Bạn đang xem bài viết Bộ đề đọc hiểu thơ hiện đại (Có đáp án) 80 Đề đọc thơ (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề đọc hiểu thơ hiện đại gồm 80 đề đọc hiểu ngoài chương trình sách giáo khoa có đáp án giải chi tiết kèm theo.
TOP 80 Đề đọc hiểu về thơ hiện đại được biên soạn theo cấu trúc mới 100% tự luận, xoay quanh về các dạng thơ: thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ, thơ song thất lục bát, thơ lục bát. Với mỗi đề đọc hiểu đều về thơ có đáp án giải chi tiết kèm theo hướng dẫn cách ra điểm. Qua đó các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức. Đồng thời giáo viên thuận tiện ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file word rất dễ chỉnh sửa, các bạn tải về in ra học tập nhé. Ngoài ra các bạn xem thêm tài liệu: bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, các thể thơ Việt Nam.
Bộ đề đọc hiểu thơ hiện đại (Siêu hót)
- Đề đọc hiểu về thơ 5 chữ
- Đề đọc hiểu về thơ 8 chữ
Đề đọc hiểu về thơ 5 chữ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
HÀ NỘI
– Trần Đăng Khoa –
Hà Nội có chong chóng Cứ tự quay trong nhà Không cần trời nổi gió Không cần bạn chạy xa Hà Nội có nhiều hoa Bó từng chùm cẩn thận Mấy chú vào mua hoa Tươi cười ra mặt trận Hà Nội có Hồ Gươm Nước xanh như pha mực Bên hồ ngọn Tháp Bút Viết thơ lên trời cao |
Hà Nội có nhiều hào(1) Bụng súng đầy những đạn Và có nhiều búp bê Bóng tròn cho các bạn Hà Nội có tàu điện(2) Đi về cứ leng keng Người xuống và người lên Người nào trông cũng đẹp Mấy năm giặc bắn phá Ba Đình vẫn xanh cây Trăng vàng Chùa Một Cột Phủ Tây Hồ hoa bay. 1969 |
(Góc sân và khoảng trời, NXB Mỹ thuật, 2016)
Chú thích:
(1) Hào: Có thể hiểu là những con hào, tức là những rãnh nước hoặc mương nước dùng để phòng thủ, thường thấy trong các công trình quân sự hoặc khu vực thành phố.
(2) Tàu điện: Phương tiện giao thông công cộng chạy bằng điện, thường là các toa xe trên đường ray.
Câu 1 (0,5 điểm). Bài thơ “Hà Nội” được viết theo thể thơ nào? Vì sao em biết?
Câu 2 (1,0 điểm). Nhà thơ đã giới thiệu về Hà Nội qua những chi tiết và hình ảnh nào? Qua đó, em thấy Hà Nội hiện lên như thế nào?
Câu 3 (1,5 điểm). Chỉ rõ và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong hai câu thơ sau:
… Hà Nội có Hồ Gươm
Nước xanh như pha mực…
Câu 4 (1,0 điểm). Bài thơ thể hiện niềm tự hào về Hà Nội, ngay cả trong những năm tháng khó khăn. Vậy chúng ta cần làm những gì để gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống vốn có của Hà Nội?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2 điểm). Viết đoạn văn 200 chữ ghi lại cảm xúc của em sau khi đọc bài thơ “Hà Nội” của Trần Đăng Khoa.
