Bạn đang xem bài viết Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024 Cuộc thi tìm hiểu: “Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024 giúp các bạn tham khảo, nhanh chóng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm, tự luận của cuộc thi “Tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ” của mình.
Cuộc thi góp phần tuyên truyền, giáo dục ý thức trách nhiệm, nhằm nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão tham gia xây dựng và bảo vệ biên giới, chủ quyền dân tộc. Thời gian kết thúc nhận bài dự thi vào ngày 30/6/2024 (căn cứ theo dấu bưu điện), thời gian tổng kết dự kiến tháng 9/2024.
Lưu ý: Đáp án chỉ mang tính chất tham khảo
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024
I. Trắc nghiệm
1- Ngày 26/8/1945 là ngày truyền thống của ngành nào ở An Giang?
a) Tuyên Huấn
b) Lực lượng vũ trang
c) Giáo dục
d) Giao Bưu
2- Đêm 22/9/1945, Ủy ban Kháng chiến – Hành chính Nam Bộ được thành lập và cuộc kháng chiến Nam Bộ bắt đầu, Hồ Chí Minh ký sắc lệnh thành lập các chiến khu trong toàn quốc. Tỉnh Long Xuyên và Châu Đốc thuộc chiến khu nào?
a) Chiến khu 6
b) Chiến khu 7
c) Chiến khu 8
d) Chiến khu 9
3- Chiến thắng Cầu sắt Vĩnh Thông ở An Giang xảy ra vào năm nào?
a) 1948
b) 1949
c) 1950
d) 1951
4- Theo Hiệp định Giơnevơ (1954), địa điểm chuyển quân tập kết của tỉnh Long Châu Sa ở đâu?
a) Lai Vung
b) Hồng Ngự
c) Cao Lãnh
d) Mỹ Thuận
5- Trong hai năm 1958-1959 địch đẩy mạnh chiến dịch tố cộng, quy khu dồn dân, đánh phá căn cứ, truy bắt cán bộ cách mạng… Hầu hết cán bộ chuyển sang thế hoạt động bất hợp pháp, các cơ quan Tỉnh ủy phải dời qua căn cứ tỉnh Kiến Phong ở Hồng Ngự. Lúc này, đồng chí nào làm Bí thư Tỉnh ủy?
a) Đồng chí Nguyễn Văn Náo (Tư An)
b) Đồng chí Võ Văn Phẩm
c) Đồng chí Võ Thái Bảo (Tám Sử)
d) Đồng chí Lý Chí Nam (Hai Lý)
6- Ngày 26/9/1959, Tiểu đoàn 502 đánh thắng trận Gò Quản Cung. Khu ủy chi viện cho An Giang một tiểu đội cả người lẫn súng gồm: 01 trung liên, 19 súng trường và carbin. Từ đó, đội công tác vũ trang của An Giang được thành lập. Đội vũ trang này, mang bí số 8, được thành lập tại Giồng Bàng, có 27 chiến sĩ; biên chế thành lập 2 tiểu đội; 2 tiểu đội đó mang tên gì?
a) Dũng Tiến, Quyết Thắng
b) Hai Dũng, Ba Tiến
c) Quyết Chiến, Quyết Thắng
d) Cả ba đều sai
7- Tháng 10/1959, đội vũ trang số 8 vượt sông Tiền về biên giới Tân Châu-An Phú hoạt động. Đơn vị bí mật đóng căn cứ ở đâu?
a) Bung Ven
b) Vạt Lài
c) Giồng Trà Dên
d) Giồng Bàng
8- Đầu tháng 12/1959, Khu uỷ Khu 8 cho An Giang phiên hiệu Tiểu đoàn 510 thay thế đội vũ trang số 8. Tiểu đoàn 510 do đồng chí nào làm Tiểu đoàn trưởng?
a) Đồng chí Trần Thiện Toàn
b) Đồng chí Ba Trương (nguyên Bí thư chi bộ xã Vĩnh Xương)
c) Đồng chí Võ Tấn Phục (Tư Nam)
d) Đồng chí Lê Hà
9- Từ giữa năm 1968 đến cuối năm 1971, địch tiến hành bình định, đánh phá ác liệt Bảy Núi nhằm xoá bỏ đầu cầu chiến lược về miền Tây. Trong đợt tiến công Núi Tô của 18 ngàn quân địch, quân dân Tri Tôn chưa đầy 100 tay súng đã giữ vững đồi Tức Dụp 128 ngày đêm (từ 11/1968 đến 3/1969), dù địch đổ vào đây rất nhiều tiền của và xương máu. Với chiến công này Quân dân Tri tôn được Bộ Tư lệnh Miền tặng 8 chữ vàng nào?
