Bạn đang xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường HĐTN 9 Chân trời sáng tạo trang 23 – Bản 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 3: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường là tài liệu vô cùng hữu ích, giúp các bạn học sinh lớp 9 biết cách trả lời các câu hỏi trong SGK trang 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30.
Giải Hoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 3 giúp các em hiểu rõ được ý nghĩa của việc sống hài hòa với thầy cô và các bạn. Đồng thời biết cách xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. Vậy sau đây là nội dung chi tiết giải bài tậpHoạt động trải nghiệm 9 Chủ đề 3 Chân trời sáng tạo mời các bạn theo dõi.
Nhiệm vụ 1
Câu 1. Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em.
Trả lời:
– Một số hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em có thể kể đến như:
+ Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn”
+ Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn
+ Hoạt động phòng chống bạo lực học đường
+ Các hoạt động lao động công ích
+ Làm sản phẩm lưu giữ truyền thông nhà trường
+ Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh
+ Xây dựng môi trường cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường.
+ Đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho HS.
Câu 2. Trao dổi về các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia.
Trả lời:
Tên hoạt động |
Các hoạt động cụ thể em đã tham gia |
Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn. |
– Sống hài hòa với thầy cô – Sống thân thiện, hòa đồng với các bạn. |
Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh |
– Tích cực tham gia các hoạt động tập thể – Đoàn kết, tương thân tương ái với bạn bè – Tham gia lao động công ích, thiện nguyện. |
Làm sản phẩm lưu giữ truyền thông nhà trường |
– Vẽ tranh về ngôi trường thân yêu. – Vệ sinh, sắp xếp phòng truyền thống của nhà trường. – Làm báo tường tri ân các thầy cô ngày 20/11. |
Câu 3. Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.
Trả lời:
– Khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng nhà văn hóa nhà trường em cảm thấy:
+ Thêm yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp.
+ Tự hào, có ý thức trách nhiệm, đóng góp và xây dựng nhà trường hơn nữa.
Nhiệm vụ 2
Câu 1. Thảo luận về những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt.
Trả lời:
– Những việc làm thể hiện tôn trọng sự khác biệt:
+ Đặt bản thân mình vào hoàn cảnh của người khác để hiểu tại sao họ lại chọn hướng đi và hành động như vậy.
+ Luôn quan tâm và lắng nghe để biết họ đang gặp vấn đề gì.
+ Đối xử bình đẳng với các bạn.
+ Lắng nghe bài giảng của thầy cô một cách tích cực.
+ Tôn trọng thói quen, sở thích của bạn.
+ Trao đổi với thầy cô nhưng điều chưa hiểu.
Câu 2. Thực hành thể hiện tôn trọng sự khác biệt trong các tình huống sau:
Trả lời:
– Tình huống 1: Nếu em là D trong tình huống, em sẽ lắng nghe các bài thơ của thầy một cách tích cực, trao đổi với thầy những chỗ mình chưa hiểu rõ, clamf chủ cảm xúc cá nhân của mình.
– Tình huống 2: Nếu em là các bạn trong tình huống, em sẽ không chê cười những khuyết điểm của bạn, sẽ giúp bạn X rèn luyện để không bị nói lắp nữa, động viên bạn tự tin thể hiện trước đám đông.
– Tình huống 3: Nếu em là bạn trong lớp của A, em sẽ tôn trọng sở thích của bạn, sẽ cùng tìm hiểu về dải ngân hà với bạn khi có thời gian.
Nhiệm vụ 3
Câu 1. Trao đổi về biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn.
Trả lời:
– Biểu hiện của cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn:
+ Tích cực tham gia các hoạt động tập thể để hiểu và chia sẻ với các bạn.
+ Vui vẻ trò chuyện với thầy cô và các bạn.
+ Thể hiện sự biết ơn thầy cô qua việc chú ý nghe giảng, tri ân các thầy cô nhân ngày 20/11,…
+ Hỗ trợ và giúp đỡ bạn trong khả năng của mình như giúp các bạn gải các bài khó, giúp đõ các bạn khi các bạn gặp khó khăn trong cuộc sống.
Câu 2. Thể hiện cách sống hài hòa trong các tình huống sau:
Trả lời:
– Tình huống 1: Nếu em là một học sinh trong lớp của cô, em sẽ quan tâm, hỏi han sức khoẻ của cô, nhắc nhở các bạn giữ trật tự lớp để cô đỡ mệt hơn.
