Bạn đang xem bài viết Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Có đáp án) 80 Đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại gồm 80 đề đọc hiểu ngoài chương trình sách giáo khoa có đáp án giải chi tiết kèm theo.
TOP 80 Đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại được biên soạn theo cấu trúc mới 100% tự luận, xoay quanh toàn bộ kiến thức theo chương trình mới. Với mỗi đề đọc hiểu đều có đáp án giải chi tiết kèm theo hướng dẫn cách ra điểm. Qua đó các em học sinh ôn luyện củng cố kiến thức. Đồng thời giáo viên thuận tiện ra đề ôn luyện cho các em học sinh của mình. Tài liệu được biên soạn dưới dạng file word rất dễ chỉnh sửa, các bạn tải về in ra học tập nhé.
Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (SIÊU HÓT)
- Đề đọc hiểu truyện ngắn – Đề 1
- Đề đọc hiểu truyện ngắn – Đề 2
Đề đọc hiểu truyện ngắn – Đề 1
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm)
Đọc văn bản sau:
ÁO TẾT
Con Bé Em cười tủm tỉm khi nghĩ tới cái áo đầm màu hồng mà má nó mới mua cho:
– Tết này, mình mà mặc cái áo đó đi chơi, đẹp như tiên cho mà coi.
Nó nghĩ và nó muốn chia sẻ với con Bích bạn nó.
Con Bích ở trong hẻm, nhà nó nghèo má nó đi bán bắp nướng ngoài đầu hẻm, con Bé Em thích con Bích vì nó hiền, với lại ngồi kế nhau từ lớp một tới lớp năm, làm sao mà không thân cho được. Hôm hai mươi sáu, học buổi cuối năm, hai đứa nôn Tết quá trời nên tính trước, nếu mùng Một con Bé Em đi về ngoại thì mùng Hai hai đứa đi tới nhà cô giáo. Bây giờ con Bé Em tính trong đầu, tới bữa đó chắc nhiều bạn nữa, cho nên nó sẽ mặc cái áo đầm mới thắt nơ, bâu viền kim tuyến cho tụi bạn lé con mắt luôn.
Con Bích đang ngồi nướng bắp thế cho má nó đi xách cặn cho heo. Bé Em muốn khoe liền nhưng bày đặt nói gièm:
– Còn mấy ngày nữa Tết rồi hen, mầy có đồ mới chưa?
– Có, má tao đưa vải cho cô Ba thợ cắt rồi, má tao nói gần Tết đồ nhiều, dồn đống, chắc tới hai mươi tám mới lấy được.
– Vậy mầy được mấy bộ?
– Có một bộ hà.
Con Bé Em trợn mắt:
– Ít quá vậy?
– Con Út Mót với Con Út Hết được hai bộ. Tao lớn rồi, nhường cho tụi nó.
– Vậy à?
Bé Em mất hứng hẳn, nó lựng khựng nửa muốn khoe, nửa muốn không.
Nhưng rõ ràng là con Bích không quên nó:
– Còn mầy?
– Bốn bộ. Má tao mua cho đủ mặc từ mùng Một tới mùng Bốn, bữa nào cũng mặc đồ mới hết trơn. Trong đó có bộ đầm hồng nổi lắm, hết sẩy luôn.
– Mầy sướng rồi.
Con Bích nói xong vẫn cười nhưng mắt nó xịu xuống, buồn hẳn. Nhà nó nghèo, sao bì được với nhà con Bé Em. Hồi nhỏ nó chuyên mặc áo con trai của anh Hai nó để lại. Áo nó thì chuyền cho mấy đứa em, tới con Út Hết là đồ đã cũ mèm, mỏng tang, kéo nhẹ cũng rách. Được cái mấy chị em nó biết thân, lo học chớ không so đo chuyện cũ mới. Má nó nói hoài: “Nhà mình nghèo quá hà, ráng vài năm nữa, khá giả rồi má sắm cho”. Con Bé Em nhìn con Bích lom lom rồi cúi xuống, trở trở trái bắp nướng:
– Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?
