Bạn đang xem bài viết Đề cương ôn tập hè môn Toán lớp 8 Bài tập ôn hè môn Toán lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đề cương ôn tập hè môn Toán 8 năm 2024 – 2025 được biên soạn rất chi tiết gồm 52 trang tóm tắt các kiến thức lý thuyết kèm theo các dạng bài tập cần ôn luyện. Đề cương ôn tập hè Toán 8 lên lớp 9 được áp dụng chung cho cả 3 sách Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh diều.
Đề cương ôn hè Toán 8 là tài liệu rất cần thiết cho giáo viên và học sinh trong quá trình ôn tập hè phục vụ học tốt kiến thức Toán lớp 9. Tài liệu bao gồm các dạng bài trọng tâm bám sát chương trình sách giáo khoa giúp các em học sinh rèn luyện kỹ năng làm bài tự mình đánh giá được năng lực bản thân để bứt phá năng lực trong năm học mới. Bài tập ôn hè Toán 8 còn có một số câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, giúp các em thêm hứng thú trong học tập. Bên cạnh đó các bạn tham khảo thêm: đề cương ôn tập hè môn tiếng Anh 8.
Chủ đề 1: Nhân đa thức
A. Mục tiêu:
– Nắm được quy tắc nhân đơn thức với đa thức, nhân đa thức với đa thức.
– Học sinh biết trình bày phép nhân đa thức theo các cách khác nhau.
B. Thời lượng: 3 tiết (từ 1 đến 3)
C. Thực hiện:
Tiết 1:
Câu hỏi
1: Phát biểu quy tắc nhân đơn thức với đa thức.
2: Phát biểu quy tắc nhân đa thức với đa thức.
* Bài tập về nhân đơn thức với đa thức.
Bài 1: Thực hiện phép nhân.
Giải:
Bài 2: Chứng tỏ rằng các đa thức không phu thuộc vào biến.
a.
b.
Giải:
Vây đa thức không phu thuộc vào biến x.
b.
Vây đa thức không phụ thuộc vào biến x.
Bài 3: Tính giá trị của biểu thức sau khi thưc hiên các phép toán.
với x=15
Giải:
a.
c.
Tiết 2:
Bài 4: Điền vào chỗ dấu ^{*} để được đẳng thức đúng.
Giải:
a. Vì nên dấu *ở vI phải là
Vì * ở vế trái là tích của với nên phải điền vào dấu {*} này biểu thức
. vây ta có đẳng thức đúng
Bài 5: Chứng minh các đẳng thức sau:
a. a.(b – c) – b.(a + c) + c.(a – b) = -2ac.
b. a(1 – b) + a(a2– 1) = a.(a2– b)
a.(b – x) + x.(a + b) = b.(a + x)
c. Giải:
a. VT = a.(b – c) – b.(a + c) + c.(a – b)
= ab – ac – ab – bc + ac – bc
= -2bc = VP đpcm
b. VT = a.(1 – b) + a.(a2– 1)
= a – ab + a3 – a
= a3 – ab = a.(a2 – b) = VP đpcm.
c. VT = a.(b – x) + x.(a + b)
= ab – ax + ax + xb
= ab + xb = b(x + a) = VP đpcm
Bài 6: Tìm x biết
a. 5x.(12x + 7) – 3x(20x – 5) = – 100
b. 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
Giải:
a. 5x.(12x + 7) – 3x(20x – 5) = – 100
60x2 + 35x – 60x2 + 15x = – 100
50x = – 100
x = – 2
b. 0,6x(x – 0,5) – 0,3x(2x + 1,3) = 0,138
0,6x2 – 0,3x – 0,6x2 – 0,39x = 0,138
– 0,6x = 0,138
x = 0,138 : (- 0,6)
– 0,2
* Bài tập về nhân đa thức với đa thức
Bài 1: Làm tính nhân.
a. (x2+ 2)(x2+ x+ 1)
b. (2a3– 1 + 3a)(a2– 5 + 2a)
Giải:
a.(x2+ 2)(x2+ x+ 1)
= x4 + x3 + x2 + 2x2 + 2x + 2
= x4 + x3 + 3x2 + 2x + 2
b. (2a3– 1 + 3a)(a2– 5 + 2a)
= 2a5 – 10a3 + 4a4 – a2 + 5 – 2a + 3a3 – 15a + 6a2
= 2a5 + 4a4 – 7a3 + 5a2 – 17a + 5
Tiết 3
Bài 2: Chứng tỏ rằng đa thức sau không phụ thuộc vào biến.
(x2 + 2x + 3)(3x2 – 2x + 1) – 3x2(x2 + 2) – 4x(x2 – 1)
Giải: (x2 + 2x + 3)(3x2 – 2x + 1) – 3x2(x2 + 2) – 4x(x2 – 1)
= 3x4 – 2x3 + x2 + 6x3 – 4x2 + 2x + 9x2 – 6x + 3 – 3x4 – 6x2 – 4x3 + 4x = 3
Kết quả là một hằng số. Vậy đa thức trên không phụ thuộc vào biến.
