Bạn đang xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Ứng phó với căng thẳng và áp lực Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 20, 21 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải bài tập SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 trang 20, 21 sách Kết nối tri thức với cuộc sống giúp các em học sinh lớp 9 xem gợi ý giải các câu hỏi Bài 2: Ứng phó với căng thẳng và áp lực của Chủ đề 3: Trách nhiệm với bản thân.
Qua đó, các em sẽ biết cách trả lời 3 hoạt động của bài 2 chủ đề 3 trong SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 KNTT. Đồng thời, cũng giúp thầy cô tham khảo để soạn giáo án cho học sinh của mình theo chương trình mới. Mời thầy cô và các em cùng theo dõi nội dung chi tiết trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Hoạt động 1: Tìm hiểu cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống
Câu 1: Chia sẻ những căng thẳng trong quá trình học tập mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em.
Gợi ý:
– Những căng thẳng: Khối lượng kiến thức và bài tập nhiều, gặp khó khăn về một môn học,…
– Cách ứng phó: Lập và thực hiện kế hoạch học tập, tìm phương pháp học tập phù hợp; kết hợp học tập và nghỉ ngơi,…
Trả lời:
– Những căng thẳng em gặp phải:
- Áp lực học tập và sự kì vọng quá cao của bố mẹ dành cho mình
- Gặp một bài toán khó mà không biết làm như thế nào.
- Không hòa đồng được với các bạn trong lớp.
- Không hiểu bài giáo viên giảng trên lớp.
- Chưa thuộc bài mặc dù ngày mai có bài kiểm tra.
– Cách ứng phó.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao; nghe nhạc,…
- Có phương pháp học tập khoa học, phù hợp;
- Thường xuyên gần gũi, hoà mình với thiên nhiên;…
- Tâm sự với bố mẹ, người thân, thầy cô giáo,…
Câu 2: Chia sẻ những áp lực của cuộc sống mà em đã gặp phải và cách ứng phó của em.
Gợi ý:
- Áp lực: bị người khác bắt nạt.
- Cách ứng phó: chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy, cô giáo,…
Trả lời:
– Áp lưc: bị người khác bắt nạt
=> Cách ứng phó: chia sẻ sự việc với người thân hoặc thầy, cô giáo,…
– Áp lực: gặp nhiều vấn đề trong học tập.
=> Cách ứng phó: nhờ sự giúp đỡ của anh chị, bạn bè, thầy cô giáo,…
– Áp lực: bố mẹ kì vọng quá nhiều vào kết quả học tập của bản thân em.
=> Cách ứng phó: nói chuyện thẳng thắn với bố mẹ, cố gắng học tập, nhờ sự giúp đỡ của anh chị trong gia đình.
Câu 3: Thảo luận về cách ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực cuộc sống.
Gợi ý:
– Xác định tình huống và nguyên nhân gây căng thẳng.
– Lựa chọn cách ứng phó phù hợp:
- Lập kế hoạch thực hiện hành động.
- Lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp hơn.
- Thực hiện các hoạt động thư giãn như: nghe nhạc, chơi môn thể theo yêu thích, hít thở sâu.
- Chia sẻ với người thân, các bạn, thầy cô.
Trả lời:
– Xác định tình huống và nguyên nhân gây căng thẳng: kì vọng quá lớn từ gia đình, không hiểu bài trên lớp, không có phương pháp học tập hợp lí,…
– Lựa chọn cách ứng phó phù hợp:
- Lập kế hoạch thực hiện hành động.
- Lựa chọn phương pháp hoạt động phù hợp hơn.
- Thực hiện các hoạt động thư giãn như: nghe nhạc, chơi môn thể theo yêu thích, hít thở sâu.
- Chia sẻ với người thân, các bạn, thầy cô.
- Tham khảo ý kiến từ anh chị, bạn bè.
Hoạt động 2: Thực hành ứng phó với căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống
Đóng vai nhà tư vấn, đưa ra lời khuyên cho bạn về cách ứng phó trong mỗi tình huống sau:
– Tình huống 1:
Chuẩn bị đến đợt kiểm tra cuối học kì nên Hoàng phải ôn tập nhiều môn học cùng lúc. Mỗi ngày, Hoàng đều tận dụng tối đa thời gian để học tập với mong muốn đạt được kết quả tốt. Vì vậy, Hoàng luôn trong tình trạng căng thẳng.
– Tình huống 2:
Tú bị một số học sinh lớp khác dọa sẽ tung các thông tin xấu về mình lên mạng xã hội. Tú rất lo lắng vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
– Tình huống 3:
Linh mới được bầu làm tổ trưởng. Trước mỗi buổi học Linh phải kiểm tra, ghi tên những bạn trong tổ không làm bài tập về nhà. Điều này khiến cho một số bạn trong tổ tỏ ra khó chịu, gây khó khăn và không muốn chơi với Linh. Linh cảm thấy rất áp lực.
Trả lời:
– Tình huống 1: Em sẽ khuyên Hoàng nên lập thời gian biểu, kế hoạch ôn tập, phương pháp học tập hợp lí để các môn học không bị chồng chéo. Việc này giúp bạn Hoàng có thể vừa học tập hiệu quả vừa có thời gian nghỉ ngơi.
– Tình huống 2: Em sẽ khuyên Tú nên nói chuyện này với người lớn như thầy cô giáo, bố mẹ để ngăn chặn hành vi của các bạn khác. Bên cạnh đó, Tú cũng nên xác định tính chân thực của các thông tin đó và nói chuyện trực tiếp với các bạn đó để không làm ảnh hưởng đến danh dự của mình.
– Tình huống 3: Linh mới được bầu làm tổ trưởng. Trước mỗi buổi học Linh phải kiểm tra, ghi tên những bạn trong tổ không làm bài tập về nhà. Điều này khiến cho một số bạn trong tổ tỏ ra khó chịu, gây khó khăn và không muốn chơi với Linh. Linh cảm thấy rất áp lực.
Hoạt động 3: Rèn luyện cách ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống
– Thực hiện những hành động, việc làm cụ thể để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống.
– Chia sẻ kết quả thực hiện.
Trả lời:
– Để rèn luyện kĩ năng ứng phó với những căng thẳng trong quá trình học tập và áp lực của cuộc sống, bản thân luôn chia sẻ với người thân, bạn bè, thầy cô; tham gia các hoạt động thư giãn giảm căng thẳng,…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Ứng phó với căng thẳng và áp lực Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Kết nối tri thức trang 20, 21 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.