Rồi tới mùng Một, mùng Hai, bé Em lại rủ con Bích đi chơi. Hai đứa mặc đồ hơi giống nhau, chỉ khác là con Bích mặc áo trắng bâu sen, con Bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự. Cô giáo tụi nó khen:
– Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.
Hai đứa cười. Lúc đó con Bé Em nghĩ thầm, mình mà mặc bộ đầm hồng, thế nào cũng mất vui. Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, Bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý Bé Em. Thiệt đó.
(Nguyễn Ngọc Tư, Áo Tết, in trong Xa xóm Mũi, NXB Kim Đồng, 2023)
* Chú thích:
Nguyễn Ngọc Tư sinh năm 1976, tại tỉnh Cà Mau, là một trong những nhà văn nữ nổi tiếng. Bà bắt đầu viết văn từ năm 1997 và nhanh chóng gây được tiếng vang với những truyện ngắn mang đậm chất Nam Bộ như “Sông nhỏ lở quanh”, “Nước chảy mây trôi”… Tác phẩm của Nguyễn Ngọc Tư thường tập trung vào đề tài cuộc sống của người dân miền Tây sông nước. Bà có một vốn sống phong phú và một khả năng quan sát tinh tế, giúp bà khắc họa thành công những con người và mảnh đất Nam Bộ. Nguyễn Ngọc Tư là một nhà văn giàu cảm xúc và có lối viết độc đáo. Bà sử dụng ngôn ngữ giản dị, mộc mạc nhưng vẫn giàu chất thơ, tạo nên những câu chuyện vừa chân thực vừa lãng mạn.
Thực hiện các yêu cầu:
Câu 1 (0,5 điểm). Xác định ngôi kể của văn bản.
Câu 2 (0,5 điểm). Em hiểu như thế nào về lời khen của cô giáo: Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng.
Câu 3 (1,0 điểm). Nhân vật Bé Em cuối cùng đã mặc trang phục như thế nào khi đến nhà cô giáo? Lựa chọn đó thể hiện Bé Em là cô bé như thế nào?
Câu 4 (1,0 điểm). Chỉ ra và cho biết ý nghĩa của thành phần biệt lập trong câu văn sau:
– Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen?
Câu 5 (1,0 điểm). Bạn bè phải vậy chớ. Đứa mặc áo đẹp, đứa mặc áo xấu coi gì được, vậy sao coi là bạn thân. Nhưng Bích lại nghĩ khác, Bé Em thương bạn như vậy, tốt như vậy, có mặc áo gì Bích vẫn quý Bé Em. Theo em cần làm gì để có một tình bạn đẹp và chân thành?
II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm). Viết đoạn văn khoảng 200 chữ phân tích nhân vật Bé Em của truyện ngắn “Áo Tết” trong phần đọc hiểu.
Câu 2 (4,0 điểm).
Biết yêu thương, chia sẻ có ý nghĩa rất lớn trong cuộc sống. Khi ta biết yêu thương, chia sẻ thì chúng ta sẽ nhận lại niềm vui, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn.
