Bạn đang xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 15 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Kết nối tri thức với cuộc sống năm 2024 – 2025 là tài liệu vô cùng hữu ích, gồm đề thi kèm theo đáp án và bảng ma trận của các môn Toán, Tiếng Anh, Ngữ văn, Tin học, Lịch sử – Địa lí, Công nghệ, Mĩ thuật, GDCD.
Đề thi học kì 1 lớp 9 Kết nối tri thức được biên soạn với cấu trúc đề rất đa dạng, bám sát nội dung chương trình học trong sách giáo khoa. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích cho quý thầy cô, các em ôn tập và củng cố kiến thức, chuẩn bị sẵn sàng cho học kì 1 lớp 9 sắp tới. Vậy sau đây là nội dung chi tiết TOP 15 đề kiểm tra học kì 1 lớp 9 Kết nối tri thức với cuộc sống, mời các bạn cùng theo dõi tại đây.
Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 Kết nối tri thức năm 2024 – 2025
- 1. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
- 2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
- 3. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
1. Đề thi học kì 1 môn Văn 9 Kết nối tri thức
PHÒNGGD VÀ ĐTHUYỆN….. |
KIỂMTRA CUỐI HỌCKÌI |
I. ĐỌC (6,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
“Phạm Tử Hư quê ở Cẩm Giàng, là một người tuấn sảng hào mại không ưa kiềm thúc. Theo học nhà xử sĩ Dương Trạm, Trạm thường răn Tử Hư về cái tính hay kiêu căng. Từ đấy chàng cố sức sửa đổi, trở nên người có đức tính tốt. Khi Dương Trạm chết, các học trò đều tản đi cả, duy Tử Hư làm lều ở mả để chầu chực, sau ba năm rồi mới trở về. Năm 40 tuổi, Tử Hư đi thi vẫn chưa đỗ; đời Trần, sang du học ở kinh, ngụ ở trong một nhà dân bên bờ hồ Tây.
Một buổi sáng, ở nhà trọ đi ra, trong áng sương mù thấy có một đám những tán vàng kiệu ngọc bay lên trên không; kế lại có một cỗ xe nạm hạt châu, kẻ theo hầu cũng rất chững chạc. Tử Hư khẽ dòm trộm xem thì người ngồi trong xe, chính thầy học mình là Dương Trạm. Chàng toan đến gần sụp lạy nhưng Trạm xua tay nói:
– Giữa đường không phải chỗ nói chuyện, tối mai nên đến đền Trấn Vũ cửa Bắc, thầy trò ta sẽ hàn huyên. Tử Hư bèn sắm rượu và thức nhắm, đúng hẹn mà đến. Thầy trò gặp nhau vui vẻ lắm, chàng nhân hỏi rằng:
– Thầy mới từ trần chưa bao lâu, thoắt đã trở nên hiển hách khác hẳn ngày trước, xin thầy cho biết rõ duyên do để con được vui mừng. Dương Trạm nói:
– Ta thuở sống không có một điều thiện nào đáng khen, chỉ có hay giữ điều tín thực đối với thầy bạn, quý trọng những tờ giấy có chữ, hễ thấy rơi vãi liền nhặt mà đốt đi. Đức Đế quân đây ngài khen là có bụng tốt tâu xin cho làm chức trực lại ở cửa Tử đồng. Hôm qua ta hầu lính giá ngài lên chầu Thiên cung, tình cờ lại gặp nhà ngươi, đó cũng là vì thầy trò mình có cái mối duyên…”
(Trích chuyện Phạm Tử Hử lên chơi Thiên Tào, Truyền kì mạn lục, Nguyễn Dữ, NXB Trẻ, 2016, Tr.142)
Hãy chọn chữ cái đứng trước đáp án đúng để trả lời cho các câu hỏi từ câu 1 đến câu 8. (Mỗi câu đúng được 0.5 điểm).
Câu 1 (0,5 điểm). Dương Trạm thường răn Phạm Tử Hư về điều gì?
A. Tính hay nóng nảy
B. Tính hay kiêu căng
C. Tính hay bướng bỉnh
D. Tính hay lười biếng
Câu 2 ( 0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã ngụ ở đâu trong thời gian du học ở kinh?
