Bạn đang xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tài liệu Soạn văn 9: Thực hành tiếng Việt trang 44, cung cấp kiến thức về tác phẩm, hướng dẫn trả lời câu hỏi.
Bạn đọc có thể tham khảo để chuẩn bị bài nhanh chóng và đầy đủ hơn. Nội dung chi tiết ngay sau đây.
Soạn bài Thực hành tiếng Việt (trang 44)
Biện pháp tu từ chơi chữ
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong các trường hợp dưới đây:
a. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề . (Tục ngữ)
b. Nấu đậu phụ cho cha ăn
Sắc ích mẫu cho mẹ uống.
(Câu đối)
c. Giậu rào mắt cáo, mèo chui lọt
Rổ rức lòng tôm, tép nhảy qua.
(Nguyễn Huy Lượng)
d. Bánh cả thùng sao gọi là bánh ít?
Trầu cả khay sao gọi là trầu không?
(Ca dao)
e. Thấy nếp thì lại thèm xôi
Ngồi bên thùng gạo nhớ nồi cơm thơm.
(Ca dao)
g. Con ngựa đá con người đá, con ngựa đá không đá con ngựa. (Vế đối cổ)
h. Anh Hươu đi chợ Đồng Nai
Bước qua Bến Nghé, ngồi nhai thịt bò .
(Ca dao)
i. Con cá đối bỏ vào trong cối đá;
Con mèo cái nằm trên mái kèo.
Trách cha mẹ em nghèo, anh nỡ phụ duyên em.
(Ca dao)
k. Một trăm thứ dầu, dầu xoa không ai thắp;
Một trăm thứ bắp, bắp chuối chẳng ai rang;
Một trăm thứ than, than thân không ai quạt;
Một trăm thứ bạc, bạc tình chẳng ai mua.
(Ca dao)
Hướng dẫn giải:
a.
– Biện pháp tu từ chơi chữ đồng âm (cho chín – chín nghề)
– Tác dụng: nhận mạnh rằng dù chỉ học một nghề nhưng phải cho giỏi, còn hơn là biết nhiều nghề nhưng không giỏi gì cả.
b.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng nghĩa ( phụ – cha , mẫu – mẹ ).
– Tác dụng: thể hiện sự hiếu thảo của người con với cha mẹ của mình
c.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa ( cáo, mèo, tôm, tép ).
– Tác dụng: khuyên dạy cách đan giậu, rổ và tạo sự thú vị
d.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ trái nghĩa ( cả thùng – ít , cả khay – không ) và dùng từ đồng âm ( ít, không ).
– Tác dụng: tạo sự hài hước, dí dỏm
e.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng các từ cùng trường nghĩa ( nếp, xôi, gạo, cơm ).
– Tác dụng: nhắc nhở không nên cả thèm chóng chán, đứng núi này trông núi nọ.
g.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ đồng âm ‘ đá ”:
- Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ nhất và thứ tư ý chỉ con ngựa đang có hành động đá.
- Từ “đá” ở vế “con ngựa đá” thứ hai và thứ ba chỉ con ngựa làm bằng đá.
– Tác dụng: tạo sự hài hước, dí dỏm
h.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng từ cùng trường nghĩa (Hươu, Nai, Nghé, bò).
– Tác dụng: tạo sự hài hước, dí dỏm
i.
– Biện pháp tu từ chơi chữ: dùng lối nói lái (cá đối – cối đá, con mèo – mái kèo).
– Tác dụng: tạo sự dí dỏm, hài hước cho bài ca dao
k.
– Biện pháp tu từ chơi chữ dùng từ đồng âm:
- Dầu (vật dụng để đốt cháy) – dầu xoa (một loại thuốc).
- Bắp (ngô) – bắp chuối.
- Than (vật để đốt cháy) – than thân (hành động than vãn, tự thương).
- Bạc (chất liệu kim loại quý, có giá trị) – bạc tình (người sống vô ơn, không có tình cảm).
– Tác dụng: truyền đạt kinh nghiệm dân gian quý giá
Câu 2. Nêu một trường hợp (trong giao tiếp hàng ngày hoặc trong tác phẩm văn học) có sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ. Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng trong trường hợp đó có tác dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Năm 1946, bà Hằng Phương biếu Bác Hồ một gói cam, Bác Hồ đã làm một bài thơ tỏ lòng cảm ơn như sau:
“Cảm ơn bà biếu gói cam ,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây?
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai?”
– Lối chơi chữ: sử dụng từ đồng âm:
- cam (gói cam): một loại quả
- cam (khổ tận cam lai): ngọt
=> Bác Hồ muốn nhắn nhủ rằng sau khi trải qua những ngày tháng khó khăn, thì hạnh phúc sẽ đến.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 44 Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 9 trang 44 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.