Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận nhân vật văn học (4 mẫu) Tài liệu ôn thi vào lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
TOP 4 Dàn ý Nghị luận nhân vật văn học hay nhất, giúp các em học sinh nắm được cấu trúc, biết cách xây dựng dàn ý cảm nhận nhân vật Anh thanh niên, nhân vật ông Hai, vẻ đẹp của nhân vật Phương Định và cảm nhận tình cha con trong Chiếc lược ngà.
Sau khi lập xong dàn ý, các em sẽ bám sát vào đó triển khai thành các ý cho bài văn thật chi tiết, đầy đủ những ý quan trọng. Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để có thêm nhiều ý tưởng mới, ngày càng học tốt môn Văn 9:
Dàn ý cảm nhận nhân vật Anh thanh niên trong Lặng lẽ Sa Pa
* Hệ thống luận điểm:
- Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
- Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
- Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
* Lập dàn ý chi tiết
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Thành Long và tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa
- Khái quát về nhân vật anh thanh niên : đại diện tiêu biểu cho vẻ đẹp của những con người lao động với công việc thầm lặng.
II. Thân bài
* Khái quát về công việc của anh thanh niên
- Anh thanh niên làm kĩ sư khí tượng thủy văn trên đỉnh Yên Sơn cao 2.600m.
- Nhiệm vụ của anh là đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dự vào việc báo trước thời tiết hằng ngày để phục vụ sản xuất, phục vụ chiến đấu.
=> Công việc đầy gian khổ, thách thức, đáng sợ hơn cả là phải đối diện với nỗi cô đơn “thèm người”.
* Luận điểm 1: Anh thanh niên say mê và có trách nhiệm cao trong công việc
- Anh làm việc một mình trên đỉnh núi cao, chấp nhận cuộc sống cô đơn, xa cách với cộng đồng.
- Mỗi ngày đều phải báo cáo số liệu cụ thể vào 4 mốc thời gian là 4 giờ sáng, 11 giờ trưa, 7 giờ tối và 1 giờ sáng.
- Anh làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt:
- có mưa tuyết, trời tối đen, “gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới”
- “gió thì giống những nhát chổi lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung… Những lúc im lặng lạnh cánh mà lại hừng hực như cháy. Xong việc, trở vào, không thể nào ngủ được”.
-> Nghệ thuật so sánh, liệt kê, nhân hóa được dùng hiệu quả, giúp người đọc cảm nhận thật rõ về sự khắc nghiệt của thời tiết Sa Pa.
– Thái độ của anh với công việc:
- Vui vẻ, hồ hởi chia sẻ về công việc của mình rất chi tiết, tỉ mỉ, đầy hào hứng.
- Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào vẫn luôn chăm chỉ, cần mẫn, đều đặn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
=> Anh thanh niên là một người yêu công việc, say mê lao động; có tinh thần trách nhiệm cao, có lí tưởng sống đẹp và tinh thần vượt khó, sẵn sàng chấp nhận thử thách.
* Luận điểm 2: Anh thanh niên có lẽ sống, lý tưởng sống cao cả đáng trân trọng
- Sống giữa những năm tháng chống Mĩ, anh luôn khát khao được cầm súng ra mặt trận, anh đã cùng bố viết đơn xin ra lính…
- Ý thức được ý nghĩa thiêng liêng của công việc, anh sẵn sàng vượt bao thử thách, gian khổ, đặc biệt là nỗi cô đơn để hoàn thành nhiệm vụ.
- Cũng vì ý thức trách nhiệm ấy mà anh không những không cảm thấy chán, không cảm thấy sợ mà còn đặc biệt yêu nghề, say mê với công việc của mình: “Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi…”
* Luận điểm 3: Anh thanh niên có tâm hồn trẻ trung, yêu đời, yêu cuộc sống
– Là thanh niên, lại sống nơi heo hút, vắng người, nhưng anh không sống buông thả mà đã biết tổ chức cho mình một cuộc sống khoa học, văn hóa:
- Căn phòng, nhà cửa gọn gàng ngăn nắp;
- Trồng hoa tô điểm cho cuộc sống của mình
- Nuôi gà tăng gia sản xuất, phục vụ cho cuộc sống của chính mình
- Thỉnh thoảng xuống núi tìm gặp lái xe cùng hành khách để trò chuyện cho vơi nỗi nhớ nhà.
