Bạn đang xem bài viết Phân tích Bài hát đồng sáu xu của A-ga-thơ Crit- xti Văn mẫu lớp 9 Kết nối tri thức tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Phân tích Bài hát đồng sáu xu của A-ga-thơ Crit- xti gồm dàn ý chi tiết và bài văn mẫu hay nhất, giúp các em học sinh lớp 9 có thêm nhiều vốn từ, dễ dàng viết bài văn phân tích thật sâu sắc.
Bài hát đồng sáu xu được đăng lần đầu tiên trên họa báo Tin tức sân khấu và thể thao vào tháng 12 năm 1929 ở Anh, kể lại vụ việc diễn ra cái chết của bà Li-ly Cráp- tri bị giết ngay trong chính căn nhà của mình và quá trình phá án thành công của luật sư Ét- uốt. Mời các em cùng tham khảo bài viết dưới đây của Thcslytutrongst.edu.vn:
Dàn ý phân tích Bài hát đồng sáu xu
a. Mở bài:
- Khái quát chung về tác giả, tác phẩm
b. Thân bài:
* Khái quát tác giả
- A- ga- thơ Crit- xti là một nhà văn nổi tiếng người Nga.
- Bà được mệnh danh là “ nữ hoàng truyện trinh thám”.
- Sự nghiệp văn học của bà đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,…
- Một số tiểu thuyết nổi tiếng của bà được dịch sang tiếng Việt như là Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông, Án mạng trên sông Nin, Mười người da đen nhỏ, Ngôi nhà quái dị,…
* Khái quát văn bản Bài hát đồng sáu xu
- “Bài hát đồng sáu xu” được đăng lần đầu tiên trên họa báo Tin tức sân khấu và thể thao vào tháng 12 năm 1929 ở Anh. Sau đó tác phẩm được in trong tập truyện Bí mật của Lít- tơ- đeo (1934) và Nhân chứng buộc tội (1948).
- Tác phẩm kể lại vụ việc diễn ra cái chết của bà Li-ly Cráp- tri bị giết ngay trong chính căn nhà của mình và quá trình phá án thành công của luật sư Ét- uốt.
* Không gian xảy ra vụ án của bà Li-Ly:
- Không gian xảy ra vụ án tại chính căn nhà của Méc- đơ- lân.
- Căn nhà của Méc- đơ- lân sinh sống gồm 6 người: bà Li-Ly, chú họ Uy-ly-an ( con của em trai bà Li-ly), thím Ê-mi-ly ( vợ của chú Uy-ly-an ), Méc- đơ- lân, Mét- thiu ( cháu của em gái bà Li-Ly), bà giúp việc Ma- thơ
=> không gian hẹp, xảy ra tại ngôi nhà nhỏ và cài then ở bên trong, không có dấu hiệu của người ngoài đột nhập vào nhà.
=> Ai trong căn nhà của bà Li- Ly cũng có thể là nghi phạm.
* Thời gian xảy ra vụ án của bà Li-Ly
- Khi bà giúp việc Ma- thơ chuẩn bị dọn bữa tối vào 7 giờ 30 phút thì bà Li- Ly đã chết rồi
- Thời gian xảy ra vụ án của bà Li- Ly đã xảy ra cách đây ba tuần và sau đó Méc- đơ- lân đến nhờ luật sư tìm ra hung thủ.
* Cuộc trò chuyện giữa ngài Ét- uốt và bà giúp việc Ma- thơ:
- Bà Ma- thơ là người cuối cùng gặp bà Li- Ly nên chắc hẳn bà sẽ là một nhân chứng tốt.
- Ma thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ án.
=> Luật sư Ét- uốt đã đưa ra một phỏng đoán, chắc có người ngoài đi vào từ cửa chính.
=> Khi những lí lẽ ngài luật sư đưa ra, lời nói của bà Ma-thơ ấp úng, rụt rè hơn, có vẻ đắn đo.
* Cuộc trò chuyện giữa Et-uốt và Méc-đơ- lân:
- Ban đầu là tâm trạng thất vọng
- Chiếc túi đen bà Li- Ly để lại: vài đồng xu lẻ, bánh quy gừng, kính mắt đeo, bài thơ về chuyện thất nghiệp,…
=> chú ý vào vật chứng đồng sáu xu, và bài thơ chuyện thất nghiệp.