A. Trong một ngôi chùa
B. Trong một nhà dân bên bờ hồ Tây
C. Trong một khách sạn lớn
D. Trong một trường học
Câu 3 (0,5 điểm). Sau khi Dương Trạm chết, Phạm Tử Hư đã làm gì?
A. Quay trở về quê
B. Đi thi ngay lập tức
C. Làm lều ở mả để chầu chực
D. Lập đền thờ thầy
Câu 4 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư thấy gì vào buổi sáng trong áng sương mù?
A. Một cỗ xe trạm
B. Một đám tán vàng kiệu ngọc bay lên
C. Một nhóm người đi săn
D. Một trận mưa rào
Câu 5 (0,5 điểm). Tại sao Dương Trạm lại có thể trở nên hiển hách như vậy sau khi chết?
A. Vì Trạm đã tích lũy nhiều của cải
B. Vì Trạm có quan hệ thân thiết với các quan lại
C. Vì Trạm đã xây dựng được nhiều ngôi chùa
D. Vì Trạm giữ gìn đức tín thực và quý trọng những tờ giấy có chữ
Câu 6 (0,5 điểm). sao Dương Trạm không thể trò chuyện với Phạm Tử Hư ngay giữa đường?
A. Vì Dương Trạm đang bận công việc quan trọng
B. Vì Dương Trạm không nhận ra Phạm Tử Hư
C. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyện
D. Vì có nhiều người qua lại
Đáp án đúng: B. Vì giữa đường không phải là chỗ nói chuyện
Câu 7 (0,5 điểm). Điều gì khiến Phạm Tử Hư cảm thấy vui mừng khi gặp lại thầy của mình?
A. Thầy đã trở nên giàu có
B. Thầy đã có một gia đình hạnh phúc
C. Thầy đã giúp Phạm Tử Hư thi đỗ
D. Thầy đã đạt được chức vụ cao trong Thiên cung
Câu 8 (0,5 điểm). Phạm Tử Hư đã chuẩn bị gì để đón tiếp Dương Trạm?
A. Một bữa tiệc lớn
B. Rượu và thức nhắm
C. Một bài thơ cảm tạ
D. Một bức tranh chân dung
Câu 9 (1,0 điểm). anh/chị tinh thần tôn sư trọng đạo được biểu hiện như thế nào?
Câu 10 (1,0 điểm). Từ những hành động và tình cảm của Tử Hư dành cho người thầy của mình, anh /chị có suy nghĩ gì về truyền thống tôn sư trọng đạo của nhân dân ta?
Phần II: Viết (4,0 điểm).
“Tại mẹ nên con mới thế”, “Tại bạn ấy cứ đuổi nên con mới ngã”, “Tại trời mưa/tắc đường/hỏng xe… nên em đi học muộn”, “Tôi không thể làm xong báo cáo vì bên A chưa cung cấp đủ dữ liệu…”, “Mất mùa là tại thiên tai…”,… Đó là hàng loạt chiêu đổ lỗi/né tránh của con người dù là trẻ con hay người trưởng thành trước khi nhận trách nhiệm của mình trong đó. Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen đổi lỗi/né tránh trách nhiệm.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Văn 9
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I.Đọc |
1 | C | 0,5 |
2 | B | 0,5 | |
3 | C | 0,5 | |
4 | B | 0,5 | |
5 | D | 0,5 | |
6 | C | 0,5 | |
7 | D | 0,5 | |
8 | B | 0,5 | |
9 |
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau, miễn là tỏ ra hiểu vấn đề: Những biểu hiện của tinh thần tôn sư trọng đạo: – Tôn trọng, lễ phép, chăm học. – Luôn nghĩ về công lao thầy cô, mong muốn được đền đáp. – Người đi học cần rèn trước hết là đạo đức… |
1,0 |
|
10 |
Truyền thống tôn sư trọng đạo là truyền thống tốt đẹp từ xưa đến nay của nhân dân ta. Truyền thống nhằm để tôn vinh, kính trọng và sự biết ơn của mỗi cá nhân đối với người thầy của mình. |
1,0 |
|
II. Viết |
