhanh chóng, dễ lưu trữ.
B. dễ dàng sửa chữa, bổ sung, lưu trữ bản vẽ.
C. bản vẽ được lập một cách chính xác, dễ dàng sửa chữa, bổ sung.
D. bản vẽ được lập một cách chính xác, nhanh chóng, dễ dàng sửa chữa, bổ sung, lưu trữ bản vẽ.
Câu 8: Trên giao diện của phần mềm AutoCAD, thực đơn
A. là hàng chữ nằm trên cùng.
B. nằm dưới thanh công cụ.
C. là vùng không gian lớn nhất.
D. nằm dưới vùng đồ hoạ.
Câu 9: Các nhóm chức năng (nhóm các lệnh vẽ, nhóm các lệnh hiệu chỉnh, nhóm lệnh ghi kích thước) nằm ở
A. thực đơn.
B. thanh công cụ.
C. vùng đồ hoạ.
D. dòng lệnh.
Câu 10: Hoạt động thiết kế kĩ thuật có vai trò chủ yếu nào sau đây?
A. Phát triển sản phẩm, phát triển thẩm mĩ.
B. Phát triển công nghệ, phát triển năng lượng.
C. Phát triển sản phẩm, phát triển công nghệ.
D. Phát triển thẩm mĩ, phát triển năng lượng.
Câu 11: Nhờ có thiết kế kĩ thuật, các công nghệ ngày càng được
A. thay đổi.
B. cải tiến.
C. phát triển.
D. cải tiến và liên tục phát triển.
Câu 12: Thiết kế kĩ thuật vận dụng
A. toán học, công nghệ.
B. toán học, khoa học tự nhiên, công nghệ.
C. công nghệ, khoa học tự nhiên.
D. toán học, khoa học xã hội, công nghệ.
Câu 13: Hoạt động thiết kế gồm mấy bước chủ yếu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 14: Công việc chính của nhà thiết kế sản phẩm là gì?
A. Thiết kế các tòa nhà thương mại, công nghiệp, viện nghiên cứu.
B. Lên kế hoạch và thiết kế cảnh quan, tổ chức, lập kế hoạch và giám sát việc xây dựng, bảo trì và khôi phục chúng.
C. Thiết kế các sản phẩm sử dụng trong gia đình.
D. Thiết kế hình thức của các sản phẩm chúng ta thường sử dụng hằng ngày sao cho hấp dẫn, hiệu quả và kinh tế.
Câu 15: Con đường, lối đi, nhà ở, khuôn viên, khu phố,… Cách mà chúng phân bố, được sắp xếp ra sao chính là kết quả của
A. kiến trúc sư cảnh quan
B. kiến trúc sư xây dựng.
C. nhà thiết kế và trang trí nội thất.
D. nhà thiết kế sản phẩm.
Câu 16: Hiện nay các dòng smart tivi mới có tính năng điều khiển giọng nói. Hoạt động thiết kế này thể hiện
A. sự phát triển kết nối.
B. sự phát triển công nghệ.
C. sự phát triển hiện đại.
D. sự phát triển phương tiện điều khiển.
Câu 17: “Làm thế nào để tạo ra chiếc ghế hỗ trợ học sinh ngồi học đúng tư thế?” Nội dung câu hỏi trên thể hiện bước nào trong thiết kế kĩ thuật?
A. Xác định vấn đề.
B. Xác định yêu cầu.
C. Tìm hiểu tổng quan.
D. Đề xuất giải pháp.
Câu 18: “Ngồi học như thế nào là đúng tư thế? Trên thị trường có các sản phẩm nào giúp học sinh ngồi đúng tư thế?” Nội dung câu hỏi trên thể hiện bước nào trong thiết kế kĩ thuật?
A. Xác định vấn đề.
B. Xác định yêu cầu.
C. Tìm hiểu tổng quan
D. Đề xuất giải pháp.
Câu 19: “Có thể lắp bộ phận báo ngồi sai tư thế trên ghế ngồi học như: căng dây kéo chuông báo hoặc đặt công tắc nhấn chuông phía trước hoặc dùng cảm biến”. Nội dung trên thể hiện bước nào trong thiết kế kĩ thuật?
A. Xác định vấn đề.
B. Xác định yêu cầu.
C. Tìm hiểu tổng quan.
D. Đề xuất giải pháp.
Câu 20: Có mấy yếu tố về sản phẩm ảnh hưởng tới thiết kế kĩ thuật?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 21: Tạo ra chiếc kiềm mà người sử dụng cảm thấy an toàn, thoải mái, tiện dụng, hiệu quả là do thiết kế đảm bảo yếu tố nào?
