Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” gửi gắm đến người đọc một bài học giá trị. Hôm nay, Thcslytutrongst.edu.vn sẽ giới thiệu Bài văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu Có công mài sắt, có ngày nên kim.
Tài liệu bao gồm 5 đoạn văn mẫu, rất cần thiết cho các bạn học sinh lớp 7. Nội dung chi tiết sẽ được đăng tải ngay sau đây.
Đoạn văn giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim – Mẫu 1
Câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã gửi gắm đến mỗi người bài học về sự kiên trì. Về nghĩa đen, câu tục ngữ gợi ra hình ảnh về công việc của người thợ rèn. Từ những khối sắt to lớn, thô sơ qua quá trình rèn rũa có thể trở thành chiếc kim nhỏ bé, sắc nhọn và sáng bóng. Về nghĩa bóng, câu tục ngữ đã mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con người khi trải qua khó khăn, thử thách cần có lòng kiên trì, không chịu từ bỏ mới đạt được thành công mà bản thân mong muốn cũng như ngày càng trưởng thành hơn. Cuộc sống luôn có những khó khăn và thử thách. Nếu vội vàng bỏ cuộc thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được kết quả như mình mong đợi. Nhiều người thiếu đi lòng kiên trì, nghị lực. Họ ngại đối mặt với khó khăn trong cuộc sống, luôn lo lắng và sợ hãi thất bại. Khi gặp phải thử thách, họ sợ hãi không dám bước tiếp, quyết định từ bỏ để rồi cuối cùng rơi vào thất bại kéo dài. Đó là những con người đáng phê phán. Mỗi người cần ghi nhớ câu tục ngữ trên như một phương châm trong cuộc sống.
Đoạn văn giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim – Mẫu 2
Ông cha ta đã có câu “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời nhắc nhở con cháu vô cùng quý giá. Trước hết, xét về nghĩa đen câu tục ngữ nhắc đến một hành động có trong thực tế. Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn nếu xét theo nghĩa bóng, ông cha mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công. Mỗi học sinh hãy rèn luyện đức tính kiên trì, không ngại khó khăn gian khổ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới gặt hái được quả ngọt. Đây là một câu tục ngữ có giá trị ngay cả trong cuộc sống hiện tại. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự canh tranh đòi hỏi con người cần phải nỗ lực nhiều hơn, kiên trì với mục tiêu mới có thể đạt được thành công. Tóm lại, có thể khẳng định rằng lời khuyên mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Đoạn văn giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim – Mẫu 3
Ông cha ta đã gửi gắm bài học về đức tính kiên trì qua câu “Có công mài sắt, có ngày nên kim”. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ muốn nói đến công việc rèn kim loại. Một thanh sắt dù thô sơ đến đâu, nếu được rèn rũa cũng có thể trở thành một cây kim sắc bén. Còn về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn khuyên nhủ con người, cần phải kiên trì rèn luyện bản thân. Chắc hẳn chúng ta đều đã nghe đến Thomas Edison – nhà phát minh vĩ đại của nhân loại. Câu nói nổi tiếng của ông: “Thiên tài là một phần trăm cảm hứng và chín mươi chín phần trăm đổ mồ hôi” cũng để khẳng định thêm bài học về sự nỗ lực, kiên trì. Ông đã phải trải qua vô số lần thất bại mới có thể phát minh ra chiếc bóng đèn cho nhân loại. Kiên trì là đức tính tốt đẹp, giúp con người có thêm tự tin, bản lĩnh để vượt qua mọi thử thách. Tuy nhiên vẫn có những người luôn sợ hãi trước những thử thách, để rồi không dám chinh phục ước mơ. Như vậy, mỗi người hãy ghi nhớ câu tục ngữ trên như một phương châm trong cuộc sống.
Đoạn văn giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim – Mẫu 4
Một trong những câu tục ngữ giàu giá trị là “Có công mài sắt, có ngày nên kim” đã đến cho con người bài học về tính kiên trì. Xét về nghĩa đen, câu tục ngữ nói đến hình ảnh quen thuộc về công việc của những người thợ rèn. Từ một khối sắt to lớn và thô sơ, họ đã rèn ra chiếc kim nhỏ bé. Còn xét về nghĩa bóng, câu tục ngữ muốn nói rằng khi kiên trì, nỗ lực sẽ vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Cuộc sống là một chặng đường rất dài, mà đôi khi trong quá trình bước đi, chúng ta sẽ đâm phải gai nhọn, làm bàn chân rướm máu. Chỉ người bản lĩnh, kiên trì vượt qua mà không sợ khó khăn, thất bại mới có thể trở thành một cây kim sáng bóng. Đối với những học sinh – chủ nhân của đất nước, điều cần làm là luôn cố gắng học tập, không ngại phải đối mặt với những khó khăn gặp phải khi giải một bài toán khó hay viết một bài văn. Có kiên trì, con người mới trở thành một “viên ngọc sáng” trong cuộc đời này.
Đoạn văn giải thích Có công mài sắt, có ngày nên kim – Mẫu 5
Kiên trì là một đức tính tốt đẹp của con người, vì vậy mà ông cha ta đã có câu: “Có công mài sắt có ngày nên kim” là một lời nhắc nhở con cháu vô cùng quý giá. Trước hết, xét về nghĩa đen câu tục ngữ nhắc đến một hành động có trong thực tế. Những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé, sắc bén. Còn nếu xét theo nghĩa bóng, ông cha đã mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ con cháu bài học về lòng kiên trì, nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì sẽ bước tới thành công. Đối với mỗi học sinh hãy rèn luyện đức tính kiên trì, không ngại khó khăn gian khổ. Chỉ có như vậy, chúng ta mới gặt hái được quả ngọt. Đây là một câu tục ngữ có giá trị trong cuộc sống hiện tại. Khi mà xã hội ngày càng phát triển, sự canh tranh đòi hỏi con người cần phải nỗ lực nhiều hơn, kiên trì với mục tiêu mới có thể đạt được thành công. Tóm lại, có thể khẳng định rằng lời khuyên mà ông cha ta muốn gửi gắm qua câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là hoàn toàn đúng đắn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 7: Đoạn văn giải thích câu tục ngữ Có công mài sắt, có ngày nên kim (5 mẫu) Những bài văn mẫu lớp 7 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.