a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài khái quát được vấn đề b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Bài luận thuyết phục người khác từ bỏ thói quen gây bè phái, chia rẽ tập thể lớp. Hướng dẫn chấm: – Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,25 điểm. – Học sinh xác định chưa đúng vấn đề cần nghị luận: 0,0 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Dưới đây là một vài gợi ý cần hướng tới: Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận Thân bài: – Thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm là gì? “Đổ lỗi/né tránh trách nhiệm” là hành vi con người cố tình chối bỏ lỗi lầm của mình, hoặc viện cớ do lí do khách quan, hoặc đổ tội cho người khác. Đây là một hiện tượng đáng buồn thường gặp trong cuộc sống hằng ngày. – Biểu hiện của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Các nhà thầu xây dựng yếu kém, ăn bớt vật liệu khiến công trình sụp đổ, gây tai nạn, không chịu nhận trách nhiệm mà đổ lỗi do địa hình, khí hậu. + Thất bại trong cuộc sống, nhiều người đổ lỗi do hoàn cảnh khó khăn, nghèo khó mà quên mất rằng cũng nhiều người nhờ nỗ lực không ngừng mà làm giàu từ hai bàn tay trắng. + Học sinh lười biếng, không chăm chỉ học tập đạt kết quả kém lại đổ lỗi cho chương trình sách giáo khoa nặng nề, giáo viên dạy khó hiểu… – Nguyên nhân của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Do sự lười nhác, không cống hiến mà chỉ mong thụ hưởng của nhiều người. Khi nhìn thấy sai lầm của người khác hoặc bản thân gây ra sai lầm, họ vẫn vô tâm, không tích cực ngăn chặn hoặc khác phục để hạn chế tổn hại. + Do con người hèn nhát, không dám đối mặt với lỗi lầm của mình. Nhiều người chỉ vì quá hèn nhát, sợ hãi khi xảy ra sai lầm, họ đã trốn tránh, thoái thác trách nhiệm, đổ lối cho người khác khiến cho hậu quả của hành động ấy còn lớn hơn hậu quả do sai làm ấy gây ra. + Do con người ích kỉ, thiếu trách nhiệm, chỉ muốn đùn đẩy phần khó khăn cho người khác. Nhiều người chỉ biết đến lợi ích của bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Khi sai lầm xảy ra, họ chỉ cố sức bảo vệ mình, bỏ mặc người khác dù hậu quả có thế nào đi chăng nữa. Những kẻ vô tâm ấy thường gây nên những tổn thất rất lớn cho xã hội. + Do lòng tham khiến cho con người mở mắt, sẵn sàng làm những việc trái với lương tâm và tìm cách đổ vạ cho người khác… Để vét đầy túi tham, nhiều kẻ đã bất chấp lương tâm, làm những việc tàn nhẫn chỉ để có được điều mình mong muốn. – Hậu quả của thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm + Hiện tượng đổ lỗi gây mất đoàn kết trong tập thể, khi không ai nhận trách nhiệm về mình cứ cứ đùn đẩy cho người khác. + Hiện tượng đổ lỗi không giúp khắc phục hậu quả gây ra, mà trái lại càng làm việc khắc phục hậu quả thêm trì trệ, khiến hậu quả càng nghiêm trọng. + Hiện tượng đổ lỗi khiến chúng ta trở thành kẻ vô trách nhiệm, tự huyễn hoặc bản thân rằng mình không bao giờ sai, từ đó không thể tiến bộ, hoàn thiện mình. + Nếu xã hội ai cũng chỉ biết đổ lỗi mà không có tinh thần trách nhiệm, khắc phục sai lầm, thì xã hội đó sẽ trở nên trì trệ, chậm phát triển. – Giải pháp khắc phục thói quen đổ lỗi/né tránh trách nhiệm Dám nhận lỗi là một hành động dũng cảm, là sống có trách nhiệm đối với công việc, bản thân và người khác. Vì thế: + Bạn cần biết tự ý thức, có tinh thần trách nhiệm, dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi. + Gia đình, nhà trường giáo dục con em hình thành ý thức nhận lỗi; người lớn phải làm gương cho trẻ em, không ngần ngại nói “Xin lỗi” khi mình mắc sai lầm và có cách thức cụ thể, thiết thực để sửa chữa lỗi lầm. + Ngoài ra, bạn và mọi người cũng nên khoan dung tạo điều kiện cho người mắc sai lầm có cơ hội được sửa sai. + Có nhiều người khi phạm phải lỗi lầm đã hèn nhát lẫn trốn và đổ lỗi cho người khác. Với những người như thế thật đáng lên án, bạn cần góp phần phát hiện, tố giác và cần thiết phải đề xuất xử lí kịp thời. Kết bài: – Khẳng định lại vấn đề – Rút ra bài học cho bản thân d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