a) “Kiên cường, bất khuất, trung hậu, đảm đang”
b) “Kiên cường, bất khuất giữ vững Thất Sơn”
c) “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”
d) “ Kiên cường bám trụ giữ vững núi Tổ”
10- Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 (tối mùng 1 Tết Mậu Thân) quân ta làm chủ gần hết Tỉnh lỵ Châu Đốc, quận lỵ Tri Tôn 01 ngày 02 đêm, đánh chiếm 21 địa điểm quân sự, loại hàng trăm tên địch; góp phần buộc địch phải xuống thang chiến tranh, ngồi vào bàn hội nghị Paris. Chiến dịch Xuân Mậu Thân 1968 ở An Giang đã diễn ra trên phạm vi nào?
a) Trên phạm vi toàn Tỉnh
b) 2 thị xã, 4 thị trấn và 50 xã
c) 2 thị xã, thị trấn và 45 xã
d) 6 thị trấn và 40 xã
11- Trong kháng chiến chống Mỹ, tỉnh Long Châu Hà kết nghĩa với tỉnh nào ở miền Bắc?
a) Lạng Sơn
b) Hải Phòng
c) Quảng Ninh
d) Bắc Giang
12- Di tích Ô Tà Sóc núi Dài lớn được công nhận là:
a) Di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh
b) Di tích lịch sử cách mạng cấp quốc gia
c) Di tích khảo cổ quốc gia đặc biệt
d) Di tích kiến trúc – nghệ thuật cấp quốc gia
13- Có bao nhiêu phụ nữ An Giang được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?
a) Bốn
b) Năm
c) Sáu
d) Bảy
14- Hãy cho biết đơn vị nào của Lực lượng vũ trang tỉnh An Giang được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ sớm nhất?
a) Dân quân du kích xã Thới Sơn
b) Đại đội 1, Tiểu đoàn 1
c) Bộ đội địa phương huyện Tịnh Biên
d) Tiểu đoàn 512
15- Hãy cho biết thời gian bắt đầu và kết thúc chiến tranh biên giới Tây Nam trên địa bàn tỉnh An Giang?
a) 01/5/1975 và 01/01/1979
b) 30/4/1976 và 30/12/1979
c) 30/4/1977 và 01/01/1979
d) 30/4/1977 và 07/01/1979
16- Trận chiến thắng quân Pôn Pốt ở núi Phú Cường, Tịnh Biên xảy ra vào thời gian nào?
a) 15/9/1977
b) 30/12/1977
c) 19/01/1978
d) 03/5/1978
17- Trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam, người dân nơi nào bị bọn Pôn Pốt giết hại nhiều nhất?
a) Vĩnh Hội Đông
b) Ba Chúc
c) Vĩnh Gia
d) Nhơn Hưng
18- Anh hùng Hoàng Kim Long được tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam thuộc lực lượng nào?
a) Bộ đội huyện Phú Châu
b) Tiểu đoàn 1 bộ đội tỉnh An Giang
c) Bộ đội Biên phòng tỉnh An Giang
d) Bộ đội Quân khu 9
19- Có bao nhiêu xã được phong danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân trong cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam?
a) Hai
b) Ba
c) Bốn
d) Năm
20- Huyện Bảy Núi tồn tại trong khoảng thời gian nào?
a) 1976-1980
b) 1977-1979
c) 1977-1980
d) 1976 – 1979
II. Tự luận
Thí sinh chọn 1 trong 2 câu sau, bài viết tối thiểu 1.000 từ và tối đa 2.000
1- Hãy cho biết cảm nghĩ của bạn khi đến tham quan Di tích lịch sử cách mạng Đồi Tức Dụp?