Câu 2 (4 điểm). Viết bài văn 400 chữ trình bày suy nghĩ của em vai trò của nước sạch trong đời sống và trách nhiệm của mỗi người trong việc bảo vệ nguồn nước.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Đáp án |
Điểm |
I |
1 |
Văn bản “Hà Nội” được viết theo thể loại nào?Vì sao em biết |
0,5 |
– Thể loại: thơ năm chữ – Vì mỗi dòng thơ có 5 tiếng |
0,25 0,25 |
||
2 |
Nhà thơ đã giới thiệu về Hà Nội qua những chi tiết và hình ảnh nào? Qua đó, em thấy Hà Nội hiện lên như thế nào? |
1 |
|
– Những chi tiết, hình ảnh giới thiệu về Hà Nội: có chong chóng, nhiều hoa, Hồ Gươm, Tháp Bút, nhiều hào, búp bê, bóng tròn, Ba Đình, Chùa Một Cột, Phủ Tây Hồ (Học sinh liệt kê được 3 hình ảnh trở lên được tối đa điểm) – Hà Nội là thành phố vừa có vẻ đẹp bình dị, lãng mạn, giàu truyền thống văn hóa vừa kiên cường và mạnh mẽ trước những thử thách. |
0,5 0,5 |
||
3 |
Chỉ ra biện pháp tu từ được sử dụng và tác dụng trong hai câu thơ sau: … Hà Nội có Hồ Gươm/ Nước xanh như pha mực… |
1,5 |
|
– Biện pháp tu từ: So sánh qua hình ảnh nước Hồ Gương được ví với màu mực – Tác dụng: + Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho diễn đạt + Dễ dàng hình dung về màu sắc của nước hồ và vẻ đẹp của Hồ Gươm + Khơi gợi tình cảm của người đọc thêm yêu mến gắn bó với Thủ đô + Thể hiện tình cảm yêu mến của tác giả với Thủ đô |
0.5 0,25 0,25 0.25 0.25 |
||
4 |
Bài thơ thể hiện niềm tự hào về Hà Nội, ngay cả trong những năm tháng khó khăn. Vậy chúng ta cần làm những gì để gìn giữ và phát triển những giá trị truyền thống vốn có của Hà Nội? |
1 |
|
– Tìm hiểu những giá trị văn hóa truyền thống như tổ chức các câu lạc bộ, nhóm nghiên cứu – Lan tỏa, giới thiệu những giá trị đó qua các trang mạng xã hội – Thực hiện các dự án bảo vệ môi trường – Tham gia các hoạt động tìm hiểu về Hà Nội * Lưu ý – HS nêu được 2 hành động cho điểm tối đa – HS có thể diễn đạt khác, GV linh hoạt cho điểm |
1.0 |
||
II |
1 |
Đoạn văn |
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn khoảng 5 câu |
0.25 |
||
b. Xác định đúng yêu cầu của đề bài |
0.25 |
||
c. Nội dung * Mở đoạn: Giới thiệu được tác giả và bài thơ, nêu ấn tượng, cảm xúc chung về bài thơ * Thân đoạn: Nêu cảm xúc về: – Nội dung (chủ đề) + Hà Nội kiên cường trong chiến đấu “bụng súng đầy những đạn” nhưng mang trong mình hi vọng và sức sống “Ba Đình vẫn xanh cây” + Thủ đô giữ gìn vẻ đẹp văn hóa độc đáo: Chùa Một Cột, Tây Hồ…. – Nhận xét nghệ thuật của bài thơ (vần, nhịp, hình ảnh thơ, BPTT) – Biện pháp tu từ liệt kê, điệp ngữ: Tạo nhịp điệu và nhấn mạnh những vẻ đẹp của Hà Nội + Hình ảnh thơ gợi vẻ đẹp bình dị, thơ mộng: chong chóng và hoa, Hồ Gươm và Tháp Bút + Bài thơ gieo vần linh hoạt, cách ngắt nhịp 3/2 giúp bài thơ dễ nhớ, dễ thuộc và tạo âm điệu tươi vui * Kết đoạn: Khẳng định lại cảm xúc, nêu ý nghĩa của bài thơ (Giáo viên dựa vào bài làm của học sinh để linh hoạt trong khi chấm) Tham khảo Bài thơ “Hà Nội” của Trần Đăng Khoa đã để lại trong em một ấn tượng sâu sắc về vẻ đẹp và tinh thần bất khuất của Thủ đô. Ngay từ những câu thơ đầu, hình ảnh chong chóng tự quay trong nhà, không cần gió hay bạn chạy xa, đã gợi lên nét bình dị, thân quen của Hà Nội – một thành phố gắn bó với tuổi thơ và kỷ niệm của biết bao người. Hà Nội không chỉ là nơi có vẻ đẹp yên bình qua hình ảnh những bó hoa được cẩn thận bó từng chùm, mà còn hiện lên với vẻ kiên cường, hiên ngang trong thời chiến qua hình ảnh những chàng trai tươi cười ra mặt trận. Sự đối lập giữa nét thơ mộng, đời thường và tinh thần chiến đấu mạnh mẽ của người dân Thủ đô tạo nên một bức tranh sống động, giàu cảm xúc. Hình ảnh Hồ Gươm với nước xanh như pha mực và Tháp Bút viết thơ lên trời cao khiến em cảm nhận rõ nét hơn sự