Bạn đang xem bài viết Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 68 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Trong chương trình Ngữ văn lớp 12, học sinh sẽ được hướng dẫn tìm hiểu về văn bản Năng lực sáng tạo.
Thcslytutrongst.edu.vn sẽ cung cấp tài liệu Soạn văn 12: Mấy ý nghĩ về thơ. Hãy cùng tham khảo để nắm được nội dung chính của tác phẩm.
Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ
Trước khi đọc
Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài nào? Vì sao?
Hướng dẫn giải:
- Trong các bài nghiên cứu, phê bình về thơ bạn đã đọc, bạn thích nhất bài: Về bài thơ Nắng mới của Lưu Trọng Lư (Lê Quang Hưng)
- Nguyên nhân: văn bản giúp hiểu hơn về bài thơ yêu thích là Nắng mới của Lưu Trọng Lư
Đọc văn bản
Câu 1. Câu hỏi tu từ được dùng nhằm mục đích gì?
Hướng dẫn giải:
Mục đích câu hỏi tu từ: nhấn mạnh gợi mở về vai trò của tâm hồn con người với thơ.
Câu 2. Chỉ ra các ý được triển khai ở phần 3.
Hướng dẫn giải:
Các ý gồm:
- Hình ảnh thơ
- Tư tưởng thơ
- Cảm xúc trong thơ
- Cái thực trong thơ
Câu 3. Người viết chuyển sang bàn luận về khía cạnh nào của thơ?
Hướng dẫn giải:
Người viết chuyển sang bàn luận về: chữ và tiếng trong thơ
Câu 4. Tác giả quan niệm như thế nào về vần các khía cạnh hình thức khác trong thơ?
Hướng dẫn giải:
Tác giả quan niệm: những luật lệ của thơ, từ âm điệu, đến vần, đều là những vũ khí rất mạnh trong tay người làm thơ.
Sau khi đọc
Câu 1. Tóm lược nội dung từng phần của văn bản (theo số thứ tự) và nêu mối quan hệ giữa các phần.
Hướng dẫn giải:
– Tóm lược nội dung từng phần:
- Phần 1. Một số quan niệm về thơ
- Phần 2. Làm thơ là gì?
- Phần 3. Hình ảnh trong thơ
- Phần 4. Quan niệm về giá trị của chữ và tiếng trong thơ
- Phần 5. Quan niệm về thơ vần và các khía cạnh hình thức khác của thơ.
– Mối quan hệ giữa các phần: liên kết chặt chẽ, gắn bó
Câu 2. Ở phần 1 của văn bản, những quan niệm nào về thơ đã được tác giả nêu lên để nhận xét? Mục đích của việc nhận xét đó là gì?
Hướng dẫn giải:
- Thơ là những lời đẹp; Nhận xét: không phải như vậy, vì Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du vẫn đưa vào thơ những thứ đời thường
- Thơ là ở những đề tài đẹp; Nhận xét: tác giả phủ nhận, vì trong thơ Bô-đơ-le, có nhiều đối tượng không đẹp
- Khác với văn xuôi thơ dễ in sâu vào trí nhớ người đọc; Nhận xét: vẫn thiếu thuyết phục, vì chưa cắt nghĩa được thơ thì không dễ nhớ, …
=>Mục đích: hướng người đọc vượt qua ngộ nhận, xác định sự cần thiết phải hiểu biết thơ một cách sâu sắc
Câu 3. Chỉ ra các luận điểm thể hiện quan niệm của tác giả về thơ, phân tích cách triển khai một luận điểm tiêu biểu.
Hướng dẫn giải:
* Luận điểm:
- Đầu mối của thơ có lẽ là ta đi tìm bên trong con người
- Thơ không biểu đạt bằng ý niệm, bằng luân lí mà thấm đẫm hình ảnh, cảm xúc.
- Chữ và tiếng trong thơ phải có nhịp điệu, nhạc điệu, không chỉ gọi tên sự vật, mà còn gợi từ ý tứ sâu xa.
- Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý.
* Phân tích:
– Khẳng định đặc trưng cơ bản nhất của thơ là biểu hiện tâm hồn con người: “Đầu mối của thơ ca có lẽ ta đi tìm bên trong tâm hồn con người chăng?”.
– Chứng minh đặc trưng cơ bản nhất của thơ ca:
- Thơ là một thứ nhạc, một thứ nhịp điệu bên trong, một thứ nhịp điệu của hình ảnh, tình ý.
- Nhịp điệu thơ được hình thành từ những cảm xúc, hình ảnh và trong khoảng im lặng cũng là nơi trú ngụ kín đáo của sự xúc động.
- Đường đi của thơ là đi thẳng vào tình cảm. Điều đó có nghĩa thơ là biểu hiện của tâm hồn con người.
=> Mối quan hệ khăng khít giữa thơ với tâm hồn con người.
Câu 4. Theo tác giả, điều gì đóng vai trò quan trọng trong sáng tạo thơ? Tác giả đã dùng những thao tác nghị luận nào để làm sáng tỏ điều đó?
Hướng dẫn giải:
– Điều quan trọng: sáng tạo thơ là tìm phương tiện phù hợp để biểu đạt những rung cảm khác thường của nhà thơ trước cuộc sống, người làm thơ phải thực sự sống gắn bó sâu sắc với thực tại, từ đó nảy sinh cảm xúc chân thực, mạnh mẽ.
– Thao tác nghị luận: giải thích, chứng minh, bình luận, bác bỏ
Câu 5. Tác giả cho rằng: chúng ta không nên lo thơ đi vào hình thức này hay hình thức khác… Dùng bất cứ hình thức nào, miễn là thơ diễn tả được đúng tâm hồn con người mới ngày nay . Bạn có tán thành quan điểm đó không? Vì sao?
Câu 6. Theo bạn, nội dung nghị luận của văn bản còn có ý nghĩa đối với thực tế sáng tác thơ hiện nay nữa không? Vì sao?
Câu 7. Từ văn bản này, bạn rút ra được điều gì bổ ích cho bản thân trong việc hiểu bản chất của thơ và việc đọc thơ?
Kết nối đọc – viết
Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày cách hiểu của bạn về ý kiến: Bài thơ là sợi dây truyền tình cảm cho người đọc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Soạn bài Mấy ý nghĩ về thơ Kết nối tri thức Ngữ văn lớp 12 trang 68 sách Kết nối tri thức tập 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.