* Cuộc trò chuyện giữa ngài Et-uốt và Mét- thiu:
- Cuộc gặp của hai người bất ngờ
- Chi tiết nhà hàng Hai Tư Chú Sáo Đen
- Bài hát đồng sáu xu
=> nút thắt được cởi, chứng cứ quan trọng
-> túi của bà Li-ly thiếu đồng sáu xu và trong túi có bài thơ về chuyện thất nghiệp -> Et-uốt quay trở về gặp bà giúp việc Ma-thơ
* Đánh giá lại văn bản “Bài hát đồng sáu xu”
- Cấu trúc hình học của hình tượng: thủ phạm- thám tử- nạn nhân.
- Cốt truyện đều xoay quanh việc tìm hoặc phanh phui tội ác.
- Không gian trong văn bản không gian hẹp, diễn ra ở một căn nhà.
- Thời gian phá án ngắn, tạo áp lực cho nhà thám tử, tăng sức hút, hấp dẫn cho câu chuyện phá án
c. Kết bài:
- Khái quát lại vấn đề.
Phân tích văn bản Bài hát đồng sáu xu
Nhà văn Phan Triều Hải từng nói: “Ai đó cho rằng truyện trinh thám chỉ cốt giải trí nhưng tôi lại nghĩ khác, nó chính là thước đo của một nền văn học. Nếu như trước đây bàn về truyện trinh thám chúng ta hay dùng từ như “câu khách”, “đốt thời giờ” thì bây giờ truyện trinh thám phức tạp hơn nhiều. Nó không còn giản lược với vài tuyến kể chuyện mà bắt đầu xây dựng những cấu trúc, kiến trúc thượng tầng thách thức tay nghề nhà văn và trình độ bạn đọc”. Và “Bài hát đồng sáu xu” là một tác phẩm trinh thám đặc sắc của tác giả A-ga- thơ Crit- xti
A- ga- thơ Crit- xti là một nhà văn nổi tiếng người Nga. Bà được mệnh danh là “ nữ hoàng truyện trinh thám”. Sự nghiệp văn học của bà đồ sộ với nhiều thể loại khác nhau đó là tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch,… Một số tiểu thuyết nổi tiếng của bà được dịch sang tiếng Việt như là Án mạng trên chuyến tàu tốc hành phương Đông, Án mạng trên sông Nin, Mười người da đen nhỏ, Ngôi nhà quái dị,…
“Bài hát đồng sáu xu” là một tác phẩm đặc sắc của tác giả A-ga- thơ Crit- xti. Câu chuyện được đăng lần đầu tiên trên họa báo Tin tức sân khấu và thể thao vào tháng 12 năm 1929 ở Anh. Sau đó tác phẩm được in trong tập truyện Bí mật của Lít- tơ- đeo (1934) và Nhân chứng buộc tội (1948). Tác phẩm kể lại vụ việc diễn ra cái chết của bà Li-ly Cráp- tri bị giết ngay trong chính căn nhà của mình và quá trình phá án thành công của luật sư Ét- uốt. Hung thủ của vụ án xảy ra trong nhà Méc- đơ- lân đó là con trai của bà giúp việc Ma- thơ
Không gian xảy ra vụ án tại chính căn nhà của Méc- đơ- lân. Căn nhà của Méc- đơ- lân sinh sống gồm 6 người: bà Li-Ly, chú họ Uy-ly-an (con của em trai bà Li-ly), thím Ê-mi-ly (vợ của chú Uy-ly-an ), Méc- đơ- lân, Mét- thiu (cháu của em gái bà Li-Ly), bà giúp việc Ma- thơ. Ngôi nhà của bà có rất nhiều người. Không gian xảy ra vụ án là một không gian hẹp, xảy ra tại ngôi nhà nhỏ và cài then ở bên trong, không có dấu hiệu của người ngoài đột nhập vào nhà. Chính vì vậy, ai trong căn nhà của bà Li- Ly cũng có thể là nghi phạm. Hơn nữa, người gặp bà Li- Ly cuối cùng vào chiều hôm đó chính là bà giúp việc Ma- thơ. Vợ chồng nhà thím Ê- mi- ly bị bà Li-Ly đuổi ra khỏi nhà. Với Méc- đơ- lân, nhiều lần muốn dọn ra khỏi nhà bà li-Ly vì bà không cho cô làm người mẫu. Còn Mét- thiu đang nợ rất nhiều tiền và ổn dựa vào số tiền kế thừa của bà Li-Ly. Với những thông tin đó, ai cũng nằm trong sự nghi ngờ của ngài luật sư Ét- uốt.