tráng lệ, biểu tượng văn hóa của Hà Nội. Đây là những hình ảnh rất đỗi thân thuộc nhưng qua ngòi bút của Trần Đăng Khoa, chúng trở nên gần gũi và thiêng liêng, khơi gợi trong em tình yêu và niềm tự hào về quê hương. Nghệ thuật so sánh và liệt kê trong bài thơ không chỉ làm tăng sức gợi hình mà còn tạo nhịp điệu nhẹ nhàng, lôi cuốn. Qua đó, bài thơ không chỉ là lời tri ân mà còn thể hiện tình yêu thiết tha của tác giả với Hà Nội. Em cũng đặc biệt ấn tượng với những hình ảnh về Ba Đình xanh cây, Chùa Một Cột, Phủ Tây Hồ hoa bay – biểu tượng của một Hà Nội vừa kiên cường trong bom đạn nhưng vẫn giữ được vẻ đẹp thuần khiết, tinh khôi. Bài thơ như một bản hòa ca về Hà Nội, với âm điệu linh hoạt, ngắt nhịp nhịp nhàng, tạo nên cảm giác vừa hào hùng vừa nhẹ nhàng, sâu lắng. Qua những dòng thơ, em cảm nhận được sức sống mãnh liệt của Hà Nội và tinh thần bất khuất của người dân nơi đây. Điều đó thôi thúc em, với tư cách là một người trẻ, cần góp phần gìn giữ, bảo vệ và phát triển vẻ đẹp và giá trị truyền thống của Thủ đô yêu dấu. |
1,0 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc, có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. |
0.25 |
||
2 |
Bài văn |
4 |
|
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn NLXH |
0.25 |
||
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận |
0.25 |
||
I. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận II. Thân bài: 1. Giải thích: – Nước sạch là nguồn nước đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn, không chứa các chất độc hại, vi khuẩn, virus hay các tạp chất có khả năng gây bệnh, có mùi hoặc vị khó chịu, và thích hợp cho việc sử dụng trong sinh hoạt, ăn uống, và các hoạt động hàng ngày của con người. 2. Thực trạng: – Thực trạng sử dụng nước sạch trong đời sống hiện nay đang gặp nhiều thách thức. + Ở các khu vực đô thị, mặc dù có hệ thống cấp nước nhưng vẫn còn tình trạng thất thoát, lãng phí do ý thức sử dụng chưa cao và hạ tầng kỹ thuật xuống cấp. + Nhiều vùng nông thôn và các khu vực miền núi vẫn chưa có điều kiện tiếp cận nước sạch ổn định, người dân phải sử dụng nước từ ao, hồ, giếng chưa qua xử lý, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. – Thêm vào đó, sự gia tăng của ô nhiễm nguồn nước do rác thải sinh hoạt, công nghiệp và nông nghiệp đang đe dọa nghiêm trọng đến nguồn nước sạch, gây áp lực lớn trong việc bảo vệ và cung cấp nước an toàn cho cộng đồng. 3. Ý nghĩa: – Đối với con người, nước sạch không chỉ là phương tiện để duy trì sức khỏe, mà còn là nền tảng cho phát triển bền vững. Theo các nghiên cứu khoa học, khoảng 70% cơ thể con người là nước, và mỗi ngày chúng ta cần một lượng nước nhất định để duy trì chức năng sống. Không chỉ giới hạn ở việc cung cấp nước uống, nước sạch còn đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường. Thiếu nước sạch, con người sẽ phải đối mặt với nhiều bệnh tật, thậm chí là sự đe dọa đến sự sống. – Bên cạnh đó, nước sạch còn là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, và dịch vụ. Trong nông nghiệp, nước là nguồn sống cho cây trồng và vật nuôi, đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất thực phẩm. – Trong công nghiệp, nước được sử dụng trong nhiều công đoạn từ làm mát máy móc đến chế biến sản phẩm. Ở quy mô lớn hơn, nước sạch còn là nguồn năng lượng tái tạo quan trọng, góp phần vào việc phát triển bền vững của xã hội. Chính vì vậy, nước sạch không chỉ là nguồn sống mà còn là động lực để xã hội phát triển và phồn vinh. 4. Giải pháp: a. Giải pháp 1: Với cá nhân mỗi người – Nhận thức: Mỗi cá nhân cần ý thức rõ ràng về vai trò và trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ nguồn nước. Sự nhận thức này không chỉ giúp mỗi người