Viết bài văn nghị luận khoảng 400 chữ làm rõ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I. Đọc hiểu |
1 |
Xác định ngôi kể của văn bản: Ngôi thứ ba |
0,5 điểm |
2 |
Lời khen của cô giáo: Coi hai đứa lớn hết trơn rồi, cao nhòng có thể hiểu với các ý sau: – Cô giáo nhận ra sự trưởng thành và gắn kết giữa hai nhân vật Bé Em và Bích. – Sự quan tâm và chia sẻ cùng nhau trong cuộc sống. |
0,5 điểm 0,5 điểm |
|
3 |
– Nhân vật Bé Em cuối cùng đã mặc trang phục như thế nào khi đến nhà cô giáo: Bé Em không mặc bộ đầm hồng mà mặc trang phục gần giống bạn, chỉ khác là Bích mặc áo trắng bâu sen, còn Bé Em thì mặc áo thun có in hình mèo bự – Lựa chọn đó thể hiện Bé Em là cô bé có tâm hồn tinh tế, khiêm tốn và rất trân trọng tình bạn |
0,5 điểm 0,5 điểm |
|
4 |
– Thành phần biệt lập trong câu văn – Bộ đồ mầy may chắc đẹp lắm, bữa mùng Hai mầy mặc bộ đó đi nhà cô hen? làthành phần biệt lập tình thái “chắc” – Ý nghĩa: Nâng cao độ tin cậy cho câu nói, thể hiện sự thích thú của Bé Em với chiếc đầm màu hồng mẹ mua. |
0,5 điểm 0,5 điểm |
|
5 |
Những việc có thể làm để có một tình bạn đẹp và chân thành: – Quan tâm, chia sẻ với bạn những niềm vui, nỗi buồn – Tôn trọng bạn – Tin tưởng, giúp đỡ bạn – Không đố kị, vụ lợi trong tình bạn |
1,0 điểm |
|
II. Viết |
1 |
Yêu cầu về hình thức: – Đoạn văn nghị luận văn học – Đầy đủ ba phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Yêu cầu về nội dung: – Nội dung phân tích nhân vật Bé Em trong truyện ngắn “Áo Tết”. – HS phân tích có thể chỉ ra các ý sau: a. Mở đoạn: Giới thiệu nhân vật + nêu khái quát ấn tượng về nhân vật b. Thân đoạn: HS chỉ ra nghệ thuật xây dựng nhân vật – Giới thiệu hoàn cảnh nhân vật: Bé Em sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, có điều kiện, nhận được sự yêu thương và quan tâm từ gia đình. – Bé Em được xây dựng qua hành động, lời nói, suy nghĩ từ đó bộc lộ tính cách + Bé Em mang trong mình tích cách hồn nhiên của trẻ thơ: thích khoe đồ mới, và em thực hiện ý muốn đó một cách cũng rất trẻ con, bằng cách gạn hỏi bạn trước, để từ đó tìm cơ hội khoe áo mới của mình. + Dù còn nhỏ tuổi, Bé Em là một cô bé nhạy cảm và tinh tế. + Sau khi được bạn gạn hỏi, sau khi phải nói ra việc mình có những bốn bộ đồ mới, khi chứng kiến đôi mắt “xịu xuống, buồn hẳn” của bạn, và nghĩ đến hoàn cảnh của bạn, Bé Em đã có một cách hành xử vô cùng đẹp, vô cùng nhân văn. Ngày đi chúc tết cô giáo, để bạn không bị mặc cảm, Bé Em đã mặc đồ gần giống bạn. Một cách hành xử rất trẻ con, nhưng lại khiến người đọc xúc động. c. Kết đoạn: Đánh giá về nhân vật Đoạn văn tham khảo Nhân vật Bé Em trong truyện ngắn Áo Tết của Nguyễn Ngọc Tư được khắc họa như một cô bé đáng yêu, hồn nhiên, nhưng cũng giàu lòng nhân ái và tinh tế. Bé Em sinh ra trong một gia đình hạnh phúc, đầy đủ, được yêu thương và quan tâm. Điều này đã tạo nên một cô bé vô tư, thích khoe những món đồ mới, tiêu biểu là bộ áo đầm hồng mà Bé Em rất hào hứng muốn mặc trong dịp Tết. Nguyễn Ngọc Tư đã xây dựng nhân vật Bé Em qua hành động, lời nói và suy nghĩ, từ đó bộc lộ rõ nét tính cách của cô bé. Bé Em mang trong mình sự hồn nhiên, ngây thơ đặc trưng của tuổi nhỏ: khi muốn khoe áo mới, em bày cách gạn hỏi bạn để có cơ hội chia sẻ niềm vui của mình. Tuy nhiên, bên cạnh sự hồn nhiên, Bé Em cũng là một cô bé nhạy cảm và tinh tế. Khi nhận thấy ánh mắt “xịu xuống, buồn hẳn” của bạn mình – con Bích, Bé Em không chỉ thấu hiểu hoàn cảnh nghèo khó của bạn mà