0,25 0,25 3 0,25 0,25 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Văn 9
TT |
Kĩ năng |
Nội dung/đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng điểm % |
|||||||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||||||
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
TNKQ |
TL |
||||
I |
Đọc |
Văn tự sự |
4 |
0 |
4 |
0 |
0 |
2 |
0 |
0 |
60 |
II |
Viết |
Viết bài văn nghị luận về vấn đề đời sống |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
0 |
1 |
40 |
Tổng điểm |
2,0 |
0 |
2,0 |
0 |
0 |
2,0 |
0 |
4,0 |
10 |
||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
100% |
||||||
Tỉ lệ chung % |
60% |
40% |
100% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Văn 9 KNTT học kì 1
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
I |
Đọc. |
Văn tự sự |
Nhận biết: Nhận biết được một số yếu tố trong truyện truyền kì như: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện (NB1-4) Thông hiểu: Hiểu được một số chi tiết trong đoạn văn. (H5-8) Vận dụng: – Trình bày được những biểu hiện của tinh thần “tôn sư trọng đạo” (VD9). – Suy nghĩ của bản thân về truyền thống thần “tôn sư trọng đạo” (VD10) |
4 TN |
4TN |
2TL |
|
II |
Viết |
Viết bài văn nghị luận xã hội về vấn đề đời sống. |
Nhận biết: Thông hiểu: Vận dụng: Vận dụng cao: – Vận dụng được các kĩ năng tạo lập văn bản nghị luận xã hội. – Sử dụng ngôn từ linh hoạt, sáng tạo khi lập luận. – Có sáng tạo riêng trong cách diễn đạt, lập luận làm cho lời văn hấp dẫn, giàu sức thuyết phục. |
1TL |
|||
Tổng số câu |
4 TN |
4N |
2 TL |
1 TL |
|||
Tổng số điểm |
2,0 |
2,0 |
2,0 |
4,0 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
20% |
20% |
40% |
|||
Tỉ lệ chung % |
60% |
40% |
2. Đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
ĐỀ KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ CUỐI HỌC KÌ I MÔN LỊCH SỬ – ĐỊA LÍ LỚP 9
PHÂN MÔN ĐỊA LÍ
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm)
Câu 1. Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
A. 52
B. 53
C. 54
D. 55
Câu 2: Bò sữa được nuôi nhiều ở ven các thành phố lớn vì:
A. Gần nguồn (các trạm) thức ăn chế biến.
C. Gần các trạm thú y
B. Gần thị trường tiêu thụ.
D. Đòi hỏi cao về vốn, công tác thú y, chuồng trại.
Câu 3: Loại hình vận tải có vai trò quan trọng nhất trong vận chuyển hàng hóa ở nước ta hiện nay là:
A. Đường biển.
B. Đường sông.
C. Đường sắt.
D. Đường bộ.
Câu 4. Loại hình du lịch nào không phải là loại hình du lịch tiềm năng của nước ta hiện nay:
A. Du lịch cộng đồng
C. Du lịch nông nghiệp và nông thôn
B. Du lịch sinh thái
D. Du lịch văn hóa nhân văn
Câu 5. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Quảng Ninh
B. Lạng Sơn
C. Sơn La
D. Thái Nguyên
Câu 6. Dạng địa hình chủ yếu ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đồng bằng
B. Cao nguyên xếp tầng
C. Đồi núi
D. Sơn nguyên
Câu 7. Loại đất nào chiếm diện tích lớn nhất và có giá trị quan trọng ở Đồng bằng sông Hồng?
A. Đất Feralit
B. Đất Badan
C. Đất xám phù sa cổ
D. Đất phù sa
Câu 8. Loại thiên tai nào xảy ra hàng năm ở vùng Đồng bằng sông Hồng
A. Lũ quét
B. Ngập lụt
C. Động đất
D. Sóng thần
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 9 (1,5 điểm): Trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc.
