Bạn đang xem bài viết Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 33 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 9: Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ, sẽ được Thcslytutrongst.edu.vn giới thiệu đến bạn đọc những nội dung bổ ích ngay sau đây.
Bạn đọc hãy cùng tham khảo để có thể chuẩn bị bài học một cách nhanh chóng và đầy đủ hơn.
Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ
Chuẩn bị đọc
Chia sẻ một vài suy nghĩ, cảm nhận của em về bài thơ Thương Vợ (Trần Tế Xương)
Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ, âu đành phận,
Năm nắng mười mưa, dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
Có chồng hờ hững cũng như không!
(In trong Trần Tế Xương, NXB Giáo dục, 1984)
Hướng dẫn giải:
- Với tình cảm thương yêu, quý trọng, bài thơ Thương vợ đã ghi lại một cách xúc động, chân thực hình ảnh người vợ tần tảo, giàu đức hy sinh.
- Bài thơ giàu hình ảnh, lời thơ bình dị,…
Trải nghiệm cùng văn bản
Câu 1. Xác định một số từ ngữ, câu văn cho thấy cảm nhận, đánh giá chủ quan của người viết trong đoạn văn này.
Hướng dẫn giải:
- “Không coi trọng sản nghiệp, chỉ chú trọng danh vị… đổi thay phận vị”
- “Không còn đâu cảnh thơ mộng”
- “Không còn được ở yến trong một mái nhà… phiền tạp”
- “Bươn chải thành số phần của bà”
Câu 2. Tác giả so sánh câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” với câu ca dao “Cái cò lặn lội bờ sông” nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Giúp hình ảnh người phụ nữ ấn tượng, sinh động hơn.
Suy ngẫm và phản hồi
Câu 1. Xác định cách trình bày vấn đề khách quan và cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên.
Hướng dẫn giải:
- Cách trình bày vấn đề khách quan: đưa ra thông tin về nền tảng gia đình của bà Tú và hoàn cảnh xã hội lúc bấy giờ
- Cách trình bày vấn đề chủ quan trong đoạn đầu tiên: đưa ra những nhận xét, đánh giá chủ quan của mình và thể hiện sự đồng cảm, xót thương về hoàn cảnh của bà Tú
Câu 2. Vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản.
Hướng dẫn giải:
Câu 3. Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng nào nhất? Lí lẽ và bằng chứng ấy đã làm sáng tỏ luận đề như thế nào?
Hướng dẫn giải:
- Em ấn tượng với lí lẽ, bằng chứng 1
- Lí lẽ, bằng chứng giúp lí giải nguyên nhân khiến bà Tú lựa chọn cuộc sống như vậy.
Câu 4. Tác giả bài viết cho rằng hai câu đề bài thơ Thương vợ là cặp câu hay nhất bài thơ. Em có đồng tình với ý kiến này không? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Ý kiến: đồng tình/không đồng tình
- Nguyên nhân: khắc họa được hình ảnh bà Tú hiện lên chân thực/chưa bao quát được toàn bộ nội dung bài thơ
Câu 5. Theo em “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” có phải là bổn phận của người phụ nữ? Hãy tìm những ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình.
Hướng dẫn giải:
– Ý kiến: “suốt đời hi sinh cho chồng cho con” không phải là bổn phận của người phụ nữ, vì phụ nữ có quyền được sống cho bản thân,….
– Ví dụ trong thực tế cuộc sống để làm sáng tỏ ý kiến của mình: Doanh nhân Nguyễn Thị Phương Thảo (tổng giám đốc của VietJet Air), Mai Kiều Liên (Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Vinamilk),… đều là những người phụ nữ giỏi giang, thành công trong lĩnh vực của mình. Họ chú trọng vào đầu tư, nâng cao giá trị bản thân, không sống phụ thuộc vào người khác.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Về hình tượng bà Tú trong bài Thương vợ Chân trời sáng tạo Ngữ văn lớp 9 trang 33 sách Chân trời sáng tạo tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.