-> Anh thanh niên có tinh thần lạc quan, yêu đời, sống khoa học.
=> Anh thanh niên đã chiến thắng nỗi cô đơn và tạo cho mình một cuộc sống đẹp đẽ đầy ý nghĩa với một niềm yêu đờ, yêu cuộc sống say mê.
* Luận điểm 4: Anh thanh niên cởi mở, chân thành, hiếu khách, chu đáo.
– Niềm vui được đón tiếp khách dào dạt trong anh, bộc lộ qua từng cử chỉ, nét mặt, lời nói:
- Biếu bác lái xe củ tam thất
- Tặng bó hoa cho cô gái
- Tặng giỏ trứng gà cho ông họa sĩ
– Anh thanh niên đã bộc bạch nỗi lòng, sẻ chia tâm sự với các vị khách một cách rất cởi mở, không hề giấu giếm
=> Sự cởi mở, những lời tâm sự chân thành của anh thanh niên đã giúp xóa bỏ khoảng cách giữa họ, tạo mối tâm giao đầy thân tình, cảm động.
* Luận điểm 5: Anh thanh niên là người rất khiêm tốn, giản dị, lễ phép.
- Khi ông họa sĩ bày tỏ ý muốn phác họa chân dung mình, anh từ chối vì tự thấy mình không xứng đáng với niềm cảm mến và sự tôn vinh ấy
- Anh giới thiệu cho ông họa sĩ về ông kĩ sư ở vườn rau, nhà khoa học nghiên cứu sét…
-> Anh chỉ dám nhận phần nhỏ bé, bình thường so với bao nhiêu người khác.
* Đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật
– Nhân vật được lí tưởng hóa từ nhiều điểm nhìn, nhiều góc nhìn
– Nhân vật được đặt trong tình huống đặc sắc:
- Là thanh niên trẻ trung, sôi nổi, yêu đời nhưng lại làm việc ở một nơi heo hút, hẻo lánh và cô đơn.
- Cuộc gặp gỡ ngắn ngủi giữa anh với ông họa sĩ, cô kĩ sư trên đỉnh Yên Sơn đã giúp người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của anh.
– Không gọi nhân vật bằng tên cụ thể mà bằng đặc điểm giới tính, nghề nghiệp
– Khắc họa nhân vật qua những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, giàu sức gợi.
III. Kết bài
- Cảm nhận của em về nhân vật anh thanh niên.
- Liên hệ thế hệ trẻ hiện nay.
Dàn ý phân tích nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về tác giả Kim Lân (những nét chính về con người, cuộc đời, đặc điểm sáng tác,…)
- Giới thiệu khái quát về truyện ngắn Làng (xuất xứ, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật,…)
- Nêu vấn đề nghị luận: phân tích nhân vật ông Hai
2. Thân bài
a. Tình huống truyện dẫn đến những thay đổi, chuyển biến tâm lí của nhân vật ông Hai.
- Ông Hai là một người nông dân yêu làng, ở nơi tản cư mới, làng chính là niềm tự hào của ông
- Một ngày ông nghe được tin dữ – làng Chợ Dầu theo giặc, làm Việt gian.
- Chính hoàn cảnh có tính bước ngoặt ấy đã đẩy nhân vật ông Hai vào tình huống đầy thử thách và giúp ông bộc lộ tính cách, tâm trạng của mình.
b. Phân tích diễn biến tâm lí của nhân vật ông Hai
– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc:
- Từ chỗ đang vui vẻ, phấn khởi vì vừa nghe được tin chiến thắng, tiêu diệt được giặc ở nhiều nơi qua tờ báo thông tin thì niềm vui ấy bỗng chốc vụt tắt khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc từ những người dân tản cư
- Trên đường về, cái nỗi tủi hổ, đau đớn của ông được thể hiện ở cái dáng vẻ “cúi gằm mặt xuống mà đi”
- Khi về đến nhà:
- Nhìn thấy đàn con mà lão thấy tủi thân, nghĩ đến sự xa lánh của mọi người với gia đình ông
- Ông Hai thao thức, bồn chồn lo lắng không sao ngủ được “Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được
- Suốt mấy ngày sau, ông chẳng dám đi đâu, cứ quanh quẩn ở nhà.
