Bạn đang xem bài viết Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Soạn Lịch sử 12 Bài 11 Chân trời sáng tạo giúp các em học sinh lớp 12 có thêm nhiều gợi ý tham khảo để biết cách trả lời các câu hỏi bài Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76.
Giải Lịch sử 12 Chân trời sáng tạo Bài 11 còn giúp các em học sinh hiểu rõ kiến thức về một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay. Đồng thời đây cũng là tư liệu hữu ích giúp giáo viên soạn giáo án cho riêng mình.
Trả lời câu hỏi Kiến thức mới Lịch sử 12 Bài 11
1. Thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Câu hỏi trang 70 Lịch Sử 12:
Trình bày thành tựu về đổi mới chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
– Đổi mới tư duy chính trị, thể hiện ở việc:
- Nhận thức rõ hơn về tình hình thế giới, từ đó, đổi mới chủ trương, đường lối đối ngoại và đổi mới tổ chức cũng như phương thức hoạt động của hệ thống chính trị.
- Tư duy mới về chủ nghĩa xã hội, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa; xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng.
– Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.
– Nền hành chính được cải cách để phục vụ người dân ngày càng tốt hơn. Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
Câu hỏi trang 72 Lịch Sử 12:
Trình bày thành tựu của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
– Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
– Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là kinh tế nhiều thành phần, trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; các thành phần kinh tế đều được phát huy lợi thế, tiềm năng, nguồn lực.
– Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện dần, tạo cơ sở pháp lí cho các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình sở hữu hoạt động.
– Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
- Nông nghiệp phát triển góp phần quan trọng vào mức tăng trưởng chung và giữ vững ổn định kinh tế-xã hội.
- Công nghiệp tăng trưởng và chuyển biến tích cực về cơ cấu sản xuất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh.
- Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh, là động lực quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Cơ cấu xuất, nhập khẩu chuyển dịch theo hướng tăng xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo, giảm xuất khẩu thô.
– Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.
Câu hỏi trang 73 Lịch Sử 12:
Trình bày những thành tựu đổi mới về xã hội ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
– Công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân và bảo hiểm y tế được mở rộng; chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục; nhu cầu thiết yếu về ăn, mặc, ở, đi lại, giải trí,.. được đáp ứng ngày càng tốt hơn.
– Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nhà nước thiết lập cơ chế, chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia tạo việc làm. Số lao động được tạo việc làm trong nước hằng năm tăng lên, trung bình khoảng hơn 1 triệu người mỗi năm.
– Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tỉ lệ hộ nghèo trên cả nước giảm nhanh.
Câu hỏi trang 74 Lịch Sử 12:
Trình bày những thành tựu tiêu biểu về văn hoá trong công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
– Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
– Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá”, “Xây dựng gia đình văn hoá”, “Xây dựng nông thôn mới” đạt kết quả tích cực.
– Các giá trị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể truyền thống của Việt Nam được xác định và đánh giá theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều di sản lịch sử, văn hoá của Việt Nam được UNESCO ghi danh là di sản văn hoá của thế giới.
– Hoạt động văn hoá, văn nghệ, báo chí, xuất bản phát triển sôi động. Hình thành thị trường sản phẩm và dịch vụ văn hoá.
– Phong trào thể dục, thể thao phát triển; một số bộ môn đạt thành tích cao trong các kì thi đấu quốc tế.
2. Một số bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Câu hỏi trang 75 Lịch Sử 12: Nêu các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
– Các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay:
- Kiên trì mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội trên nền tảng chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh
- Đổi mới toàn diện, đồng bộ, có bước đi, hình thức và cách làm phù hợp
- Đổi mới vì lợi ích của nhân dân, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của nhân dân
- Kết hợp sức mạnh nội lực và ngoại lực, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại trong điều kiện mới
Luyện tập Lịch sử 12 Bài 11 Chân trời sáng tạo
Luyện tập 1
Nêu những thành tựu cơ bản của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay.
Lời giải:
♦ Thành tựu về chính trị:
– Đổi mới tư duy chính trị
– Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước với nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội được tăng cường theo quy định của Hiến pháp.
– Nền hành chính được cải cách; Bộ máy hành chính các cấp được sắp xếp theo hướng tinh gọn và hiệu quả.
♦ Thành tựu về kinh tế:
– Cơ cấu kinh tế dịch chuyển theo hướng tích cực, hình thành nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước.
– Hệ thống pháp luật về kinh tế hình thành và hoàn thiện.
– Tăng trưởng kinh tế đạt tốc độ cao, giảm dần sự phụ thuộc vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, xuất khẩu thô, lao động nhân công giá rẻ và mở rộng tín dụng, từng bước chuyển sang dựa vào ứng dụng mạnh mẽ khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
– Quy mô nền kinh tế được mở rộng, GDP bình quân đầu người ngày càng tăng.
♦ Thành tựu về xã hội
– Chỉ số phát triển con người (HDI) tăng đều đặn và liên tục.
– Chính sách lao động, việc làm có nhiều chuyển biến theo hướng ngày càng phù hợp hơn.
– Công tác xoá đói giảm nghèo đạt nhiều kết quả ấn tượng.
♦ Thành tựu về văn hóa:
– Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.
– Văn hoá truyền thống được bảo tồn và phát huy. Các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể được xác định và đánh giá theo chuẩn quốc tế.
♦ Thành tựu về hội nhập quốc tế:
– Hội nhập quốc tế được thực hiện thiết thực và hiệu quả.
– Vị thế và uy tín của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên thế giới.
Luyện tập 2
Trong các bài học kinh nghiệm của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay, em tâm đắc với bài học nào nhất? Tại sao?
Vận dụng Lịch sử 12 Bài 11 Chân trời sáng tạo
Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu (về kinh tế, văn hoá-xã hội,…) gắn liền với công Đổi mới đất nước ở địa phương nơi em sinh sống.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Lịch sử 12 Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay Soạn Sử 12 Chân trời sáng tạo trang 69, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76 tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.