còn có một hành động đẹp, đậm chất nhân văn: Bé Em quyết định mặc một bộ đồ giản dị, gần giống với bạn khi đi chúc Tết cô giáo. Hành động này tuy nhỏ bé, rất trẻ con nhưng lại chứa đựng một trái tim biết nghĩ cho người khác, khiến người đọc không khỏi xúc động. Nhân vật Bé Em, qua lối kể dung dị nhưng giàu cảm xúc của Nguyễn Ngọc Tư, đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Bé Em là hiện thân của tình bạn chân thành và lòng nhân hậu, là bài học ý nghĩa về sự sẻ chia và đồng cảm trong cuộc sống. |
0,5 điểm 1,5 điểm |
2 |
Yêu cầu về hình thức – Đảm bảo cấu trúc bài văn nghị luận xã hội và độ dài bài văn – Xác định đúng yêu cầu của đề: sự yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống – Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt. – Sáng tạo: Bố cục mạch lạc, lời văn sinh động, diễn đạt trôi chảy. Yêu cầu về nội dung: Bài văn nghị luận xã hội về sự yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống. HS có thể trình bày sáng tạo, nhưng cần làm rõ các ý cơ bản sau: I. Mở bài Yêu thương và sẻ chia là những giá trị tinh thần cao quý của con người, không chỉ giúp gắn kết mọi người mà còn làm cho cuộc sống thêm ý nghĩa. Nhận định rằng “Khi ta biết yêu thương, chia sẻ thì chúng ta sẽ nhận lại niềm vui, sự tôn trọng của mọi người, cuộc sống sẽ trở nên vui vẻ và hạnh phúc hơn” đã khẳng định vai trò quan trọng của tình yêu thương và sự sẻ chia trong việc xây dựng một xã hội nhân văn, ấm áp. Vậy, yêu thương và sẻ chia mang lại những giá trị gì, và làm sao để mỗi người có thể lan tỏa những điều tốt đẹp ấy trong cuộc sống? II. Thân bài 1. Giải thích vấn đề Yêu thương và sẻ chia là những tình cảm cao quý, xuất phát từ trái tim con người. Yêu thương là sự quan tâm, đồng cảm và đối xử tốt đẹp với những người xung quanh, trong khi sẻ chia là hành động san sẻ niềm vui, nỗi buồn, cũng như những điều kiện vật chất hay tinh thần mà ta có. Đây chính là những biểu hiện sống động của lòng nhân ái, là nền tảng của một xã hội tiến bộ, văn minh. 2. Bàn luận về biểu hiện của yêu thương và sẻ chia Yêu thương và sẻ chia có thể được biểu hiện qua nhiều hình thức khác nhau. – Qua lời nói: Một lời động viên nhẹ nhàng khi ai đó buồn bã, một lời xin lỗi chân thành khi mắc sai lầm, hay một lời cảm ơn sâu sắc cũng là cách thể hiện tình yêu thương. – Qua hành động: Sự quan tâm chăm sóc người thân, việc giúp đỡ bạn bè khi họ gặp khó khăn, hay hành động quyên góp từ thiện để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn đều là những minh chứng rõ ràng cho tình yêu thương. – Những hành động nhỏ bé nhưng chứa đựng tình cảm chân thành này không chỉ giúp con người gắn kết với nhau hơn mà còn làm xã hội thêm ấm áp. 3. Ý nghĩa của yêu thương và sẻ chia trong cuộc sống – Đối với cá nhân: Yêu thương và sẻ chia giúp chúng ta cảm nhận được niềm vui và hạnh phúc khi mang lại giá trị tích cực cho người khác. Khi ta trao đi yêu thương, ta nhận lại sự tôn trọng, cảm kích, và niềm tin từ mọi người. Những điều này nuôi dưỡng tâm hồn và làm cho cuộc sống của mỗi cá nhân thêm ý nghĩa. – Đối với xã hội: Một xã hội nơi yêu thương và sẻ chia lan tỏa sẽ trở nên đoàn kết, văn minh, và tiến bộ hơn. Các mối quan hệ trở nên hài hòa, những khó khăn, bất công được giảm thiểu nhờ sự giúp đỡ lẫn nhau. 4. Ý kiến trái chiều và phản biện – Một số người cho rằng yêu thương và sẻ chia có thể khiến ta bị lợi dụng hoặc chịu thiệt thòi. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, lòng yêu thương chân thành và sự sẻ chia đúng cách sẽ mang lại những giá trị lâu dài, vượt qua những lợi ích trước mắt. Sự cho đi không phải lúc nào cũng cần được đáp lại ngay lập tức, mà chính cảm giác thanh thản và hạnh phúc khi làm việc tốt mới là phần thưởng quý giá nhất. 5. Giải pháp để lan tỏa yêu thương và sẻ chia – Đối với cá nhân: Mỗi người cần rèn luyện lòng nhân ái và ý thức giúp đỡ người khác từ những việc nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày. Hãy học cách lắng nghe, cảm thông, và hành động kịp thời khi ai đó cần sự giúp đỡ. – Đối với gia đình và nhà trường: Gia đình cần giáo dục con cái về lòng yêu thương từ khi còn nhỏ, thông qua các câu chuyện, bài học đạo đức. Nhà trường cũng nên tổ chức các hoạt động xã hội để khuyến khích học sinh tham gia, từ đó xây dựng ý thức cộng đồng và tinh thần sẻ chia. – Đối với xã hội: Tạo điều kiện để mọi người có cơ hội thực hiện các hành động thiện nguyện, như tổ chức các chương trình từ thiện, xây dựng quỹ hỗ trợ người nghèo, hay các phong trào quyên góp trong cộng đồng. III. Kết bài Yêu thương và sẻ chia không chỉ mang lại niềm vui và hạnh phúc cho bản thân, mà còn giúp xây dựng một xã hội đoàn kết và phát triển bền vững. Hãy để những giá trị tốt đẹp ấy trở thành kim chỉ nam trong cuộc sống, để mỗi ngày trôi qua đều ngập tràn những điều ý nghĩa. Như câu nói: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình,” yêu thương và sẻ chia chính là cách ta góp phần làm cho cuộc đời này trở nên tươi đẹp hơn. |
1,0 điểm 3,0 điểm |
Đề đọc hiểu truyện ngắn – Đề 2
I. ĐỌC – HIỂU (4,0 điểm): Đọc văn bản sau:
BÀ BÁN BỎNG CỔNG TRƯỜNG TÔI
(Lược trích một đoạn: Trước cổng trường nhân vật tôi có bà bán bỏng tóc bạc phơ, lưng còng, rất hiền hậu. Bà bán hàng thường thêm bỏng cho lũ trẻ nên đứa nào cũng thích mua hàng của bà. Một hôm, thằng Tòng béo lớp tôi phao tin đồn là bà bán bỏng bị ho lao, có thể lây nhiễm. Thế là bọn bạn lớp tôi không còn ra mua hàng cho bà như trước. Tin đó truyền đi khắp trường, hàng bỏng của bà bị ế đến mấy ngày không bán nổi. Thế rồi bà không bán bỏng ở cổng trường nữa. Tôi và lũ bạn cũng chẳng ai nhớ tới bà, chúng tôi chuyển sang mua ô mai, táo dầm)
Một hôm mẹ tôi sai tôi ra chợ mua mớ rau. Tôi bỗng gặp bà bán bỏng, trông bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy và đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm, nghe không rõ. Tôi chỉ nghe tiếng quát mắng to tướng của bà hàng cơm:
– Nướng nhanh lên mà đi cho khuất mắt. Trông người chả ra người, như con gà rù thế kia mà ám hàng người ta thì làm sao người ta bán được…
Bà bán bỏng lật đật đến gần bếp lò run rẩy nhét cái bánh mì vào phía dưới lò. Chứng kiến tất cả cái cảnh ấy tự nhiên tôi thấy thương bà quá. Tôi chạy lại gần bà, ấn vội vào tay bà số tiền mẹ tôi đưa mua rau rồi chạy vụt về. Tôi về nhà kể lại với mẹ mọi việc, mẹ tôi không mắng tôi về việc ấy mà lại trách tôi chuyện khác kia. Mẹ bảo:
– Con giúp đỡ người nghèo là đúng, nhưng con thử nghĩ xem, với số tiền mua rau ấy bà già chỉ sống được một bữa, còn bữa sau thì sao? Đáng lẽ trước kia con và các bạn con đừng tung cái tin “bà bán bỏng ho lao” ra thì chắc bà vẫn sống được tử tế. Đằng này, vô tình con và các bạn con đã hại bà ấy. Các con chưa hiểu được đâu. Chưa hiểu được một người già mà phải đói khát thì khổ đến thế nào… Mẹ còn nói nhiều nhiều nữa nhưng thấy tôi rân rấn nước mắt nên mẹ thôi. Mẹ lại đưa tiền cho tôi đi mua rau.