- Trong ông diễn ra một cuộc xung đột nội tâm gay gắt và để rồi, tình yêu nước đã lớn hơn tất cả để cuối cùng ông đi tới quyết định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù ”
- Ông tâm sự cùng con: những lời tâm sự cùng con của ông cho thấy ông là người có lòng yêu nước sâu sắc và luôn sục sôi tinh thần cách mạng.
– Tâm trạng của ông Hai khi nghe tin cải chính – làng Chợ Dầu không theo giặc:
- Ông Hai “đi mãi tới tận sẩm tối mới về. Cái mặt buồn thiu mọi ngày bỗng vui tươi, rạng rỡ hẳn lên. Mồm bỏm bẻm nhai trầu, cặp mắt hung đỏ, hấp háy,…”
- Ông còn vội vàng chạy sang nhà bác Thứ khoe với bác cùng tất cả mọi người
3. Kết bài
- Khái quát lại về nhân vật ông Hai, nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm và nêu suy nghĩ, cảm nhận của bản thân về nhân vật.
Dàn ý cảm nhận tình cha con trong Chiếc lược ngà
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Tác phẩm là câu chuyện cảm động về tình cha con trong chiến tranh.
II. Thân bài
1. Tình cảm của cha con ông Sáu
a. Trước khi bé Thu nhận cha
– Tình cảm ông Sáu dành cho con:
- Nỗi nhớ mong, sự vồ vập khi mới gặp con và sự đau đớn khi bị con bé chối từ.
- Những nỗ lực của ông Sáu để gần gũi con, để con gọi một tiếng “ba”.
Sự cáu giận, nỗi bất lực của ông khi phải đánh con.
– Tình cảm của bé Thu dành cho cha:
- Em cương quyết không nhận ông Sáu là ba khi thấy ông không giống với người trong tấm hình chụp chung với má.
- Em phản ứng một cách quyết liệt, thậm chí còn xấc xược, bướng bỉnh để bảo vệ tình yêu em dành cho ba.
- Em ân hận, trằn trọc không ngủ được khi được ngoại giảng giải.
- Cảnh con nhận cha và cuộc chia tay đẫm nước mắt.
b. Phần còn lại của câu chuyện
- Ông Sáu ở chiến trường không nguôi nhớ thương con, ân hận vì đã trót đánh con bé. Ông dồn tất cả tình yêu con để tự tay làm chiếc lược ngà tặng con như lời ông đã hứa lúc chia tay.
- Trước khi chết, ông Sáu vẫn cố dồn chút sức lực cuối cùng để gửi lại chiếc lược, nhờ đồng đội trao tận tay cho con gái ông.
- Bé Thu lớn lên đã đi tiếp con đường của cha như để nối dài mãi tình cha con bất tử.
c. Ý nghĩa của hình tượng chiếc lược ngà
- Là cầu nối giữa hai cha con ông Sáu.
- Tượng trưng cho tình cha con bất tử.
=>Tóm lại:
Qua “Chiếc lược ngà”,người đọc nhận ra hậu quả tình thẩn không nhỏ mà chiến tranh gây ra. Nó phần nào làm sứt mẻ, mất mát tình cảm gia đình, là niềm đau nhức nhối, dai dẳng trong lòng con người. Đây là đóng góp quan trọng của tác giả – Truyện còn giúp người đọc nhận ra đời sống tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam. Chiến tranh dù khốc liệt đến đâu cũng không hủy diệt được tình cảm gia đình, tình cảm con người.
2. Nghệ thuật truyện
- Tình huống truyện bất ngờ, độc đáo, éo le
- Phân tích tâm lí nhân vật tinh tế, sâu sắc.
- Câu chuyện được kể từ ngôi thứ nhất, người kể xưng “tôi” có mặt và chứng kiến toàn bộ câu chuyện có tác dụng rõ rệt trong việc vừa kể chuyện vừa bày tỏ sự đồng cảm với các nhân vật và thể hiện nội dung tư tưởng của tác phẩm.
- Lối kể chuyện tự nhiên, giàu cảm xúc.
- Hình ảnh giản dị mà giàu sức gợi, có ý nghĩa biểu tượng cao.
III. Kết bài:
- Khẳng định sức sống, sức hấp dẫn của tác phẩm trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam, mảng đề tài tình cảm gia đình và chiến tranh.
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của tình cảm gia đình đối với mỗi người.