hiểu được tầm quan trọng của nước sạch đối với đời sống và sức khỏe, mà còn tạo động lực để hành động bảo vệ nguồn tài nguyên quý báu này. – Hành động: Bắt đầu từ những hành động đơn giản như tiết kiệm nước trong sinh hoạt hàng ngày, không xả rác bừa bãi xuống sông, suối. Những bước nhỏ nhưng thiết thực này sẽ dần tạo ra thay đổi tích cực và có ý nghĩa. Đồng thời, khuyến khích những người xung quanh cùng tham gia vào quá trình bảo vệ nguồn nước, tạo nên sức mạnh cộng đồng trong việc bảo vệ tài nguyên nước. – Chứng minh lợi ích của giải pháp: Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), những người có ý thức trong việc bảo vệ môi trường nước thường góp phần làm giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm qua đường nước, cải thiện sức khỏe cộng đồng. Qua thực tế cuộc sống, những cá nhân ý thức được trách nhiệm của mình sẽ trở thành tấm gương để lan tỏa ý thức bảo vệ nguồn nước, tạo môi trường sống lành mạnh hơn. b. Giải pháp 2: Với cộng đồng và xã hội – Nhận thức: Để giải quyết triệt để vấn đề, cộng đồng và xã hội cần nâng cao nhận thức về vai trò của nguồn nước đối với sự phát triển bền vững. Khi mọi người cùng hiểu rõ tầm quan trọng của nước sạch, điều đó sẽ thúc đẩy cộng đồng chung tay trong việc bảo vệ nguồn nước. – Hành động: Nhà trường và các tổ chức xã hội cần tổ chức các hoạt động nâng cao ý thức về bảo vệ nguồn nước như các buổi hội thảo, chương trình truyền thông, và hoạt động làm sạch kênh rạch, sông suối. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần ban hành chính sách nghiêm ngặt đối với hành vi gây ô nhiễm nguồn nước để răn đe và giảm thiểu các tác động xấu đến môi trường nước. – Chứng minh lợi ích của giải pháp: Theo thống kê, những cộng đồng tích cực tham gia vào các phong trào bảo vệ nguồn nước thường thấy sự cải thiện đáng kể về sức khỏe cộng đồng và chất lượng cuộc sống. Các chương trình bảo vệ môi trường nước thành công không chỉ lan tỏa ý thức mà còn tạo động lực mạnh mẽ để mọi người cùng chung tay bảo vệ nguồn tài nguyên quý giá này. 5. Phản biện: – Một số ý kiến cho rằng, việc bảo vệ nguồn nước nên được giao hoàn toàn cho các cơ quan chức năng hoặc tổ chức môi trường vì họ có trách nhiệm và khả năng thực hiện tốt hơn. – Tuy nhiên, quan điểm này chưa thực sự chính xác, bởi lẽ, vấn đề bảo vệ nước sạch không chỉ là nhiệm vụ của riêng ai mà cần sự chung tay của cả cộng đồng. Mỗi cá nhân đều có tác động đến môi trường, và nếu chỉ dựa vào các tổ chức thì chưa đủ để đối phó với thách thức ngày càng lớn về nguồn nước. Chính vì vậy, mỗi người cần ý thức rõ trách nhiệm của mình và thực hiện các hành động thiết thực để bảo vệ nguồn tài nguyên này. 6. Liên hệ bản thân: – Bản thân tôi đã từng không chú ý đến việc tiết kiệm nước và coi việc bảo vệ nguồn nước là trách nhiệm của người khác. – Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch, tôi đã chủ động thay đổi thói quen, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và khuyến khích bạn bè cùng nhau bảo vệ nguồn nước. Mỗi chúng ta, dù chỉ là một cá nhân nhỏ bé, nhưng nếu tất cả đều có ý thức, chúng ta có thể tạo nên một sự thay đổi lớn cho tương lai. III. Kết bài: – Khẳng định lại tầm quan trọng của vấn đề – Thông điệp |
2,5 |
||
d. Chính tả, ngữ pháp Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. |
0.25 |
||
e. Sáng tạo Thể hiện suy nghĩ sâu sắc có cách diễn đạt sáng tạo, mới mẻ. |
0.25 |
Đề đọc hiểu về thơ 8 chữ
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
BÀI CA ĐÊM VƯỢT LỘ
(Anh Ngọc)
Ngồi lại dây trước lúc vượt qua đường
Trong ánh chiều một ngày hè sắp tắt
Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc
Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua.
Hãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta
Với xao xác bầy chim bay về tổ
Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ
Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hương.
Ngồi lại đây trên cỏ ướt hơi sương
Giọt nắng cuối cùng lung linh hình nốt nhạc
Nhìn môi bạn gọi thầm lên tiếng hát
Một giọng trầm giao cảm dọc hành quân.
Đêm râm ran tiếng bọn địch rất gần
Vòng tay mở ôm choàng vai bè bạn
Giọt mồ hôi cứ se dần thanh thản
Đêm dịu dàng nếp trán tỏa bình yên.
Ngồi lại đây trong nỗi nhớ niềm quên
Bao giấc mơ của một thời đánh giặc
Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất
Những bàn chân bật dậy vượt qua đường.
(Anh Ngọc, Gửi lại thời gian. NXB Văn học, 2008)
Câu 1. (0,5đ): Xác định thể thơ của bài thơ trên.
Câu 2. (0,5đ): Xác định nhân vật trữ tình trong bài thơ.
Câu 3. (1,0đ): Khổ thơ thứ nhất cho độc giả biết điều gì về nhân vật trữ tình? Cảm xúc của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào?
Câu 4. (1,0đ): Phân tích một số từ ngữ, biện pháp tu từ diễn tả cảm xúc trong tâm hồn người lính khi ngồi chờ vượt đường trong đêm.
Câu 5. (1,0đ): Xác định chủ để và bức thông điệp của bài thơ. Và cho biết bài thơ đã khơi gọi trong em tình cảm gì về người lính, quê hương đất nước?
PHẦN I: VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Em hãy viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về đoạn thơ sau:
Ngồi lại đây trong nỗi nhớ niềm quên
Bao giấc mơ của một thời đánh giặc
Chỉ còn lại một giấc mơ duy nhất
Những bàn chân bật dậy vượt qua đường.