Bài 3: Cho x = y + 5. Tính
a. x(x + 2) + y(y – 2) – 2xy + 65
b. x2+ y(y – 2x) + 75
Giải:
a. x(x + 2) + y(y – 2) – 2xy + 65
Từ giả thiết x = y + 5 x – y = 5
Ta có: x(x + 2) + y(y – 2) – 2xy + 65
= x2 + 2x + y2 – 2y – 2xy + 65
= x2– xy + y2 – xy + 2x – 2y + 65
=x(x – y) – y(x – y) + 2(x – y) + 65
= (x – y)(x – y) + 2(x – y) + 65
= (x – y)2 + 2(x – y) + 65
= 52 – 2.5 + 65 = 100
b. x2+ y(y – 2x) + 75
= x2 + y2 – 2xy + 75
= x(x – y) – y(x – y) + 75
= (x – y) (x – y) + 75
= 5.5 + 75 = 100
Bài 4: Tính giá trị của biểu thức.
a. A = x3– 30x2– 31x + 1 tại x = 31
b. B = x5– 15x4+ 16x3 – 29x2 + 13x tại x = 14
Giải:
a. Với x = 31 thì
A = x3 – 30x2 – 31x + 1 = x3 – (x – 1)x2 – x.x +1
= x3 – x3 + x2 + 1 = 1
b. Với x = 14 thì
B = x5 – 15x4 + 16x3 – 29x2 + 13
= x5 – (x + 1)x4 + (x + 2)x3 – (2x + 1)x2 + x(x – 1)
= x5 – x5 – x4 + x4 + 2x3 – 2x3 – x2 + x2 – x = -x = – 14
Chủ đề 2: Tứ giác.
A. Mục tiêu:
– Học sinh nắm được định nghĩa tứ giác, tứ giác lồi, tổng các góc của tứ giác lồi.
– Biết vẽ, gọi tên các yếu tố, biết tính số đo các góc của tứ giác lồi.
B. Thời lượng: 1 tiết (tiết 4):
C. Thực hiện:
Câu hỏi
1: Thế nào là một tứ giác, tứ giác lồi?
2: Tổng các góc của một tứ giác bằng?
Bài 1: Cho tứ giác ABCD, đường chéo AC bằng cạnh AD. Chứng minh cạnh BC nhỏ hơn đường chéo BD.
Bài 2: Tứ giác ABCD có AB = BC, CD = DA
CMR: BD là đường trung trực của AC
Cho biết góc B = 1000, góc D = 700.
Tínhgóc A và góc C.
Bài 3: Tính các góc của tứ giác: ABCD biết rằng
Góc <A : <B : <C : <D = 1 : 2 : 3 : 4
Chủ đề 3: Hình thang
A. Mục tiêu:
– Nắm được định nghĩa hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
– Biết vẽ và tính số đo các góc của hình thang.
B. Thời lượng: 4 tiết (Tiết 5, 6, 7, 8)
C. Thực hiện:
Câu hỏi:
1. Thế nào là hình thang, hình thang vuông, hình thang cân.
2. Hình thang có những tính chất nào?
3. Dấu hiệu nhận biết hình thang cân.
4. Định nghĩa đường trung bình của tam giác, đường trung bình của hình thang và tính chất của nó.
Bài 1: Tính các góc của hình thang ABCD (AB//CD) biết rằng góc <A = 3<D;<C = 300.
Bài 2: Tứ giác ABCD có BC = CD và DB là tia giac của góc D. CMR ABCD là hình thang.
Bài 3: Chứng minh rằng trong hình thang các tia phân giác của hai góc kÌ một cạnh bên vuông góc với nhau.
Bài 4: Cho hình thang vuông ABCD có <A = <D = 900; AB = AD = 2cm, DC = 4cm. Tính các góc của hình thang
Bài 5: Hình thang cân ABCD có AB // CD. O là giao điểm của hai đường chéo. CMR: OA = OB, OC = OD
Bài 6: Cho tam giác ABC cân tại A. trên các cạnh bên AB, AC lấy các điểm M, N sao cho BM = CN.
a. Tứ giác BMNC là hình gì? Vì sao?
b. Tính các góc của tứ giác BMNC biết rằng <A = 400.
Bài 7: Cho hình thang cân ABCD có O là giao điểm của hai đường thẳng chứa cạnh bên AD, BC và E là giao điểm của hai đường chéo. CMR OE là đường trung trực của hai đáy.
Bài 9: Cho tam giác ABC, điểm D thuộc cạnh AC sao cho AD =1/2 DC. Gọi M là trung điểm của BC, I là gia điểm của BD và AM. CMR: AI = IM
Bài 10 Cho hình thang ABCD (AB // CD). M là trung điểm của AD, N là trung điểm của BC. Gọi I, K theo thứ tự là giao điểm của MN và BD, MN và AC. Cho biết AB = 6cm, AD = 14cm. Tính các độ dài MI, IK, KN.
…………….
Mời các bạn tải File tài liệu về để xem thêm nội dung chi tiết
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đề cương ôn tập hè môn Toán lớp 8 Bài tập ôn hè môn Toán lớp 8 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.