Hôm sau đến lớp tôi kể cho các bạn nghe mọi sự việc, kể cả chuyện mẹ tôi đã mắng tôi như thế nào. Các bạn nghe mà ai cũng bùi ngùi cảm thấy mình có lỗi, bỗng có bạn lên tiếng:
– Thế ai bảo cậu Tòng là bà ấy ho lao?
– Ai bảo? Ai bảo?… – Tất cả nhao lên như muốn lên án Tòng.
– Tớ cũng chẳng nhớ. – Tòng trả lời yếu ớt. – Tớ nghe thấy thế.
– Cậu nghe chưa chính xác mà đã nói. Cậu ác thế! Ác thế!
– Khổ thân bà ấy. – Một bạn nói. – Làm thế nào để giúp bà ấy bây giờ? Hay là góp tiền lại đem cho bà ấy.
– Làm thế chẳng được đâu. – Tôi nói. – Mẹ tớ bảo là khi bà ấy ăn hết số tiền mình cho thì bà ấy lại đói. Hay là khi nào tớ gặp bà ấy tớ sẽ bảo: “Bà cứ bán bỏng đi chúng cháu lại mua cho bà” mà tất cả chúng mình phải mua của bà ấy kia, bảo cả bọn lớp khác nữa.”
– Ừ, phải đấy! – Một bạn nói. – Tất cả chúng mình đều mua.
– Tất cả.
– Tất cả. – Các bạn đồng thanh tán thành. Có bạn lại còn đề ra mình sẽ ăn sáng bằng bỏng.
(Theo Xuân Quỳnh, Trời xanh của mỗi người, NXB Kim Đồng, 2017, tr99-106)
Trả lời các câu hỏi:
Câu 1 (0,5 điểm): Truyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi” được kể theo ngôi kể nào?
Câu 2(0,5 điểm): Trong văn bản, nhân vật tôi bị mẹ trách vì điều gì?
Câu 3 (1,0 điểm): Phép liệt kê trong câu văn sau có tác dụng gì?
“Tôi bỗng gặp bà bán bỏng, trông bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy và đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm, nghe không rõ.”
Câu 4(1,0 điểm): Qua những hành động và việc làm của nhân vật tôi sau khi chứng kiến hoàn cảnh của bà bán bỏng, em thấy nhân vật tôi có những phẩm chất gì?
Câu 5(1,0 điểm): Qua câu chuyện trên, em rút ra những bài học gì cho bản thân?
II. VIẾT (6,0 điểm)
Câu 1 (2đ). Viết một đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phần tích nhân vật bà bán bỏng trong truyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi”.
Câu 2 (4đ). Hạnh phúc chỉ đến khi hạn biết cho đi một cách vô điểu kiện. Viết bài văn nghị luận 400 chữ về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay.