(Anh Ngọc, Gửi lại thời gian. NXB Văn học, 2008)
Câu 2 (4,0 điểm). Trình bày suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người
————- Hết ————
HƯỚNG DẪN CHẤM
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Thể thơ: Tám chữ |
0,5 |
2 |
– Nhân vật trữ tình: người lính phục kích giặc trong đêm |
0,5 |
3 |
– Khổ 1 là cảnh, không gian, thời gian bộc lộ cảm xúc: + Bên vệ đường trong một chiều hè, cuối ngày. + Nhiệm vụ: Chờ vượt đường. – Cảm xúc: Nóng lòng để thực hiện nhiệm vụ. Đừng sốt ruột vì đường còn bóng giặc. Cứ yên lòng đêm nay ta sẽ qua. -> Tự nhủ lòng mình: kiên nhẫn chờ đợi, đêm nay sẽ hoàn thành nhiệm vụ |
0,25 0,25 0,25 0,25 |
4 |
Cảm xúc của nhân vật trữ tình được bộc lộ trực tiếp qua từ ngữ giản dị. – Khi chiều buông: + Hãy nghe chiều nhẹ xuống trong lòng ta. Với xao xác bầy chim bay về tổ. -> Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đối cảm giác, từ láy gợi tả bước đi của thời gian những chuyên biên của cảnh vật vang động vào tâm hồn người lính: chiều xuống hoàng hôn dần buông, những cánh chim về tổ ấm của mình. + Trong đáy mắt những người chờ vượt lộ. Ngôi sao chiều đã mọc phía quê hương. -> Hình ảnh ăn dụ Ngôi sao chiêu đã mọc phía quê hương diễn tả nỗi nhớ nhà nhớ quê của người linh, chờ vượt lộ, lòng hướng về quê nhà. – Khi đêm xuống: + Ngắm nhìn sương, gọi thầm tên bạn và ngân nga hát (diễn trong tâm tưởng) + Lắng ngha tín hiệ, xử chiệm trường ting n, quế hương, đất nước và bẻ bạn trong khi làm nhiệm vụ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn người lính… |
0,5 0,5 |
5 |
– Chủ để: tình yêu quê hương đất nước, vẻ đẹp tâm hồn người lính. – Bức thông điệp: khiến lòng minh thanh thản. + Cảm nhận vẻ đẹp của quê hương đất nước, nghĩ về bạn bẻ, qué hương luôn + Tình yêu quê hương, con người, đất nước sẽ là động lực để người lính chiến đấu, vượt qua muôn ngàn thử thách. – Bài thơ khơi gợi trong tình cảm: HS tự trả lời. |
Từ 3 ý đúng trở lên cho 1,0 điểm. |
PHẦN II: VIẾT (6,0 điểm)
Câu |
Nội dung |
Điểm |
1 |
Đảm bảo cấu trúc đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc đoạn thơ/bài thơ tự do – Xác định đúng vấn đề: Cảm nghĩ về đoạn thơ – Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn * Mở đoạn: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, cảm nghĩ chung về đoạn thơ * Thân đoạn: – Những xao động, xúc cảm đẹp trong tâm hồn người lính. – Nhớ về bao ước mơ, khao khát của tuổi trẻ. – Ước mơ mãnh liệt nhất là tình yêu đất nước sẽ tạo nên sức mạnh để người lính chiến đấu. – Cảm nhận được nét đặc sắc về nghệ thuật: nghệ thuật hoán dụ, động từ thể hiện sức mạnh, sức trẻ quật cường…. Lời thơ giản dị, tự nhiên; dòng tự sự, trữ tình rất đỗi chân thành mang đến sự thành công cho bài thơ. – Liên hệ * Kết đoạn: Mở rộng vấn đề. – Đoạn văn diễn đạt linh hoạt, cảm xúc sâu sắc, có sáng tạo |
0,25 0,25 1,25 0,25 0,25 |
2 |
a. Đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận gồm 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. b. Xác định đúng yêu cầu của đề. Nghị luận về một vấn đề cần giải quyết: Cách đối mặt với những khó khăn thử thách. c. Triển khai hợp lí nội dung bài văn. I. Mở bài – Giới thiệu chung về thiên nhiên: là tất cả những gì tồn tại xung quanh con người, không phải do con người tạo ra. – Khẳng định vai trò quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người. II. Thân bài 1. Khái quát về thiên nhiên – Thiên nhiên là khái niệm rộng chỉ thế giới vật chất vũ trụ bao la rộng lớn từ những loại vật chất nhỏ bé đến những thực thể khổng lồ, là nơi cung cấp cho con người các nguồn tài nguyên phục vụ cho cuộc sống và hoạt động sản xuất. – Có thể nói ngắn gọn, thiên nhiên là toàn bộ những gì đang có xung quanh con người nhưng không phải do con người tạo