A. Thẩm mĩ.
B. Nhân trắc.
C. An toàn.
D. Phát triển bền vững.
Câu 22: Thiết kế “Bàn là” có chế độ tự ngắt điện khi đạt đến nhiệt độ nhất định, thể hiện yếu tố nào?
A. Thẩm mĩ.
B. Nhân trắc.
C. An toàn.
D. Năng lượng.
Câu 23: Thiết kế tạo ra đèn năng lượng mặt trời, thể hiện yếu tố nào?
A. Thẩm mĩ
B. Nhân trắc.
C. An toàn.
D. Năng lượng.
Câu 24: Nguyên tắc lặp đi lặp lại trong thiết kế kĩ thuật là
A. nhằm mục đích xem xét điều chỉnh, cải tiến, kiểm soát chất lượng sản phẩm trung gian của quá trình thiết kế ở từng bước cũng như ở tổng thể quá trình thiết kế.
B. làm cho giải pháp dễ tiếp cận, dễ hiểu và áp dụng trong thực tiễn cuộc sống.
C. là mục tiêu thực tế của thiết kế kĩ thuật.
D. với mục tiêu thiết kế sản phẩm chất lượng với chi phí tối thiểu.
Câu 25: Sử dụng vật liệu không tiết kiệm khi thiết kế kĩ thuật sẽ
A. dẫn tới cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, phát triển sản phẩm.
B. dẫn đến ô nhiễm môi trường, nâng giá thành sản phẩm.
C. dẫn tới cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, nâng giá thành sản phẩm.
D. dẫn đến ô nhiễm môi trường, phát triển không bền vững.
Câu 26: Một học sinh thiết kế ra một máy phát điện mini sử dụng năng lượng dòng nước trên sông, thiết kế đó đảm bảo nguyên tắc
A. đơn giản hoá.
B. giải pháp tối ưu.
C. tối thiểu về tài chính.
D. tiết kiệm tài nguyên.
Câu 27: Phương pháp điều tra thường được sử dụng ở bước nào trong quy trình thiết kế kĩ thuật?
A. Xác định vấn đề, tìm hiểu tổng quan.
B. Xác định vấn đề, kiểm chứng giải pháp.
C. Tìm hiểu tổng quan, kiểm chứng giải pháp.
D. Kiểm chứng giải pháp, đề xuất giải pháp.
Câu 28: Để tìm ra giải pháp hỗ trợ học sinh ngồi học đúng tư thế, một nhóm học sinh thảo luận để xác định những ảnh hưởng của tư thế ngồi học đến sức khoẻ của các em. Hỏi trong trường hợp trên, các em đã sử dụng phương pháp gì?
A. Phương pháp điều tra.
B. Phương pháp sơ đồ tư duy.
C. Phương pháp động não.
D. Kĩ thuật đặt câu hỏi.
2. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 29: Em hãy quan sát hình và cho biết những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng bàn là? Giải pháp an toàn cho bàn là được thiết kế như thế nào? (2,0 điểm)
Câu 30: Em hãy lập sơ đồ tư duy thể hiện những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế một chiếc bàn học sinh tiểu học? (1,0 điểm)
2.2 Đáp án đề thi học kì 2 Công nghệ 10
Trắc nghiệm: (7,0 điểm) mỗi câu học sinh khoanh đúng 0,25 điểm
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
11 |
12 |
13 |
14 |
Đáp án |
A |
C |
A |
C |
C |
D |
D |
A |
A |
C |
D |
B |
C |
D |
Câu |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
Đáp án |
A |
B |
A |
C |
D |
C |
B |
C |
D |
A |
C |
D |
B |
C |
Tự luận:(3,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
Câu 29 |
– Những nguy cơ mất an toàn khi sử dụng bàn là: Người dùng sử dụng xong quên không tắt bàn là hoặc rút phích cắm làm cháy quần áo, chập điện dẫn đến cháy nổ… – Giải pháp an toàn cho bàn là: Bàn là có chế độ tự ngắt điện khi đạt đến nhiệt độ nhất định. |
1,0 1,0 |
Câu 30 |
Lập sơ đồ tư duy thể hiện những vấn đề cần lưu ý khi thiết kế một chiếc bàn học sinh tiểu học
|
1,0 |
2.3 Ma trận đề thi học kì 2 Công nghệ 10
TT |
NỘI DUNG KIẾN THỨC |
ĐƠN VỊ KIẾN THỨC |
