Bạn đang xem bài viết Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa sáng tác khi nào? Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa ra sao? Mời các em cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn để nhanh chóng tìm ra câu trả lời cho mình?
Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Qua đó, ca ngợi vẻ đẹp của những con người lao động đang ngày đêm cống hiến cho tổ quốc, để các em viết bài văn phân tích thật hay, ôn thi vào 10 năm 2023 – 2024 hiệu quả hơn.
Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 1
Truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” là kết quả của chuyển đi lên Lào Cai trong mùa hè 1970 của nhà văn. Truyện được rút ra từ tập “Giữa rừng xanh” (1972).
Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 2
“Lặng lẽ Sa Pa” được sáng tác năm 1970, trong chuyến đi thực tế của tác giả ở Lào Cai. Đây là một truyện ngắn tiêu biểu ở đề tài viết về cuộc sống mới hòa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
In trong tập “Giữa trong xanh” (1972) của Nguyễn Thành Long.
Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa – Mẫu 3
Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa ra đời từ chuyến đi Lào Cai của Nguyễn Thành Long vào mùa hè năm 1970, khi miền Bắc đang xây dựng chủ nghĩa xã hội và là thời điểm đánh Mỹ ác liệt nhất ở miền Nam.
Bố cục truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa
Gồm 3 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Thế nào bác cũng thích vẽ hắn”. Hình ảnh anh thanh niên qua lời kể của bác lái xe.
- Phần 2: Tiếp theo đến “có vật gì như thế”. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện giữa anh thanh niên, cô kĩ sư và bác họa sĩ.
- Phần 3. Còn lại. Cuộc chia tay của ba nhân vật.
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Thành Long
– Nguyễn Thành Long (1925 – 1991), quê ở huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
– Ông viết văn từ thời còn kháng chiến chống Pháp.
– Là cây bút chuyên viết về truyện ngắn và kí.
– Một số tác phẩm tiêu biểu:
- Ta và chúng nó (tập truyện ngắn, 1950),
- Bát cơm Cụ Hồ (tập bút ký, 1952),
- Gió bấc gió nồm (tập bút ký, 1956),
- Hướng điền (tập truyện ngắn, 1957),
- Tiếng gọi (truyện, 1960),
- Chuyện nhà chuyện xưởng (tập truyện ngắn, 1962),
- Trong gió bão (truyện vừa, 1963),
- Gang ra (tập bút ký, 1964)…
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Hoàn cảnh sáng tác Lặng lẽ Sa Pa Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.