Bạn đang xem bài viết Địa lí 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 66, 67, 68 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Địa lí 12 trang 66, 67, 68 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 12 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp thuộc Phần 3: Địa lí các ngành kinh tế.
Soạn Địa lí 12 Kết nối tri thức Bài 15 các em sẽ biết cách trả lời toàn bộ các câu hỏi bài học, luyện tập, vận dụng. Đồng thời, qua tài liệu này giúp quý thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Trả lời câu hỏi Hình thành kiến thức mới Địa 12 Bài 15
I. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành
Dựa vào thông tin mục I, hãy trình bày và giải thích về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành của nước ta.
Trả lời:
– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành chế biến, chế tạo. Xu hướng này phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, kinh tế tri thức.
+ Trong nội bộ nhóm ngành: phát triển theo hướng tiếp cận công nghệ tiên tiến, hiện đại, chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.
+ Trong từng ngành: chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện. Công nghiệp hỗ trợ được hình thành và phát triển, nâng cao tỉ lệ nội địa hóa trong các ngành công nghiệp.
– Sự chuyển dịch hiện nay là kết quả của quá trình tái cấu trúc, nội địa hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp xanh, hội nhập quốc tế. Gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao năng suất lao động, giảm phụ thuộc vào khai thác tài nguyên của Việt Nam, hướng tới phát triển bền vững.
II. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Dựa vào thông tin mục II, hãy trình bày sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế của nước ta. Vì sao có sự chuyển dịch đó?
Trả lời:
– Chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước (từ 20,9% năm 2010 xuống 6,5% năm 2021), tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước (từ 27,75 năm 2010 lên 34,4% năm 2021, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (từ 51,4% năm 2010 lên 59,1% năm 2021).
– Có sự chuyển dịch trên là do chính sách phát triển kinh tế mở, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
III. Chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
Dựa vào thông tin mục III, hãy trình bày và giải thích sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ ở nước ta.
Trả lời:
– Sự chuyển dịch thể hiện rõ ở sự thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng, sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…
+ Giá trị sản xuất công nghiệp theo vùng kinh tế có sự thay đổi rõ rệt, nhất là các vùng có đóng góp lớn về giá trị sản xuất công nghiệp với cả nước.
+ Khu công nghiệp, khu công nghệ cao ngày càng được mở rộng, nhiều trung tâm công nghiệp mới nổi lên nhờ phát huy thế mạnh, thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
+ Các địa phương có lịch sử phát triển công nghiệp lâu đời: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai,… Một số địa phương phát triển mạnh công nghiệp những năm gần đây: Bắc Ninh, Thái Nguyên, Bắc Giang, Bình Dương, Quảng Ngãi,…
– Sự chuyển dịch trên là kết quả tác động của hàng loạt nhân tố, phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu ngành, cơ cấu theo thành phần kinh tế và các chính sách phát triển công nghiệp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, khoa học – công nghệ, cải thiện cơ sở hạ tầng,…
Giải Luyện tập – Vận dụng Địa lý 12 Bài 15
Luyện tập
Tóm tắt lại hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp ở nước ta theo ngành, theo thành phần kinh tế, theo lãnh thổ.
Trả lời:
– Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành: giảm tỉ trọng nhóm ngành khai khoáng, tăng tỉ trọng nhóm ngành chế biến, chế tạo.
+ Trong nội bộ nhóm ngành: chuyển dịch từ các ngành và công nghệ sản xuất sử dụng nhiều lao động sang các ngành công nghiệp công nghệ cao.
+ Trong từng ngành: chuyển dịch từ các công đoạn có giá trị gia tăng thấp sang các công đoạn có giá trị gia tăng cao trong chuỗi giá trị toàn cầu, tăng tỉ trọng năng lượng tái tạo trong công nghiệp sản xuất điện.
– Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế: giảm tỉ trọng khu vực kinh tế Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực kinh tế ngoài Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
– Hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ: thay đổi giá trị sản xuất công nghiệp giữa các vùng, sự hình thành và phát triển các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp mới và có hiệu quả hơn như: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao,…
Vận dụng
Sưu tầm thông tin, tìm hiểu về sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành hoặc theo thành phần kinh tế ở địa phương em.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Địa lí 12 Bài 15: Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp Soạn Địa 12 Kết nối tri thức trang 66, 67, 68 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.