Tập iyengar yoga với dây đem lại nhiều lợi ích và hiệu quả cho người tập. Hãy cùng chúng mình khám phá phương pháp tập thú vị này nhé.
Tập iyengar yoga với dây là một phương pháp do chính cha đẻ của trường phái iyengar yoga phát minh, do vậy, tính ứng dụng của phương pháp này rất cao, có thể thay đổi hoàn toàn trải nghiệm của người tập. chúng mình mách bạn các lợi ích của phương pháp tập này để bạn có thêm động lực và phương pháp mới để tập yoga.
Các lý do bạn nên tập iyengar yoga với dây
Khám phá một cách tập mới và thú vị
Tường và dây có thể hỗ trợ bạn hiểu thêm về cơ chế vận động của một số động tác, trong đó bao gồm cách gập lưng, vặn mình hoặc cách hạ thấp đầu. Khi nắm được các nguyên lý này, người tập có thể chú ý đến từng chi tiết khi luyện tập, qua đó có cảm nhận tốt hơn về cơ thể.
Đồng thời, đây cũng là một trong những biến thể tạo cảm hứng cho người tập khi cảm thấy các thực hiện các tư thế không có dụng cụ khá nhàm chán.
Hỗ trợ thực hiện các tư thế khó
Khi tập iyengar yoga với dây, cơ thể sẽ được trợ lực, qua đó cho phép người tập căng, duỗi một cách an toàn nhất, đồng thời giúp các đốt sống lưng hoạt động hiệu quả hơn.
Dây giúp bạn thực hiện những tư thế khó một cách an toàn
Lấy ví dụ các tư thế khó như shoulderstand hay tư thế cái cày, đòi hỏi người tập phải trụ vững cơ thể bằng thân trên, thì tập với dây sẽ giúp hỗ trợ giữ thăng bằng và an toàn hơn, đặc biệt với những người mới tiếp xúc với yoga.
Thậm chí với tư thế rắn hổ mang, khi có dây hỗ trợ, cơ thể sẽ duỗi sâu và nhiều hơn, kéo theo đó là lồng ngực mở rộng hơn và giảm áp lực lên khớp vai.
Tăng hiệu quả tập luyện
Khi tập iyengar yoga với dây, cơ thể sẽ được cố định, qua đó có thể kéo dài thời gian giữ các tư thế. Ví dụ tư thế chó cúi mặt thường sẽ được giữ trong khoảng 10 phút nếu như có dây hỗ trợ, nếu so với 3 phút khi không dùng dây thì đây là một bước tiến đáng kể.
Với tư thế trồng chuối, dây cho phép người tập duy trì tư thế lâu hơn, đồng thời giảm bớt áp lực lên phần đỉnh đầu, toàn bộ cơ thể được thả lỏng trong khi treo ngược đầu.
Tăng thời lượng đồng nghĩa với việc người tập có thêm thời gian điều hòa nhịp thở và nâng cao trải nghiệm các tư thế, qua đó có nhận thức tốt hơn đối với cơ thể.
Người tập có thể tăng thời lượng thực hiên động tác khi có dây hỗ trợ
Không những thế, việc kéo dài thời lượng các bài tập yoga còn giúp hệ tuần hoàn hoạt động tốt hơn, đặc biệt ở phần lưng và xung quanh đốt sống.
Hỗ trợ cải thiện chức năng một số bộ phận
Không những kéo dài thời lượng, tập iyengar yoga với dây còn tăng phạm vi chuyển động của cơ thể, qua đó tăng độ linh hoạt cho khớp và tăng độ bền cho những phần xương quan trọng như đốt sống.
Tạo động lực luyện tập
Với việc có dây hỗ trợ, quá trình tập yoga của bạn sẽ được rút ngắn, đồng thời hiệu quả sẽ đến nhanh hơn khi tập không có dụng cụ. Từ đó, cảm giác sảng khoái đó sẽ là động lực thúc đẩy bạn luyện tập nhiều hơn nữa. Nhưng cũng như bao phương pháp khác, tập iyengar yoga với dây cần kiên trì và chăm chỉ, ít nhất là một đến hai buổi tập một tuần.
Một số tư thế tập iyengar yoga dây cơ bản
Tư thế lạc đà
Quấn dây quanh lườn và quỳ đủ xa để kéo căng dây, tiếp theo, thực hiện tư thế lạc đà như bình thường. Khi có dây hỗ trợ, xương chậu sẽ được giữ cố định ở phía trước trong khi trọng lượng kéo phần thân trên của người tập xuống sâu hơn.
Tư thế chó cúi mặt
Lưng hướng về phía tường, chân bước vào vòng dây đã đặt sẵn và kéo lên ngang hông. Siết nhẹ để dây cố định trên hông, sau đó gập người, thực hiện tư thế chó cúi mặt, đồng thời hai gót chân lùi nhẹ, chạm vào tường. Trong lúc tập, bạn có thể gập gối nhẹ hoặc giữ thẳng, miễn là chân không chịu quá nhiều áp lực.
Tư thế chim bồ câu
Vốn là một tư thế khó thực hiện với những người mới làm quen với bộ môn yoga, nhưng khi có sự trợ giúp của dây, thì tư thế này sẽ giảm bớt độ khó.
Từ tư thế quỳ, bước chân phải lên phía trước tạo thành tư thế lunge sâu. Siết hi bên xương chậu và nhấc phần cơ bụng dưới lên một chút để giữ thăng bằng. Gập chân trái và móc bàn chân vào dây, sao cho dây quấn quanh cổ chân. Hay tay nắm đầu dây bên kia.
Đăng bởi: Hương Võ