nên, chúng tự sinh ra dưới sự tác động qua lại lẫn nhau tạo nên các thực thể trong tự nhiên thường thấy như ao, hồ, sông, ngòi,… 2. Suy nghĩ về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người a) Thiên nhiên là nền tảng cho sự sống của con người – Cung cấp không khí để thở: cây xanh quang hợp tạo ra oxy, giúp duy trì sự sống cho con người và các sinh vật khác. – Cung cấp nước: nước từ sông ngòi, biển cả là nguồn nước chính cho sinh hoạt và sản xuất. Rừng điều hòa khí hậu, giúp chống bão lũ, tạo không khí trong lành, mát mẻ. – Cung cấp lương thực, thực phẩm: từ đất đai màu mỡ, con người trồng trọt, chăn nuôi để tạo ra nguồn thức ăn. Rừng cho ta các vị thuốc quý để chữa bệnh. Cung cấp nguồn thủy hải sản phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt thường ngày và xuất khẩu. – Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất: gỗ, đá, quặng,… từ thiên nhiên là nguyên liệu cho các ngành công nghiệp. – Cung cấp không gian sống: cung cấp đất để con người sinh sống, xây dựng nhà cửa, phát triển đô thị, tạo cảnh quan đẹp đẽ cho Trái đất. => Thiên nhiên nuôi dưỡng sự sống của muôn loài, trong đó có con người. Thiếu đi những yếu tố này, con người không thể tồn tại. b) Thiên nhiên góp phần quan trọng giúp điều hòa khí hậu, môi trường – Cân bằng oxy và CO2: Rừng cây hấp thụ CO2 và thải ra oxy, giúp điều hòa không khí, giảm thiểu hiệu ứng nhà kính. – Bảo vệ nguồn nước: Rừng giúp giữ nước, chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt và hạn hán, đảm bảo nguồn nước sạch. – Ngăn chặn thiên tai: Hệ sinh thái rừng ngập mặn, đồi núi, rạn san hô giúp giảm thiểu tác động của bão, sóng thần. c) Thiên nhiên có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế – Du lịch sinh thái: vẻ đẹp của thiên nhiên là tiềm năng du lịch to lớn, góp phần thúc đẩy kinh tế. – Nông nghiệp: đất đai, khí hậu thuận lợi là điều kiện để phát triển nông nghiệp, tạo ra nguồn thu nhập. – Thủy sản: sông ngòi, biển cả là nguồn lợi thủy sản phong phú. – Khai thác khoáng sản: tạo ra nguồn nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. d) Thiên nhiên mang đến lợi ích cho sức khỏe tinh thần và đời sống văn hóa con người – Không gian xanh: giúp con người thư giãn, giảm stress, cải thiện sức khỏe tinh thần. – Cảm hứng sáng tạo: vẻ đẹp của thiên nhiên là nguồn cảm hứng bất tận cho nghệ thuật, văn học. – Giá trị văn hóa: thiên nhiên gắn liền với các phong tục, tập quán, tín ngưỡng của mỗi dân tộc. e) Thực trạng đáng báo động về sự tàn phá thiên nhiên do con người – Ô nhiễm môi trường: khí thải, nước thải, rác thải,… gây ô nhiễm đất, nước, không khí. – Biến đổi khí hậu: do hiệu ứng nhà kính, trái đất nóng lên, gây ra nhiều thiên tai. – Suy thoái đa dạng sinh học: do khai thác quá mức, nhiều loài động thực vật đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. g) Giải pháp bảo vệ thiên nhiên – Nâng cao nhận thức cộng đồng về vai trò của thiên nhiên. – Áp dụng công nghệ thân thiện môi trường. – Bảo tồn đa dạng sinh học. – Xử lý nghiêm các hành vi phá hoại môi trường. – Hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần. – Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo. – Trồng thêm cây xanh… III. KẾT BÀI – Khẳng định lại quan điểm của người viết về vai trò quan trọng của thiên nhiên đối với đời sống con người.. – Kêu gọi ý thức bảo vệ thiên nhiên, sống hòa hợp với thiên nhiên – Bài văn diễn đạt linh hoạt, cảm xúc sâu sắc, có sáng tạo |
0,25 0,25 0,5 0,25 0,5 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 |
………..
Tải file tài liệu để xem thêm bộ đề đọc hiểu về thơ
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề đọc hiểu thơ hiện đại (Có đáp án) 80 Đề đọc thơ (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.