Câu 10 (1,5 điểm):
a. Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội.
b. Phân tích vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung.
Đáp án đề thi học kì 1 môn Địa lí 9 Kết nối tri thức
ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I
MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 9
(PHÂN MÔN ĐỊA LÍ)
I. TRẮC NGHIỆM (2,0 điểm/8 câu)
(Mỗi câu đúng được 0,25 điểm)
Câu |
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
Đáp án |
C |
B |
D |
D |
A |
C |
D |
B |
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
CÂU |
NỘI DUNG |
ĐIỂM |
1 (1,5 điểm) |
Trình bày đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc (1,5 điểm) |
|
– Vùng Đông Bắc + Địa hình thấp: núi trung bình và núi thấp. + Hướng núi: Các dãy núi hình vòng cung. + Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh do ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. |
0,25 0,25 0,25 |
|
– Vùng Tây Bắc: + Địa hình cao: núi cao, địa hình hiểm trở. + Hướng núi: TB – ĐN + Khí hậu nhiệt đới ẩm nhưng có mùa đông ít lạnh hơn. |
0,25 0,25 0,25 |
|
2 (1,5 điểm) |
a.Nêu vị thế của thủ đô Hà Nội (1,0 điểm) – Thủ đô của nước CHXHCN Việt Nam; Trung tâm chính trị hành chính quốc gia; Trung tâm giao dịch quốc tế, văn hóa, giáo dục hàng đầu của cả nước với lịch sử phát triển hơn nghìn năm. – Có quy mô kinh tế lớn (chiếm 41,3%GRGP của vùng ĐBSH và 12,6% GDP cả nước – 2021). – Trung tâm thương mại lớn của ĐBSH và cả nước; Trung tâm khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước. – Trung tâm, động lực phát triển của ĐBSH, vùng động lực phía Bắc. |
0.25 0.25 0.25 0.25 |
b. Phân tích vai trò của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đối với việc phát triển kinh tế của vùng ĐBSH nói riêng và cả nước nói chung (0,5 điểm) – Đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSH và các vùng kinh tế khác trong cả nước. |
0.5 |
Ma trận đề thi học kì 1 môn Địa lí 9
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ nhận thức |
Tổng % điểm |
|||
Nhận biết ( TNKQ) |
Thông hiểu (TL) |
Vận dụng ( TL) |
Vận dụng cao ( TL) |
||||
1 |
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM |
-Thành phần dân tộc -Gia tăng dân số ở các thời kì -Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn -Lao động và việc làm -Chất lượng cuộc sống |
1TN |
||||
2 |
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN |
– Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản – Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh |
1TN |
||||
3 |
DỊCH VỤ |
-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông -Thương mại, du lịch |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
||
4 |
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
||
5 |
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG |
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng -Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
1/2TLb |
|
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1/2 câu TL |
1/2 câu TL |
|||
Tổng điểm |
2,0 |
1,5 |
1,0 |
0,5 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
10% |
5% |
Bản đặc tả đề kiểm tra Địa lí 9 KNTT học kì 1
TT |
Chương/ Chủ đề |
Nội dung/Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Số câu hỏi theo mức độ nhận thức |
|||
Nhận biết |
Thông hiểu |
Vận dụng |
Vận dụng cao |
||||
ĐỊA LÍ DÂN CƯ VIỆT NAM |
-Thành phần dân tộc -Gia tăng dân số ở các thời kì -Cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính – Phân bố dân cư – Các loại hình quần cư thành thị và nông thôn -Lao động và việc làm -Chất lượng cuộc sống |
Nhận biết -Trình bày được đặc điểm phân bố các dân tộc Việt Nam. Thông hiểu -Phân tích được sự thay đổi cơ cấu tuổi và giới tính của dân cư. -Trình bày được sự khác biệt giữa quần cư thành thị và quần cư nông thôn. Vận dụng -Phân tích được vấn đề việc làm ở địa phương. -Vẽ và nhận xét được biểu đồ về gia tăng dân số. -Đọc bản đồ Dân số Việt Nam để rút ra được đặc điểm phân bố dân cư. -Nhận xét được sự phân hoá thu nhập theo vùng từ bảng số liệu cho trước. |