CÂU HỎI THEO MỨC ĐỘ NHẬN THỨC |
Tổng Số câu |
Tổng thời gian |
Tỉ lệ % |
||||||||||||||||
NHẬN BIẾT |
THÔNG HIỂU |
VẬN DỤNG |
VẬN DỤNG CAO |
|||||||||||||||||||
Ch TN |
Thời gian |
Ch TL |
Thời gian |
Ch TN |
Thời gian |
Ch TL |
Thời gian |
Ch TN |
Thời gian |
Ch TL |
Thời gian |
Ch TN |
Thời gian |
Ch TL |
Thời gian |
TN |
TL |
|||||
1 |
Vẽ kĩ thuật |
Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng |
4 |
3 |
1 |
1,25 |
5 |
4,25 |
12,5 |
|||||||||||||
Vẽ kĩ thuật với sự trợ giúp của máy tính |
4 |
3 |
4 |
3 |
10 |
|||||||||||||||||
2 |
Thiết kế kĩ thuật |
Khái quát về thiết kế kĩ thuật |
6 |
4,5 |
4 |
5 |
10 |
9,5 |
25 |
|||||||||||||
Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật |
1 |
0,75 |
3 |
3,75 |
1 |
10 |
4 |
1 |
14,5 |
30 |
||||||||||||
Nguyên tắc, Phương pháp, phương tiện thiết kế kĩ thuật |
1 |
0,75 |
4 |
5 |
1 |
8 |
5 |
1 |
13,75 |
22,5 |
||||||||||||
Tổng |
16 |
12 |
12 |
15 |
1 |
10 |
1 |
8 |
28 |
2 |
45 |
100 |
||||||||||
Tỉ lệ (%) |
40 |
30 |
20 |
10 |
70 |
30 |
100 |
|||||||||||||||
Tổng điểm |
4 |
3 |
2 |
1 |
7 |
3 |
10 |
BẢNG ĐẶC TẢ
TT |
Nội dung kiến thức |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ kiến thức, kĩ năng cần kiểm tra, đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
1 |
Vẽ kĩ thuật |
Bản vẽ cơ khí, bản vẽ xây dựng |
– Nhận biết: + Nội dung bản vẽ chi tiết. + Các bước lập bản vẽ chi tiết. + Các kí hiệu quy ước của bản vẽ nhà. + Các hình biểu diễn ngôi nhà. – Thông hiểu: Đọc bản vẽ nhà đơn giản. |
4 CB1-C1 CB2-C2 CB3-C3 CB4-C4 |
1 CB1-C5 |
||
Vẽ KT với sự trợ giúp của máy tính |
Nhận biết: + Khái quát chung về vẽ KT với sự trợ giúp của máy tính. + Giao diện của phần mềm AutoCAD. |
4 CB1-C6,7 CB2- C8,9 |
|||||
2 |
Thiết kế kĩ thuật |
Khái quát, quy trình thiết kế kĩ thuật |
– Nhận biết: + Vai trò của thiết kế kĩ thuật. + Hoạt động thiết kế kĩ thuật. + Một số nghề nghiệp thiết kế kĩ thuật. – Thông hiểu: + Vai trò của thiết kế kĩ thuật. + Các bước thiết kế kĩ thuật. |
6 CB1-C10,11 CB2-C12,13 CB3-14,15 |
4 CB1-16 CB2-C17,18,19 |
||
Những yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật |
– Nhận biết: Những yếu tố về sản phẩmảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật – Thông hiểu: + Yếu tố nhân trắc ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật. + Yếu tố an toàn ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật + Yếu tố năng lượng ảnh hưởng đến thiết kế kĩ thuật. – Vận dụng: Đánh giá được các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế công nghệ |
1 CB1-20 |
3 CB1-21 CB2-22 CB3-23 |
1 CB1-29 |
|||
Nguyên tắc, Phương pháp, phương tiện thiết kế kĩ thuật |
– Nhận biết: Nguyên tắc lặp đi lặp lại. – Thông hiểu: + Các nguyên tắc thiết kế kĩ thuật. + Các phương pháp thiết kế kĩ thuật. – Vận dụng cao: Áp dụng đúng các phương pháp vào thiết kế kĩ thuật. |
1 CB1-C24 |
4 CB1-25,26 CB2-27,28 |
1 CB1-30 |
|||
Tổng |
16 |
12 |
1 |
1 |
……………
Tải file tài liệu để xem thêm Đề thi học kì 2 Công nghệ 10 Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 2 môn Công nghệ 10 năm 2023 – 2024 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 4 Đề kiểm tra cuối kì 2 Công nghệ 10 (Có ma trận, đáp án) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.