HƯỚNG DẪN CHẤM
Phần |
Câu |
Nội dung |
Điểm |
I |
ĐỌC HIỂU |
5,0 |
|
1 |
– Ngôi kể thứ nhất (người kể xưng tôi) |
0,5 |
|
2 |
– Nhân vật tôi bị mẹ trách mắng vì: tôi và các bạn trong lớp tung tin bà bán bỏng bị ho lao nên không còn ai mua bỏng, làm bà mất đi nguồn sống |
0,5 |
|
3 |
– Phép liệt kê: bà gầy nhiều, lưng còng hẳn xuống, quần áo rách rưới, bà chống gậy, đeo một cái bị đi vào hàng cơm, bà lấy trong bị ra một cái bánh mì khô và nói gì nho nhỏ với bà hàng cơm –Tác dụng: + Giúp cho cách diễn đạt giàu hình ảnh + Gợi tả dáng vẻ già nua, khổ hạnh, tiều tụy, đáng thương của bà bán bỏng + Thể hiện sự thương cảm (hoặc cảm thông, xót xa) của nhân vật tôi với bà bán bỏng |
0,5 0,25 0,5 0,25 |
|
4 |
– Qua những hành động và việc làm của nhân vật tôi sau khi chứng kiến hoàn cảnh của bà bán bỏng, nhân vật tôi có những phẩm chất: + Có tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn + Biết nhận ra lỗi lầm sau khi cùng các bạn tung tin bà bản bỏng bị ho lao + Có trách nhiệm khắc phục lỗi lầm mình mắc phải |
0,5 0,5 |
|
5 |
– Bài học: + Biết sống yêu thương, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn + Không nên tung tin đồn nhảm + Biết được hậu quả khôn lường của những tin đồn không có căn cứ + Phải có trách nhiệm với những việc làm sai của mình. |
1,5 |
|
II |
VIẾT |
6,0 |
|
1 2 |
a. Mở đoạn: – Giới thiệu khái quát về nhân vật bà bán bỏng: Bà là hình ảnh đại diện cho những người lao động nghèo khổ, chịu đựng bất công trong xã hội. Vai trò của bà trong câu chuyện và những thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thông qua nhân vật này. b. Thân đoạn: – Phân tích nhân vật bà bán bỏng: + Miêu tả ngoại hình và cuộc sống của bà trước khi có tin đồn: hiền hậu, tử tế, gần gũi với lũ trẻ. + Phân tích tác động của tin đồn đối với cuộc sống của bà: bị xa lánh, không bán được hàng, dẫn đến cuộc sống suy sụp. + Miêu tả hình ảnh bà khi nhân vật tôi gặp lại ngoài chợ: gầy gò, lưng còng, quẩn áo rách rưới, biểu hiện của sự khổ cực và cô đơn. + Nhận xét vể ý nghĩa của sự thay đổi này: Phản ánh hậu quả của sự vố cảm và định kiến xã hội. c. Kết đoạn: + Đánh giá tổng quát về nhân vật bà bán bỏng. + Ý nghĩa nhân văn từ câu chuyện của bà: Lời cảnh tỉnh về lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi người trong cộng đổng. + Thông điệp mà tác giả Xuân Quỳnh muốn gửi gắm qua nhân vật này. Đoạn văn tham khảo Bà bán bỏng trong truyện “Bà bán bỏng cổng trường tôi” của Xuân Quỳnh là hình ảnh tiêu biểu cho những người lao động nghèo khó, chịu đựng bất công trong xã hội. Trước khi có tin đồn, bà hiện lên là một người phụ nữ già cả, tóc bạc phơ, lưng còng nhưng lại rất hiền hậu, tử tế và yêu thương trẻ nhỏ. Hình ảnh bà thêm bỏng cho lũ trẻ, khiến chúng thích mua hàng của bà, thể hiện tấm lòng bao dung, nhân hậu giữa cuộc sống khó khăn. Tuy nhiên, cuộc sống của bà hoàn toàn bị đảo lộn bởi tin đồn vô căn cứ “bà bán bỏng bị ho lao.” Tin đồn lan rộng khiến bà bị xa lánh, mất nguồn thu nhập, và phải rời bỏ cổng trường, rơi vào cảnh sống lay lắt, khổ cực. Khi nhân vật “tôi” gặp lại bà ngoài chợ, hình ảnh bà gầy gò, lưng còng, quần áo rách rưới, phải chống gậy đi xin ăn, là minh chứng đau lòng về sự suy sụp của một con người dưới áp lực của định kiến xã hội. Qua nhân vật bà, tác giả không chỉ phản ánh sự nhẫn tâm, vô cảm của con người mà còn cảnh tỉnh chúng ta về hậu quả khôn lường của những lời nói thiếu trách nhiệm. Câu chuyện của bà là bài học nhân văn sâu sắc, nhắc nhở mỗi người cần sống nhân ái, biết yêu thương và chia sẻ để xã hội trở nên tốt đẹp hơn. Đây cũng là thông điệp mà Xuân Quỳnh muốn gửi gắm qua nhân vật đáng thương nhưng giàu sức lay động này. |
