Bạn đang xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng gia đình hạnh phúc Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 51, 52, 53 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Giải Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng gia đình hạnh phúc giúp các bạn học sinh có thêm nhiều gợi ý tham khảo để trả lời các câu hỏi trang 51, 52, 53 thuộc chủ đề 6: Gia đình yêu thương.
Soạn bài Xây dựng gia đình hạnh phúc được biên soạn với các lời giải chi tiết, đầy đủ và chính xác bám sát chương trình SGK. Hi vọng đây sẽ là tài liệu cực kì hữu ích hỗ trợ các em học sinh lớp 9 trong quá trình giải bài tập. Đồng thời qua đó các em biết cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc.
1. Tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thành viên xây dựng gia đình hạnh phúc
– Chia sẻ những việc em đã làm để tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
– Trao đổi về cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.
– Tham gia tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình, cùng các thanh viên xây dựng gia đình hạnh phúc và chia sẻ kết quả.
Gợi ý đáp án
– Những việc em đã làm:
- Chủ động chăm sóc, động viên, giúp đỡ khi có người thân bị ốm, mệt.
- Dọn dẹp nhà cửa cùng các thành viên trong gia đình vào ngày nghỉ, dịp lễ tết.
- Chia sẻ những câu chuyện vui, buồn, kết quả học tập của em ở trường, lớp.
- Cùng anh chị em trong gia đình chia sẻ công việc nhà giúp đỡ bố mẹ.
– Cách tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình:
- Thường xuyên trò chuyện, chia sẻ cùng nhau
- Kể những câu chuyện vui, hài hước, những câu chuyện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày cho nhau nghe.
- Lắng nghe, thấu hiểu và chia sẻ với các thành viên trong gia đình.
- Chăm sóc, động viên nhau khi ốm đau cũng như khi gặp khó khăn.
- Cùng nhau thực hiện các công việc trong gia đình.
- Cùng nhau đi chơi.
2. Nhận diện những bất đồng trong quan hệ gia đình
– Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống sau:
Tình huống: Thảo hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ Thảo góp ý về giờ giấc sinh hoạt của Thảo vì chi rằng thường xuyên sức khuya sẻ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu Thảo sắp xếp lại thời gian biểu nhưng Thảo cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ Thảo không đồng ý với quan điểm của Thảo và hai mẹ con đã giận nhau.
– Trao đổi những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau.
Gợi ý đáp án
– Điều bất đồng: Quan điểm của Thảo và mẹ Thảo.
+ Thảo: Học khuya sẽ hiệu quả hơn.
+ Mẹ: Học khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe
– Những bất đồng có thể nảy sinh trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên với nhau là:
+ Sự khác biệt về quan điểm, sở thích, thói quen… của các thành viên trong gia đình.
+ Bất đồng giữa anh chị em khi phân công công việc trong gia đình.
+ Bất đồng về suy nghĩ giữa thế hệ trẻ là con cái và thế hệ lớn hơn là ông bà, bố mẹ…
3. Tìm hiểu cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình
– Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.
Gợi ý đáp án
Những điều nên làm để giải quyết bất đồng:
- Xác định bất đồng cần giải quyết
- Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng
- Lắng nghe mong muốn và cách giải quyết vấn đề của các thành viên.
- Thống nhất cách giải quyết vấn đề phù hợp với các thành viên.
4. Thực hành giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình
– Thực hành giải quyết bất đồng trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình ở những tình huống sau:
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoạt động trải nghiệm 9: Xây dựng gia đình hạnh phúc Trải nghiệm hướng nghiệp lớp 9 Cánh diều trang 51, 52, 53 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.