Bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác vào đầu năm 1948 sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947) đánh bại cuộc tấn công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc. Bài thơ là một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất viết về người lính cách mạng của văn học thời kì kháng chiến chống Pháp (1946 -1954). Mời các bạn đọc tham khảo một số bài giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu mà chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài tham khảo số 4
Đồng đội! Hai tiếng ấy sao mà thiêng liêng đến vậy! Có lẽ nào hai tiếng đó đã đi vào con tim của hàng trăm hàng triệu chiến sĩ anh hùng trong giai đoạn bom khói lửa năm xưa, để rồi gọi tiếng đồng chí bỗng bật ra thật tự nhiên từ trong sâu thẳm mỗi người! Và làm sao ta có thể quên bài thơ Đồng chí của Chính Hữu cũng rất thắm thiết, tự nhiên như chính tiếng gọi ấy của tâm hồn! Đến với bài thơ, người đọc thật sự xúc động trước bài ca về tình đồng đội gắn bó keo sơn với vẻ đẹp tâm hồn lấp lánh của những chiến sĩ bộ đội Cụ Hồ những năm kháng chiến chống Pháp. Cảm động biết bao khi chính trong những năm tháng khó khăn gian khổ của cuộc đời người lính, tình đồng chí đã được nảy nở với sự yêu thương gắn bó chân thành: Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ Biết bao khó khăn chồng chất! Biết bao đêm lạnh buốt giá con tim! Thế nhưng những trái tim ấy không hề run sợ trước băng giá mà vẫn thổn thức, vẫn ấm áp ngọn lửa của tình đồng đội. Một tình bạn, tình đồng chí như thế lẽ nào không là “tri kỷ”, không gắn bó keo sơn bền chặt? Tình cảm đồng đội giữa bao khó khăn thiếu thốn ấy sao mà thiêng liêng đến thế! Biết bao cảm xúc âm vang, biết bao cái chung cái riêng của các anh bỗng kết tinh lắng đọng để rồi còn gì đáng quý hơn khi tình đồng đội đã trở thành tình đồng chí: Đồng chí! Thật ấn tượng! Chỉ với một từ mộc mạc mà Chính Hữu đã tạo nên một câu thơ, một câu thơ hoàn chỉnh gây xúc động mạnh trong lòng người đọc. Nhịp thơ bồng chuyển nhưng không hề rời rạc, cứng nhắc mà trái lại rất tự nhiên, nồng hậu. Sự dồn nén cảm xúc trong sáu câu đầu bồng trào dâng mạnh mẽ để tạo nên một nốt nhấn bản nhạc trữ tình. Nốt nhấn ấy chính là lời nói thiết tha chân thành khẳng định giá trị đích thực của tình đồng chí để rồi giữa tôi và anh không còn khoảng cách, anh là tồi, tôi là anh, chúng ta là một. Chỉ với hai từ đồng chí thân thương, Chính Hữu đã đem tới cho bài thơ một hơi thở ấm áp tình đồng đội.
Bài tham khảo số 4
Bài tham khảo số 2
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lí tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lí tưởng cách mạng”.
Tình đồng chí, đồng đội – đó là chỗ dựa tinh thần để người lính tồn tại, vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, để chiến đấu và chiến thắng. Tình cảm cao đẹp này đã trở thành nguồn cảm hứng lớn nhất, dồi dào nhất của thơ ca kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ sau này.
Bài tham khảo số 2
Bài tham khảo số 3
Người nghệ sĩ đặt tên cho đứa con tinh thần (tác phẩm) của mình đều có dụng ý. Nhan đề ấy không chỉ là đề tài mà còn gắn với chủ đề, tư tưởng, ý nghĩa nội dung tác phẩm.
Chính Hữu đặt tên cho bài thơ của mình là “Đồng chí” không chỉ có ý nghĩa viết về những con người cùng chung lý tưởng, chí hướng, cùng làm một đơn vị, cơ quan; mà sâu sắc hơn, ông muốn viết về tình đồng đội, về những con người đồng cảnh, đồng cam cộng khổ, đồng sức chung lòng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
Chính nhà thơ đã từng tâm sự: “Những năm đầu cách mạng từ “đồng chí” mang ý nghĩa thiêng liêng và máu thịt vô cùng. Nơi khó khăn, cuộc sống của người này trở nên cần thiết với người kia. Một người có thể thay thế cho gia đình, cho cha mẹ, vợ con đối với một người khác. Hơn nữa, họ còn bảo vệ nhau trước mũi súng của kẻ thù, cùng nhau đi qua cái chết, chống lại cái chết, cùng nhau thực hiện một lý tưởng cách mạng”.
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 1
– Đồng chí là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt, xuất hiện từ đầu thời kỳ kháng chiến chống Pháp và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến.
– Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng.
– Tên bài thơ gợi chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình đồng chí của những người lính trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Bài tham khảo số 1
Bài tham khảo số 5
– Tác giả: Chính Hữu
– Ý nghĩa nhan đề tác phẩm Đồng chí:
+ Đồng: cùng; chí: chí hướng => “đồng chí”: Những người có cùng chung chí hướng, lí tưởng
+ Đặt nhan đề tác phẩm là “Đồng chí”, Chính Hữu đã làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm, không chỉ nói về những người cùng chung chí hướng, cùng chung lí tưởng, thực hiện cùng một nhiệm vụ mà ông còn khẳng định/ nhấn mạnh tình đồng đội giữa những con người có cùng hoàn cảnh xuất thân, đồng cam cộng khổ và cùng chung sức chung lòng bảo vệ nền độc lập tự do cho Tổ quốc. Tiếng gọi “đồng chí” vang lên đầy thiêng liêng đã tạo nên ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc. Và thứ tình cảm cao đẹp này cũng chính là sức mạnh giúp những người lính có thể dễ dàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, vươn tới tương lai tốt đẹp hơn.
Bài tham khảo số 5
Trên đây là một số bài giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu mà chúng mình đã sưu tầm và tổng hợp. Hi vọng bài viết có ích cho các bạn.
Đăng bởi: Thành Liêu Bách