1TN |
||||
ĐỊA LÍ CÁC NGÀNH KINH TẾ NÔNG, LÂM, THUỶ SẢN |
-Các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản -Sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản -Vấn đề phát triển nông nghiệp xanh |
Nhận biết -Trình bày được sự phát triển và phân bố nông, lâm, thuỷ sản. Thông hiểu -Phân tích được một trong các nhân tố chính ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố nông nghiệp (các nhân tố tự nhiên: địa hình, đất đai, khí hậu, nước, sinh vật; các nhân tố kinh tế-xã hội: dân cư và nguồn lao động, thị trường, chính sách, công nghệ, vốn đầu tư). -Phân tích được đặc điểm phân bố tài nguyên rừng và nguồn lợi thuỷ sản. -Trình bày được ý nghĩa của việc phát triển nông nghiệp xanh. Vận dụng -Tìm kiếm thông tin, viết báo cáo ngắn về một số mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả. |
1TN |
||||
DỊCH VỤ |
-Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ -Giao thông vận tải và bưu chính viễn thông -Thương mại, du lịch |
Nhận biết -Xác định được trên bản đồ các tuyến đường bộ huyết mạch, các tuyến đường sắt, các cảng biển lớn và các sân bay quốc tế chính. -Trình bày được sự phát triển ngành bưu chính viễn thông. Thông hiểu -Phân tích được vai trò của một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố các ngành dịch vụ: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, dân cư và nguồn lao động, chính sách, khoa học-công nghệ, thị trường, vốn đầu tư, lịch sử văn hóa. Vận dụng -Phân tích được một số xu hướng phát triển mới trong ngành thương mại và du lịch. |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
||
SỰ PHÂN HOÁ LÃNH THỔ VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ |
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng |
Nhận biết –Xác định được trên bản đồ vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. -Trình bày được sự phát triển và phân bố một trong các ngành kinh tế của vùng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). Thông hiểu -Trình bày được đặc điểm phân hoá thiên nhiên giữa Đông Bắc và Tây Bắc; -Trình bày được các thế mạnh để phát triển công nghiệp, lâm – nông – thuỷ sản, du lịch. – Phân tích hoặc sơ đồ hóa được các thế mạnh về tự nhiên để phát triển kinh tế – xã hội của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Vận dụng Nhận xét được đặc điểm nổi bật về thành phần dân tộc, phân bố dân cư và chất lượng cuộc sống dân cư (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
||
VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG |
-Vị trí địa lí, phạm vi lãnh thổ -Các đặc điểm nổi bật về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên -Các đặc điểm nổi bật về dân cư, xã hội của vùng -Đặc điểm phát triển và phân bố các ngành kinh tế của vùng -Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ |
Nhận biết -Trình bày được đặc điểm vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ của vùng. -Trình bày được sự phát triển và phân bố kinh tế ở vùng Đồng bằng sông Hồng (sử dụng bản đồ và bảng số liệu). Thông hiểu -Phân tích được thế mạnh của vùng về tài nguyên thiên nhiên đối với sự phát triển nông – lâm – thuỷ sản; -Trình bày được vấn đề phát triển kinh tế biển. -Phân tích được đặc điểm dân cư, nguồn lao động và ảnh hưởng của các nhân tố này đến sự phát triển kinh tế – xã hội của vùng. -Phân tích được vấn đề đô thị hoá ở Đồng bằng sông Hồng. Vận dụng -Phân tích được vị thế của Thủ đô Hà Nội. Vận dụng cao -Sưu tầm tư liệu và trình bày được về vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. |
2TN |
1TL* |
1/2TLa* |
x 1/2TLb |
|
Số câu/ loại câu |
8 câu TNKQ |
1 câu TL |
1/2 câu TL |
1/2 câu TL |
|||
Tổng điểm |
2,0 |
1,5 |
1,0 |
0,5 |
|||
Tỉ lệ % |
20% |
15% |
15% |
3. Đề thi học kì 1 môn Mĩ thuật 9 Kết nối tri thức
TRƯỜNG THCS……………… |
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI HỌC KÌ I |
1. Nội dung:
Câu 1: Em hãy sử dụng chữ trang trí hoặc chữ kết hợp hình minh hoạ để thiết kế trang trí bìa cho cuốn sách mà em yêu thích.
