Bạn đang xem bài viết KHTN 9 Bài 36: Khái quát về di truyền học Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 159, 160, 161 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải KHTN 9 Bài 36: Khái quát về di truyền học giúp các em học sinh lớp 9 tham khảo để nhanh chóng trả lời các câu hỏi trong sách Khoa học tự nhiên 9Kết nối tri thức với cuộc sống trang 159, 160, 161.
Qua đó, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án Bài 36 Chương XI: Di truyền học Mendel, cơ sở phân tử của hiện tượng di truyền SGK Khoa học tự nhiên 9 Kết nối tri thức với cuộc sống cho học sinh của mình theo chương trình mới. Vậy mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
I. Di truyền và biến dị
Một cặp vợ chồng đều có tóc xoăn, người con thứ nhất của họ có tóc xoăn, đây là một ví dụ về hiện tượng di truyền; người con thứ hai của họ có tóc thẳng, đây là một ví dụ về hiện tượng biến dị.
Đọc thông tin trên và thực hiện các yêu cầu sau:
1. Cho biết di truyền và biến dị là gì.
2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế.
Trả lời:
1. Khái niệm di truyền và biến dị:
- Di truyền là hiện tượng truyền đạt các tính trạng của bố mẹ, tổ tiên cho các thế hệ con cháu.
- Biến dị là hiện tượng con sinh ra có các đặc điểm khác nhau và khác với bố mẹ.
2. Lấy thêm ví dụ về hiện tượng di truyền và biến dị trong thực tế:
- Ví dụ về hiện tượng di truyền: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay phải; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu A; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa đỏ;…
- Ví dụ về hiện tượng biến dị: bố mẹ đều thuận tay phải, con sinh ra thuận tay trái; bố mẹ đều có nhóm máu A, con sinh ra có nhóm máu O; cây bố mẹ đều hoa đỏ, các cây con có hoa trắng;…
II. Mendel – Người đặt nền móng cho di truyền học
Câu hỏi trang 160: Thế nào là nhân tố di truyền? Hãy chỉ ra tính trạng tương phản, tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai của Mendel.
Trả lời:
– Nhân tố di truyền chính là gene hay allele tồn tại trong nhân tế bào, quy định tính trạng của cơ thể sinh vật. Mỗi tính trạng do một cặp nhân tố di truyền quy định, các nhân tố di truyền không hòa trộn vào nhau.
– Trong phép lai của Mendel:
- Tính trạng tương phản là hoa tím và hoa trắng vì đây là 2 trạng thái khác biệt, tương phản về tính trạng màu hoa.
- Tính trạng trội là hoa tím vì đây là tính trạng xuất hiện ở F1.
- Tính trạng lặn là hoa trắng vì đây là tính trạng đến F2 mới xuất hiện.
Câu hỏi trang 160: Vì sao ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này?
Trả lời:
Ý tưởng của Mendel về nhân tố di truyền là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này vì: Mendel cho rằng đơn vị quy định sự di truyền của một tính trạng tồn tại thành từng cặp, gọi là nhân tố di truyền trong nhân tế bào và chúng không pha trộn vào nhau. Như vậy, dù không đưa ra thuật ngữ gene hay allele nhưng thực chất Mendel là người đầu tiên đưa ra khái niệm về gene và đây chính là cơ sở cho việc nghiên cứu về gene sau này.
III. Một số thuật ngữ và ký hiệu dùng trong nghiên cứu di truyền
Câu hỏi trang 161: Lấy ví dụ về tính trạng, tính trạng tương phản, kiểu hình, kiểu gene ở đậu hà lan.
Trả lời:
Ở đậu hà lan:
– Ví dụ về tính trạng: màu hoa, màu hạt, hình dạng hạt, hình dạng quả, vị trí mọc hoa, chiều cao cây,…
– Ví dụ về tính trạng tương phản:
- Màu hoa tím và màu hoa trắng.
- Hạt vàng và hạt xanh.
- Hạt nhăn và hạt trơn.
- Thân cao và thân thấp.
– Ví dụ về kiểu hình:
- Màu sắc hoa: hoa đỏ, hoa trắng.
- Màu sắc quả: quả vàng, quả xanh.
- Chiều cao cây: cây cao, cây thấp.
– Ví dụ về kiểu gene: khi xét về tính trạng màu hoa, ta có:
- Kiểu gene AA quy định hoa tím.
- Kiểu gene Aa quy định hoa tím.
- Kiểu gene aa quy định hoa trắng.
Câu hỏi trang 161: Ở đậu hà lan, tiến hành lai giữa các cá thể thuần chủng thân cao với thân thấp. F1 thu được 100% cây thân cao. F2 thu được cả cây thân cao và cây thân thấp với tỉ lệ 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp.
1. Hãy sử dụng các kí hiệu và thuật ngữ để mô tả thí nghiệm trên bằng sơ đồ lai.
2. Dự đoán tính trạng trội, tính trạng lặn trong phép lai trên.
Trả lời:
1. Sơ đồ lai của phép lai trên là:
Pt/c: | Cây thân cao | × | Cây thân thấp |
F1: | 100% cây thân cao | ||
F1 × F1: | Cây thân cao | × | Cây thân cao |
F2: | 3 cây thân cao : 1 cây thân thấp |
2. Kết quả thu được ở F1 là 100% cây thân cao nên ta có thể dự đoán:
- Tính trạng trội: thân cao.
- Tính trạng lặn: thân thấp.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết KHTN 9 Bài 36: Khái quát về di truyền học Giải KHTN 9 Kết nối tri thức trang 159, 160, 161 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.