– Tình huống 2: Nếu em là bạn của N trong tình huống trên, em sẽ động viên N tích cực tham gia các hoạt động phong trào, tích cực nói chuyện, chia sẻ với bạn những việc trong học tập cũng như trong cuộc sống.
Nhiệm vụ 4
Lập kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
Trả lời:
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
“NÓI KHÔNG VỚI BẮT NẠT HỌC ĐƯỜNG”
1. Mục tiêu hoạt động:
Giúp học sinh:
– Nhận diện được các tình huống bắt nạt học đường.
– Rèn luyện kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường.
– Tuyên truyền các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường.
2. Kế hoạch chi tiết:
Nội dung hoạt động |
Hình thức tổ chức hoạt động |
Thời gian thực hiện |
Đối tượng tham gia |
Nhận diện các hình thức bắt nạt học đường |
Tổ chức trò chơi “Ai nhanh hơn” |
Tiết sinh hoạt lớp của tuần 4 |
Học sinh cả lớp |
Rèn luyện kĩ năng ứng phó với bắt nạt học đường |
Đóng vai giải quyết tình huống |
Tiết sinh hoạt lớp của tuần 5 |
Học sinh cả lớp |
Tuyên truyền về các biện pháp phòng chống bắt nạt học đường |
– Thi vẽ tranh – Thi hùng biện về thực trạng bắt nạt học đường hiện nay (cho khối 9 vào tiết chào cờ thứ 2 đầu tuần) |
Tuần 6 |
Học sinh toàn trường |
Nhiệm vụ 5
Câu 1. Tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường theo kế hoạch đã lập.
Trả lời:
– Các bạn HS có thể tham gia các hoạt động: tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn” để nhận biết các hình thức bắt nạt học đường, tham gia các vai trong tình huống hoặc tham gia thi vẽ tranh, hùng biện theo kế hoạch đã lập.
Câu 2. Đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
Trả lời:
STT |
Tiêu chí đánh giá hoạt động |
Tốt |
Đạt |
Chưa đạt |
1 |
Mức độ đạt được mục tiêu của hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. |
x |
||
2 |
Mức độ tích cực tham gia của các cá nhân, nhóm, các lực lượng tham gia phòng chống bắt nạt học đường. |
x |
||
3 |
Mức độ lan tỏa hoạt động tới cộng đồng. |
x |
Câu 3. Chia sẻ cảm nghĩ của em khi tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.
Trả lời:
– Cảm nghĩ của em khi tham gia các hoạt động phòng chống bắt nạt học đường:
+ Hào hứng, tích cực tham gia.
+ Vui vẻ, hạnh phúc khi được tham gia.
+ Đây là hoạt động thực sự có ý nghĩa vì nếu không tổ chức các hoạt động đó, thì em cũng như các bạn HS sẽ không biết cách phòng chống bắt nạt học đường, đồng thời đẩy lùi, ngăn chặn các hiện tượng bắt nạt học đường.
Nhiệm vụ 6
1. Lựa chọn một hoạt động lao động công ích ở trường để tham gia và xác định mục tiêu của hoạt động đó.
Câu 2. Lập kế hoạch buổi lao động công ích ở trường.
Nhiệm vụ 7
Câu 1. Đề xuất ý tưởng làm sản phẩm xây dựng truyền thống nhà trường.
Câu 2. Thực hiện làm sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Câu 3. Giới thiệu sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.
Nhiệm vụ 8
Câu 1. Lựa chọn các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động mà em có thể tham gia.
Câu 2. Tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tổ chức và chia sẻ kết quả.
Nhiệm vụ 9
Câu 1. Chia sẻ những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện các hoạt động trong chủ đề này.
Trả lời:
– Thuận lợi: Được gắn bó với nhà trường trong suốt 4 năm học nên đã hiểu và biết khá rõ về các hoạt động, phong trào xây dựng văn hóa nhà trường.
– Khó khăn: Lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch để phòng chống bắt nạt học đường.
Câu 2. Với mỗi nội dung đánh giá sau đây, hãy xác định mức độ phù hợp nhất với em.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Góp phần xây dựng văn hoá nhà trường HĐTN 9 Chân trời sáng tạo trang 23 – Bản 1 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.