Câu 2: Viết đoạn ngắn giới thiệu về sản phẩm của em (tên của cuốn sách; hình ảnh chính, màu sắc sử dụng trong cuốn sách, ý nghĩa và thông điệp của cuốn sách, cảm nghĩ của em sau khi hoàn thành sản phẩm).
2. Yêu cầu:
– Hình thức: Tạo hình 2D
– Chất liệu: Lựa chọn, kết hợp (màu sáp, màu nước, màu bột, chì màu…)
– Khổ giấy: 20×30 (A4)
Tiêu chí đánh giá đề kiểm tra cuối học kì I mĩ thuật 9
Phiếu ĐG nội dung KT và hướng dẫn xếp loại theo mức độ ĐG |
1. Thể hiện được nội dung cuốn sách mình lựa chọn trên sản phẩm. 2. Lựa chọn được chữ trang trí hoặc chữ kết hợp hình minh hoạ để thiết kế trang trí bìa cho cuốn sách mình lựa chọn. 3. Thể hiện được việc sắp xếp một số yếu tố tạo hình; nét, hình, màu sắc, đậm nhạt… trên sản phẩm. 4. Giới thiệu, nhận xét được sản phẩm (của cá nhân/nhóm). 5. Liên hệ ứng dụng sản phẩm vào đời sống thực. |
Xếp loại: – Chưa đạt: HS chỉ đạt được tiêu chí 1, tiêu chí 2 hoặc cả 2 tiêu chí 1 và 2 trong 5 tiêu chí. – Đạt: HS đạt được ít nhất 3 tiêu chí (1, 2, 3); 4 tiêu chí (1, 2, 3, 4) hoặc cả 5 tiêu chí. |
Bản đặc tả đề kiểm tra Mĩ thuật 9 KNTT học kì 1
Mạch nội dung |
Đơn vị kiến thức |
Mức độ đánh giá |
Mĩ thuật tạo hình |
Yếu tố và nguyên lí tạo hình Lựa chọn, kết hợp: Yếu tố tạo hình – Chấm, nét, hình, khối, màu sắc, đậm nhạt, chất cảm, không gian. Nguyên lí tạo hình – Cân bằng, tương phản, lặp lại, nhịp điệu, nhấn mạnh, chuyển động, tỉ lệ, hài hoà. Thể loại Lựa chọn, kết hợp: – Lí luận và lịch sử mĩ thuật – Hội hoạ – Đồ họa ( tranh in ) – Điêu khắc Hoạt động thực hành và thảo luận Thực hành – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 2D. – Thực hành sáng tạo sản phẩm mĩ thuật 3D. Thảo luận – Tìm hiểu tác giả, tác phẩm, di sản văn hóa nghệ thuật. – Sản phẩm thực hành của học sinh. Định hướng chủ đề – Văn hoá, xã hội. – Nghệ thuật đương đại Việt Nam và thế giới |
Nhận biết: – Nhận biết sự đa dạng về nội dung bìa cuốn sách. Thông hiểu: – Biết lựa chọn được chữ trang trí hoặc chữ kết hợp hình minh hoạ để thiết kế trang trí bìa cho cuốn sách mình lựa chọn. Vận dụng: – Thể hiện được việc sắp xếp một số yếu tố tạo hình; nét, hình, màu sắc, đậm nhạt… trên sản phẩm bìa cho cuốn sách. – Biết giới thiệu, nhận xét được sản phẩm bìa cuốn sách Vận dụng cao: – Liên hệ ứng dụng sản phẩm bìa cho cuốn sách vào đời sống thực tiễn. – Thể hiện được ý tưởng bố cục sản phẩm. |
…………
Tải file tài liệu để xem trọn bộ đề thi học kì 1 lớp 9 sách Kết nối tri thức
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề thi học kì 1 lớp 9 năm 2024 – 2025 sách Kết nối tri thức với cuộc sống 15 Đề kiểm tra cuối học kì 1 lớp 9 (Có đáp án + Ma trận) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.