Bạn đang xem bài viết Bộ đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê 2 Đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến gồm 2 đề, có đáp án kèm theo, giúp các em học sinh có thêm tài liệu ôn tập, rèn thật tốt kỹ năng trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu trong các bài kiểm tra, bài thi.
Ngoài ra, có thể tham khảo bộ đề đọc hiểu Chị em Thúy Kiều, Mùa xuân nho nhỏ, Đoàn thuyền đánh cá, Sang thu để vận dụng cách hiểu, tư duy, nhanh chóng trả lời những câu hỏi đề đọc hiểu thi vào lớp 10. Vậy mời các em cùng tham khảo 2 đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê trong bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê – Đề 1
Đọc đoạn thơ sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
Nhớ từ thuở đăng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau;
Kính yêu từ trước đến sau,
Trong khi gặp gỡ khác đâu duyên trời?
Cũng có lúc chơi nơi dặm khách,
Tiếng suối nghe róc rách lưng đèo;
Có khi từng gác cheo leo,
Thú vui con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp,
Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân.
Có khi bàn soạn câu văn,
Biết bao đông bích, điển phần trước sau.
(Khóc Dương Khuê – Nguyễn Khuyến – Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục, trang 31)
Câu 1. Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bác Dương thôi đã thôi rồi”.
Câu 2. Nêu nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ: “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân”.
Câu 3. Đoạn thơ trên cho anh/chị suy nghĩ gì về tình bạn của học sinh thời nay?
Lời giải:
Câu 1: (1 điểm)
– Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ “Bác Dương thôi đã thôi rồi”: nói giảm (nói tránh).
– Tác dụng: nhà thơ sợ phải nhắc đến một sự thật đau đớn; thể hiện tình cảm buồn thương, nuối tiếc… trong lòng mình.
Câu 2: (1 điểm)
Nghĩa của từ “xuân” trong câu thơ “Chén quỳnh tương ăm ắp bầu xuân” chỉ chất men say của rượu ngon, đồng thời cũng có nghĩa bóng chỉ sức sống dạt dào, tình cảm thắm thiết của bạn bè…
Câu 3: (2 điểm)
Suy nghĩ về tình bạn của học sinh thời nay.
– Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
– Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, có thể theo định hướng sau:
- Quan niệm về tình bạn, biết phân biệt các biểu hiện tốt và chưa tốt trong tình cảm bạn bè ở tuổi học sinh…
- Thấy được tầm quan trọng, ý nghĩa của tình bạn…
- Bản thân phải làm gì để có tình bạn đẹp, có những người bạn tốt …
Đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê – Đề 2
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Bác Dương thôi đã thôi rồi
Nước mây man mác ngậm mùi lòng ta
Nước từ thuở đằng khoa ngày trước,
Vẫn sớm hôm tôi bác cùng nhau.
(Khóc Dương Khuê, Nguyễn Khuyến, Ngữ Văn 11, tập 1)
1. Xác định những phương thức biểu đạt đc sử dụng trong đoạn thơ trên
2. Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ có trong đoạn thơ
3. Từ đoạn thơ trên , anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn cảm nhận về tình bạn của Nguyễn Khuyến với Dương Khuê.
Lời giải
1. Những phương thức biểu đạt được sử dụng là: biểu cảm, tự sự
2. Biện pháp tu từ được sử dụng:
– Nói giảm nói tránh “thôi đã thôi rồi” -> nhằm làm giảm những đau thương mất mát khi Nguyễn Khuyến khóc người bạn thân của mình.
– Nhân hóa “nước mây man mác”, “nước từ thuở đằng khoa ngày trước” diễn tả sự đau thương nhuốm cả cảnh vật (Bởi “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu/ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”) Non nước như cũng ngậm ngùi khóc thương người bạn của Nguyễn Khuyến.
3. Tình bạn giữa Nguyễn Khuyến với Dương Khuê là tình bạn chân thành và sâu sắc. Bởi qua lời thơ ai oán đau thương, chân tình ấy ta thấy được nỗi đau của Nguyễn Khuyến trước sự ra đi của bạn.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê 2 Đề đọc hiểu Khóc Dương Khuê của Nguyễn Khuyến tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.