Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Địa lý 10 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập cuối học kì 2 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 là tài liệu rất hay dành cho các bạn học sinh tham khảo. Tài liệu bao gồm các dạng bài tập trắc nghiệm và tự luận trọng tâm trong học kì 2.
Đề cương ôn tập học kì 2Địa lí 10 Cánh diều giúp các bạn làm quen với các dạng bài tập, nâng cao kỹ năng làm bài và rút kinh nghiệm cho bài thi cuối học kì 2 lớp 10. Từ đó có định hướng, phương pháp học tập để đạt kết quả cao trong các bài kiểm tra. Vậy sau đây là trọn bộ đề cương học kì 2 Địa lí 10 Cánh diều năm 2023 – 2024 mời các bạn theo dõi. Bên cạnh đó các bạn xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Lịch sử 10 Cánh diều.
Đề cương ôn tập học kì 2 Địa lý 10 Cánh diều
TRƯỜNG THPT……… TỔ: Địa lí – ĐỊA LÍ ————-ba———— |
ĐỀ CƯƠNG CUỐI HỌC KÌ II – NĂM 2023 – 2024 Môn: ĐỊA LÍ 10 – BỘ SÁCH CÁNH DIỀU Thời gian làm bài: 45 phút |
I.TRẮC NGHIỆM
Câu 1.1. Cơ cấu sinh học của dân số gồm cơ cấu theo
A. lao động và giới tính.
B. lao động và theo tuổi.
C. tuổi và theo giới tính.
D. tuổi và trình độ văn hoá.
Câu 1.2. Tỉ số gia tăng dân số cơ học là
A. hiệu số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
B. tổng số giữa tỉ suất sinh và tỉ suất tử.
C. hiệu số giữa tỉ suất xuất cư và nhập cư.
D. tổng số giữa người xuất cư, nhập cư.
Câu 1.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm của đô thị hoá?
A. Là một quá trình về văn hoá – xã hội.
B. Quy mô và số lượng đô thị tăng nhanh.
C. Tăng nhanh sự tập trung dân thành thị.
D. Lối sống thành thị phổ biến rộng rãi.
Câu 2.1. Nguyên nhân chủ yếu nào sau đây quyết định đên xuất cư và nhập cư giữa các vùng trong lãnh thổ một quốc gia?
A. Địa hình.
B. Khí hậu.
C. Kinh tế.
D. Việc làm.
Câu 2.2. Yếu tố nào sau đây của dân cư không được thể hiện ở cơ cấu theo tuổi?
A. tuổi thọ.
B. quy mô.
C. lao động.
D. dân trí.
Câu 2.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ảnh hướng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế – xã hội?
A. Góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
B. Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
C. Làm ổn định lâu dài tình hình phân bố dân cư.
D. Làm thay đổi các quá trình hôn nhân ở đô thị.
Câu 3.1. Nguồn lực nào sau đây vai trò quan trọng trong giao lưu hợp tác phát triển kinh tế… giữa các nước?
A. Đất đai, biển.
B. Vị trí địa lí.
C. Khoa học.
D. Lao động.
Câu 3.2. Nguồn lực nào sau đây có vai trò quyết định đối với sự phát triển kinh tế ?
A. Đất đai, biển.
B. Vị trí địa lí.
C. Kinh tế- xã hội
D. Lao động.
Câu 3.3. Nguồn lực nào sau đây tạo điều kiện cần thiết cho quá trình sản xuất góp phần tích lũy vốn ,thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
A. Đất đai, biển.
B. Nguồn lực tự nhiên.
C. Kinh tế- xã hội.
D. Lao động.
Câu 4.1. Chỉ số GNI/người không có ý nghĩa trong
A. phản ánh trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia.
B. các tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng cuộc sông.
C. việc so sánh mức sông của dân cư các nước khác nhau.
D. xác định tốc độ tăng trưởng và cơ cấu của nền kinh tế.
Câu 4.2. Thông thường những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì
A. GNI lớn hơn GDP.
B. GNI nhỏ hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người.
D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 4.3. Đầu tư nước ngoài nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có
A. GDP lớn hơn GNI.
B. GNI lớn hơn GDP.
C. GNI/người nhỏ hơn GDP/người.
D. Tốc độ tăng GDP lớn hơn GNI.
Câu 5.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp không phải là
A. cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người.
B. bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
C. sản xuất ra những mặt hàng có giá trị xuất khẩu.
D. cung cấp hầu hết tư liệu sản xuất cho các ngành.
Câu 5.2. Đặc điểm nào sau đây không đúng với sản xuất nông nghiệp?
A. Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu và không thể thay thế.
B. Đối tượng sản xuất của nông nghiệp là cây trồng, vật nuôi.
C. Sản xuất bao gồm giai đoạn khai thác tài nguyên và chế biến.
D Sản xuất phụ thuộc nhiều vào đất đai, khí hậu, sinh vật, nước.
Câu 5.3. Về cơ bản, sản xuất nông nghiệp không thể diễn ra khi không có?
A. nguồn nước.
B. địa hình.
C. đất đai.
D. sinh vật.
Câu 6.1. Nhân tố ảnh hưởng làm cho sản xuất nông nghiệp có tính bấp bênh là
A. đất đai.
B. nguồn nước.
C. khí hậu.
D. sinh vật.
Câu 6.2.Quy mô sản xuất nông nghiệp phụ thuộc chủ yếu vào
A. chất lượng đất.
B. diện tích đất.
C. nguồn nước tưới.
C. độ nhiệt ẩm.
Câu 6.3. Cây lương thực bao gồm
A. lúa gạo, lúa mì,
B. lúa gạo, ngô, lạc.
C. lúa mì, ngô, đậu.
D. lúa gạo, lúa mì, mía.
Câu 7.1. Đặc điểm sinh thái của cây lúa gạo là ưa khí hậu
A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
Câu 7.2. Đặc điểm sinh thái của cây lúa mì là ưa khí hậu
A. nóng, đất ẩm, nhiều mùn, dễ thoát nước.
B. ấm, khô, đất đai màu mỡ, nhiều phân bón.
C. nóng, ẩm, chân ruộng ngập nước, phù sa.
D. nóng, thích nghi với sự dao động khí hậu.
Câu 7.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của cây hoa màu?
A. Làm thức ăn cho ngành chăn nuôi.
B. Nguyên liệu để nấu rượu, cồn, bia.
C. Dùng làm lương thực cho người.
D. Làm nguồn hàng xuất khẩu chính.
Câu 8.1. Phát biểu nào sau đây không đúng với vai trò của ngành chăn nuôi?
A. Cung cấp cho người các thực phẩm có dinh dưỡng cao.
B. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hàng tiêu dùng.
C. Cung cấp lương thực nhằm đảm bảo đời sống nhân dân.
D. Cung cấp nguồn phân bón, sức kéo cho ngành trồng trọt.
Câu 8.2. Phương thức chăn nuôi nửa chồng trại và chuồng trại thường dựa trên cơ sở nguồn thức ăn nào sau đây?
A. Đồng cỏ tự nhiên.
B. Diện tích mặt nước.
C. Hoa màu, lương thực.
D. Chế biến tổng hợp.
Câu 8.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với tình hình trồng rừng trên thế giới?
A. Trồng rừng để tái tạo tài nguyên rừng.
B. Trồng rừng góp phần bảo vệ môi trường.
C. Diện tích trồng rừng ngày càng mở rộng.
D. Chất lượng rừng trồng cao hơn tự nhiên
Câu 9.1. Vai trò chủ đạo của sản xuất công nghiệp là
A. cung cấp tư liệu sản xuất cho nền kinh tế.
B. chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
C. sản xuất ra nhiều sản phẩm cho ngành nông nghiệp.
D. chủ yếu khai thác hiệu quả tài nguyên thiên nhiên.
Câu 9.2. Nhân tố kinh tế – xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. đất đai, nước.
B. vốn đầu tư, thị trường.
C. khí hậu, rừng.
D. vị trí địa lí.
Câu 9.3. Nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. dân cư, lao động.
B. vốn đầu tư, thị trường.
C. khoáng sản, nước.
D. khoa học – công nghệ.
Câu 10.1. Đặc điểm của sản xuất công nghiệp không phải là
A. gắn liền với những tiến bộ của khoa học và công nghệ.
B. có tính chất tập trung cao độ.
C. tiêu thụ khối lượng nguyên nhiên liệu lớn.
D. phụ thuộc nhiều vào tự nhiên.
Câu 10.2. Dựa vào tính chất tác động đến đối tượng lao động, Cơ cấu ngành công nghiệp gồm các nhóm ngành chính nào sau đây?