2,0 |
|
1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận xã hội Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề 2. Xác định đúng yêu cầu của đề: Nghị luận về sự cho đi trong cuộc sống hôm nay. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm HS có thể viết bài theo nhiều cách trên cơ sở kết hợp được lý lẽ và bằng chứng để tạo tính chặt chẽ, logic của mỗi luận điểm; đảm bảo các yêu cầu sau: a. Mở bài: – Giới thiệu vấn đề: Hạnh phúc là khát vọng của mọi người; nhưng không phải ai cũng nhận ra rằng hạnh phúc đích thực đến từ việc biết cho đi một cách vô điều kiện. Việc cho đi không chỉ giúp người khác mà còn mang lại niềm vui; ý nghĩa cho chính bản thân. – Dẫn dắt vào vấn đề nghị luận: Trong cuộc sống hiện đại; sự cho đi không chỉ là một hành động cao đẹp mà còn là nguồn cội của hạnh phúc thực sự. b. Thân bài: – Giải thích khái niệm “cho đi một cách vô điều kiện”: + Cho đi mà không mong nhận lại; không đặt điều kiện hay kỳ vọng. + Sự cho đi xuất phát từ tấm lòng chần thành; từ lòng nhân ái; yêu thương con người. – Phân tích ý nghĩa và giá trị của việc cho đi: + Đối với người nhận: Họ nhận được sự giúp đỡ, niềm vui; và cảm giác được quan tâm; chia sẻ. Sự cho đi có thể thay đổi cuộc đời người nhận theo hướng tích cực. + Đối với người cho: Nhận lại niềm hạnh phúc, sự thanh thản trong tâm hồn; ý nghĩa sống; và đôi khi là sự tôn trọng từ người khác. Việc cho đi giúp người ta sống có ích hơn; giàu lòng nhân ái và tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp với xã hội. + Đối với xã hội: Lan tỏa giá trị nhân văn; xây dựng cộng đồng đoàn kết; văn minh và yêu thương nhau hơn. – Dẫn chứng: + Đưa ra các ví dụ thực tế về những người đã cho đi một cách vồ điều kiện và những tác động tích cực từ hành động này. + So sánh giữa những người chỉ biết nhận với những người biết cho đi để làm nổi bật ý nghĩa của việc cho đi. – Bàn luận mở rộng: + Phản biện những quan niệm sai lâm về việc cho đi (cho rằng cho đi là mất mát; thiệt thòi). + Liên hệ với thực trạng hiện nay: Sự cho đi trong xã hội hiện đại; những thách thức và cơ hội để lan tỏa tinh thần cho đi. c. Kết bài: – Khẳng định lại ý nghĩa của sự cho đi một cách vô điếu kiện: Hạnh phúc thật sự chỉ đến khi con người biết sống vì người khấC; biết cho đi mà khống đòi hỏi. – Lời kêu gọi: Môi người cần nhận thức rõ giá trị của việc cho đi và thực hiện nó trong cuộc sống hàng ngày để không chỉ mang lại hạnh phúc cho bản thân mà còn làm cho xã hội trở nên tốt đẹp hơn. |
4,0 |
||
4. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đê’ nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. |
|||
5. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng đúng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết văn bản. |
………………
Tải file tài liệu để xem thêm bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Bộ đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Có đáp án) 80 Đề đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Cấu trúc mới) tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.