“Ôi Tức Dụp đội non mà lớn. Ôi Tức Dụp gạt đạn mà đi…” – những câu hát thiết tha của nhạc sĩ Thanh Tầm đã đưa chúng tôi về với căn cứ địa cách mạng của quân và dân tỉnh An Giang trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Tức Dụp nổi tiếng với cuộc chiến đấu 128 ngày đêm (từ đêm 16, rạng sáng 17-11-1968 đến 24-3-1969), khiến quân đội Mỹ – ngụy với quân số và vũ khí vượt trội vẫn không thể thắng được ý chí chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân và dân ta. Đến với khu du lịch Tức Dụp, ngoài được khám phá thiên nhiên hùng vĩ, tôi còn được sống lại những phút giây lịch sử. Nhà Truyền thống – Nơi trưng bày các hình ảnh, tư liệu và thiết bị vũ trang. Đến phòng Sa Bàn nghe giới thiệu, tái hiện diễn biến trận đánh 128 ngày đêm. Tôi cũng không quên thắp hương tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đền tưởng niệm. Đi qua các cung đường trên Núi, tôi được chứng kiến những bức tượng mô phỏng cuộc sống của các chiến sĩ cách mạng. Không gian vừa nhỏ hẹp vừa chật chội. Ấy mới cảm nhận được cuộc sống của họ trong những năm tháng mưa bom bão đạn. Để rồi tôi càng trân trọng những giây phút đất nước hòa bình của ngày hôm nay.
2- Hãy cho biết cảm nghĩ của mình về một người Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân của tỉnh An Giang mà bạn yêu mến?
Lịch sử sẽ mãi mãi khắc ghi những tấm gương tập thể, cá nhân Anh hùng, những cán bộ, chiến sĩ BĐBP đã cùng quân và dân An Giang chiến đấu kiên cường, dũng cảm bảo vệ biên giới, trong đó tiêu biểu là Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Hoàng Kim Long.
Hoàng Kim Long sinh ngày 19/5/1959, là người con của mảnh đất Tây An, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình. Vốn có cha là cán bộ công tác trong quân đội nhân dân Việt Nam, từ nhỏ Hoàng Kim Long đã mang trong mình lòng yêu nước nồng nàn và thuấn nhuần tư tưởng của người chiến sĩ Cách mạng. Trong cuộc đời quân ngũ của mình, Anh hùng Hoàng Kim Long luôn sống gắn bó với đồng chí, đồng đội nên tất cả cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị ai cũng yêu mến anh. Tự nguyện làm xạ thủ hỏa lực ĐKZ82, anh mày mò nghiên cứu, tìm cách bắn ĐKZ82 không chân (ứng dụng) ở mọi địa hình, mọi điều kiện. Sáng kiến của anh đã thành công mỹ mãn. Khẩu ĐKZ82 do anh cải tiến bắn rất chính xác, đỡ tốn đạn mà hiệu suất diệt địch cao. Vừa có kỹ thuật giỏi, vừa có lòng dũng cảm cộng với lối đánh táo bạo, linh hoạt, anh đã làm cho kẻ thù nhiều phen khiếp sợ. Trong trận chiến đấu với tập đoàn phản động Pôn Pốt – Iêng Xa Ri vào 18/4/1978, đạn của các chiến sĩ ta gần hết, 3 mặt đều là địch, thì đồng chí Long phát hiện ra 2 khẩu ĐKZ của địch, bất chấp hiểm nguy, anh cơ động bắn tiếp 1 quả đạn dập tắt ngay hỏa điểm. Khi anh vừa chuyển vị trí, lắp xong quả đạn thứ 18 thì bị địch bắn trả quyết liệt khiến anh bị thương rất nặng và đã dũng cảm hy sinh ở tuổi 19. Với những thành tích chiến đấu xuất sắc của mình, ngày 20/12/1979, đồng chí Hoàng Kim Long đã vinh dự được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
Tấm gương chiến đấu, hy sinh quên mình của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, liệt sĩ Hoàng Kim Long đã ghi dấu vào trang sử vẻ vang của BĐBP An Giang như một tượng đài bất khuất, chiến đấu kiên cường, liên tục tấn công địch cho đến lúc hy sinh và đức tính cần cù, sáng tạo, phấn đấu không mệt mỏi, hết lòng yêu thương đồng chí, đồng đội, gắn bó mật thiết với nhân dân. Anh đã làm sáng mãi phẩm chất cao quý Bộ đội Cụ Hồ để các thế hệ cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng BĐBP học tập, noi theo.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ năm 2024 Cuộc thi tìm hiểu: “Quê hương An Giang và anh Bộ đội cụ Hồ” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.