Bạn đang xem bài viết Sinh học 12 Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính Giải Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 55, 56, 57….., 63, 64 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Sinh 12 Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính là tài liệu vô cùng hữu ích giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để giải các bài tập trong SGK Chương 1 Di truyền phân tử và di truyền nhiễm sắc thể trang 55→64.
Soạn Sinh 12 Chân trời sáng tạo Bài 8 được biên soạn đầy đủ, chi tiết giúp các bạn hiểu được kiến thức về bối cảnh, ý nghĩa, nội dung các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính. Đồng thời trả lời các câu hỏi nội dung bài học so sánh với kết quả mình đã làm.
Trả lời Hoạt động hình thành kiến thức mới
Câu hỏi 1
Vì sao nói Thomas Hunt Morgan là “cha đẻ” của di truyền học hiện đại?
Gợi ý đáp án
Thomas Hunt Morgan là “cha đẻ” của di truyền học hiện đại vì: Năm 1907, Morgan nghiên cứu di truyền học và thực hiện thí nghiệm trên đối tượng ruồi quả (ruồi giấm). Đến năm 1910, Morgan cùng nhóm nghiên cứu đã chứng minh các nhân tố di truyền Mendel (sau này được xác định là gene) phân bố thành dãy locus trên nhiễm sắc thể tạo thành nhóm liên kết, từ đó hoàn thiện học thuyết di truyền nhiễm sắc thể. Luận điểm cơ bản của học thuyết di truyền nhiễm sắc thể là các gene phân bố thành dãy locus trên nhiễm sắc thể, các gene của thế hệ trước được di truyền cho thế hệ sau nhờ cơ chế phân il và tổ hợp các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh. Thuyết di truyền nhiễm sắc thể đã làm sáng tỏ cơ chế tế bào của các quy luật Mendel, đồng thời bổ sung và hoàn thiện các phương thức di truyền gene.
Câu hỏi 2
Hãy giải thích vì sao trong tự nhiên, tỉ lệ giới tính thường là 1:1.
Gợi ý đáp án
Nữ giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XX, nam giới có cặp nhiễm sắc thể giới tính là XY. Trong quá trình giảm phân tạo giao tử, nữ chỉ tạo ra một loại trứng mang nhiễm sắc thể X, nam tạo ra hai loại tinh trùng: một loại mang nhiễm sắc thể X và một loại mang nhiễm sắc thể Ý. Khi thụ tinh, nếu tinh trùng X kết hợp với trứng X, sẽ tạo ra hợp tử XX (nữ), nếu tinh trùng Y kết hợp với trứng X, sẽ tạo ra hợp tử XY (nam).
Câu hỏi 3
Quan sát Hình 8.5, hãy giải thích kết quả phân li kiểu hình F2 trong các trường hợp gene quy định màu mắt ruồi nằm trên các nhiễm sắc thể X.
Gợi ý đáp án
Tỉ lệ đực cái là 1:1 trong đó gene quy định màu mắt của ruồi giấm nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có locus tương ứng trên nhiễm sắc thể Y.
Các gene nằm trên nhiễm sắc thể giới tính sẽ phân li và tổ hợp cùng cứu tính trạng màu mắt ruồi với sự phân li và tổ hợp của nhiễm sắc thể giới tính.
Trả lời Vận dụng Sinh học 12 Bài 8
Ở ruồi giấm, tính trạng râu ngắn là trội so với râu dài, mắt đỏ hạt dẻ là trội so với mắt đỏ, hai cặp gene này cùng nằm trên một cặp nhiễm sắc thể và cách nhau 16,5 cM. Nếu cho cá thể có kiểu hình râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ được sinh ra từ cặp bố mẹ thuần chủng râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ và râu dài, mắt đỏ lai phân tích thì đời con sinh ra có khả năng xuất hiện kiểu hình râu dài, mắt đỏ không? Hãy giải thích.
Gợi ý đáp án
Nếu cho cá thể có kiểu hình râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ được sinh ra từ cặp bố mẹ thuần chủng râu ngắn, mắt đỏ hạt dẻ và râu dài, mắt đỏ lai phân tích thì đời con sinh ra có khả năng xuất hiện kiểu hình râu dài, mắt đỏ vì cơ thể F1 dị hợp có xảy ra hoán vị gene khi lai phân tích sẽ tạo kiểu hình râu dài, mắt đỏ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sinh học 12 Bài 8: Các quy luật di truyền của Morgan và di truyền giới tính Giải Sinh 12 Chân trời sáng tạo trang 55, 56, 57….., 63, 64 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.