A. khai thác, chế biến, dịch vụ công nghiệp.
B. chế biến, dịch vụ, công nghiệp nặng.
C. dịch vụ, khai thác, công nghiệp nhẹ.
D. khai thác, sản xuất điện, dịch vụ.
Câu 10.3. Nhân tố vốn đầu tư và thị trường ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. đòn bẩy cho phát triển và phân bố công nghiệp.
B. xác định các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp.
C. ảnh hưởng trực tiếp đến cơ cấu ngành và lãnh thổ.
D. xuất hiện các ngành mới, linh hoạt trong phân bố.
Câu 11.1. Nhân tố khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
B. tác động đến thị trường tiêu thụ.
C. xây dựng thương hiệu sản phẩm.
D. xuất hiện nhiều ngành mới.
Câu 11.2. Nhân tố dân cư, lao động ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố công nghiệp là
A. thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp.
B. đảm bảo lực lượng sản xuất.
C. xây dựng thương hiệu sản phẩm.
D. xuất hiện nhiều ngành mới.
Câu 11.3. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác than?
A. than là nguồn năng lượng cơ bản, quan trọng.
B. than là nguồn nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện.
C. than là nguồn tài nguyên không tái tạo được.
D. các mỏ than phân bố đều ở cả hai bán cầu.
Câu 12.1. Phát biểu nào sau đây không đúng với ngành công nghiệp khai thác dầu khí?
A. Có khả năng sinh nhiệt lớn.
B. Tiện vận chuyển, sử dụng.
C. Cháy hoàn toàn, không tạo thành tro.
D. không gây ô nhiễm môi trường.
Câu 12.2. Đặc điểm công nghiệp điện tử – tin học là
A. chi phí vận tải và vốn đầu tư không nhiều.
B. đòi hỏi lực lượng lao động trẻ, có trình độ cao.
C. nguyên liệu chủ yếu từ nông nghiệp và thủy sản.
D. vốn đầu tư ít, cơ sở hạ tầng kĩ thuật phát triển.
Câu 12.3. Một trong những định hướng phát triển công nghiệp trong tương lai là
A. giảm tỉ trọng công nghiệp chế biến, tăng khai thác.
B. đẩy mạnh sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo.
C. Phát triển nhanh các ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng.
D. phát triển mạnh các ngành công nghiệp gắn với các vùng nguyên liệu.
Câu 13.1. Nhân tố có tác động lớn đến việc lựa chọn địa điểm xây dựng và phân bố công nghiệp trên thế giới cũng như ở Việt Nam là
A. vị trí địa lí.
B. tài nguyên thiên nhiên.
C. dân cư và nguồn lao động.
D. cơ sở hạ tầng.
Câu 13.2. Công nghiệp điện lực trên thế giới cũng như ở Việt Nam tăng nhanh chủ yếu do
A. tập trung nâng cấp một số nhà máy điện cũ.
B. kinh tế phát triển, mức sống nâng cao.
C. đào tạo lao động trình độ cao trong ngành.
D. thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước.
Câu 13.3. Ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phân bố rộng khắp trên thế giới chủ yếu do
A. có lực lượng lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
B. sử dụng nhiều lao động, nhất là lao động có trình độ cao.
C. sử dụng nhiều điện năng và ít vốn đầu tư.
D. ít gây ô nhiễm môi trường, sử dụng ít nguyên liệu.
Câu 14.1. Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp được hình thành có vai trò
A. áp dụng có hiệu quả thành tựu công nghệ vào sản xuất.
B. sử dụng hợp lí các nguồn nguồn lực của lãnh thổ.
C. hạn chế tối đa các tác hại do hoạt động công nghiệp gây ra.
D. phân bố hợp lí nguồn lao động giữa miền núi và đồng bằng.
Câu 14.2. Vai trò nào sau đây của tổ chức lãnh thổ công nghiệp về mặt xã hội?
A. giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho lao động.
B. sử dụng hợp lí, hiệu quả các nguồn lực trên lãnh thổ.
C. thu hút đầu tư, tăng cường hợp tác giữa các xí nghiệp.
D. tăng cường bảo vệ môi trường theo hướng bền vững.
…………..
Tải file tài liệu để xem thêm đề cương ôn tập học kì 2 Địa lí 10
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập học kì 2 môn Địa lí 10 sách Cánh diều Ôn tập cuối kì 2 Địa lý 10 năm 2023 – 2024 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.