Dàn ý cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Phương Định trong truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”
1. Mở bài:
– Giới thiệu tác giả, tác phẩm và nhân vật: Lê Minh Khuê là nhà văn nữ chuyên viết về cuộc sống chiến đấu của tuổi trẻ nơi tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ. Truyện ngắn Những ngôi sao xa xôi là tác phẩm đầu tay của bà ngợi ca tinh thần dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong, của thế hệ trẻ trong những ngày mưa bom bão đạn. Trong đó, nổi bật là nhân vật Phương Định – hình tượng tiêu biểu cho thế hệ trẻ thời kì kháng chiến chống Mĩ.
2. Thân bài:
– Hoàn cảnh sáng tác: Tác phẩm được sáng tác vào những năm 1970 trong thời kì kháng chiến chống Mỹ vô cùng gian khổ, ác liệt, thanh niên miền Bắc lúc khí thế sôi nổi vì miền Nam “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước – Mà lòng phơi phới dậy tương lai”, lúc đó tác giả từng là chiến sĩ thanh niên xung phong ở Trường Sơn.
– Giá trị nội dung: Truyện đã khắc họa rõ nét tâm hồn trong sáng, mộng mơ cùng tinh thần lạc quan, dũng cảm, giàu nghị lực của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn – là hình ảnh đẹp của thanh niên, thế hệ trẻ Việt Nam những năm kháng chiến chống Mĩ.
Luận điểm 1: Hoàn cảnh sống và chiến đấu của Phương Định
- Xuất thân: là con gái Hà Nội, khá xinh xắn, đáng yêu, tham gia thanh niên xung phong sống giữa khói bụi Trường Sơn và bom đạn.
- Công việc: đo khối lượng đất lấp vào hố bom, đếm bom chưa nổ và nếu cần thì phá bom nổ, “chạy trên cao điểm cả ban ngày”.
→ Hoàn cảnh sống và công việc hết sức nguy hiểm, căng thẳng, cái chết luôn rình rập.
Luận điểm 2: Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn Phương Định.
– Phương Định là một cô gái có tâm hồn trong sáng:
+ Tâm hồn trẻ trung, giàu mơ mộng:
- Là cô gái trẻ người Hà Nội.
- Có thời học sinh hồn nhiên, vô tư.
- Hay nhớ về những kỉ niệm.
+ Nhạy cảm, hay quan tâm đến hình thức:
- Tự đánh giá mình là một cô gái “khá”
- Biết được mình được nhiều người để ý
+ Hay mơ mộng, tìm thấy điều thú vị trong cuộc sống và trong công việc hết sức nguy hiểm:
+ Hồn nhiên, yêu đời, thích hát:
- Thích hát, thuộc nhiều bài hát, còn bịa cả lời mà hát.
- Dưới cơn mưa đá, cô “vui thích cuống cuồng”.
– Phương Định là một người có phẩm chất anh hùng:
+ Có tinh thần trách nhiệm cao với công việc.
- Nhận nhiệm vụ phá bom nguy hiểm như một việc làm quen thuộc hàng ngày.
- Hành động chuẩn xác, thuần thục
+ Dũng cảm, gan dạ. Bình tĩnh, tự tin khi thực hiện nhiệm vụ phá bom:
- Ban đầu có vẻ căng thẳng, hồi hộp.
- Cô cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo.
+ Rất tự trọng: Lòng tự trọng của cô đã chiến thắng cả bom đạn.
+ Thương yêu đồng đội:
- Chăm sóc Nho chu đáo.
- Hiểu rõ tâm trạng lo lắng của chị Thao khi Nho bị thương.
- Với đại đội trưởng, chỉ tiếp xúc qua điện thoại nhưng biết rõ cách ăn nói.
- Quý trọng, cảm phục tất cả những chiến sĩ mà cô đã gặp.
→ Phương Định tiêu biểu cho vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam anh hùng thời chống mĩ cứu nước.
3. Kết bài:
– Nêu cảm nhận của em về nhân vật Phương Định: Gấp lại trang sách người đọc càng khâm phục hơn nữa vẻ đẹp phẩm chất của Phương Định: kiên cường, anh hùng, dũng cảm, mà cũng rất đỗi mơ mộng, tinh tế. Cô là đại diện tiêu biểu cho thế hệ thanh niên Việt Nam trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Chính những con người ấy đã đem hết tuổi xuân, sức trẻ để cống hiến, bảo vệ tổ quốc.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 9: Dàn ý Nghị luận nhân vật văn học (4 mẫu) Tài liệu ôn thi vào lớp 10 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.