Thời gian xảy ra vụ án là một buổi tối. Khi bà giúp việc Ma- thơ chuẩn bị dọn bữa tối vào 7 giờ 30 phút thì bà Li- Ly đã chết rồi. Hơn nữa, thời gian xảy ra vụ án của bà Li- Ly đã xảy ra cách đây ba tuần và sau đó Méc- đơ- lân đến nhờ luật sư tìm ra hung thủ. Ba tuần là khoảng thời gian hung thủ có thể làm giả các dấu vết gây án, làm cho quá trình phá án trở nên khó khăn hơn. Tuy nhiên, bằng sự tài giỏi, tư duy logic, lập luận lí lẽ sắc bén, ông đã tìm ra thủ phạm sát hại bà Li-Ly.
Để tìm ra hung thủ, ngài Ét- uốt đã gặp từng người trong gia đình Méc- đơ- lân. Cuộc nói chuyện đầu tiên diễn ra giữa ngài luật sư và bà giúp việc Ma- thơ. Bà Ma- thơ là người cuối cùng gặp bà Li- Ly nên chắc hẳn bà sẽ là một nhân chứng tốt. Trong cuộc gặp, lời của bà Ma thơ khẳng định không ai trong gia đình liên quan đến vụ án. Luật sư Ét- uốt đã đưa ra một phỏng đoán, chắc có người ngoài đi vào từ cửa chính. Khi những lí lẽ ngài luật sư đưa ra, lời nói của bà Ma-thơ ấp úng, rụt rè hơn, có vẻ đắn đo. Phải chăng đằng sau đó còn sự thật gì mà bà Ma-thơ muốn che giấu.
Sau cuộc trò chuyện với bà giúp việc, ngài luật sư đã gặp được Méc- đơ- lân ở cầu thang. Méc- đơ- lân nhìn ngài luật sư với một ánh mắt đầy hi vọng. Đáp lại đó là một câu nói “ Chưa đi đến đâu cả.” của luật sư. Tuy nhiên sau đó Méc- đơ lân đã giúp luật sư tìm ra dẫn chứng quan trọng- những bức thư từ của bà Li-Ly vào ngày qua đời. Trong chiếc túi xách đen ấy, mở ra là một vài đồng xu lẻ, bài thơ về những người thất nghiệp, vài cặp kính mắt, bánh quy gừng,… Với những thứ đó có lẽ chẳng giúp được gì cho ngài luật sư. Sau hai cuộc trò chuyện, đó là tiếng thở dài của ngài Ét- uốt. Tiếng thở dài chán nản, thất vọng vì chưa tìm được manh mối cho vụ án. Nó đẩy ngài thám tử vào tâm trạng bế tắc, trầm tư.
Sau cuộc gặp của hai người, ngài đã ra về. Một cái vỗ vai của Mét- thiu đã làm ông giật mình. Khi con người ta rơi vào trạng thái trầm tư, suy nghĩ thì họ sẽ không để ý những gì xảy ra xung quanh. Chính lúc ngài Ét- uốt rơi vào bế tắc nhất, Mét- thiu đã gỡ bỏ bút thắt đấy cho ông. Mét- thiu đã kéo sự quan tâm của ngài ở một nhà hàng có tên Hai Tư Chú Sáo Đen. Đó là một cửa hàng ăn rất ngon và đồ ăn dường như rất đắt đỏ. Một bài đồng dao cổ đã vang lên. Bài đồng dao ấy như một lời mách bảo suy luận của ngài. Đồng sáu xu đã mách bảo quay trở lại căn nhà của bà Li- Ly. Trong chiếc túi đen bà để lại, có một vài đồng xu lẻ. Trong trí nhớ của Ét- uốt, ông có được bà Ma- thơ kể lại về chuyện cãi vã giữa bà Li- Ly và Ma- thơ về chuyện vài đồng xu. Mơt lại chiếc túi ra, bà Li- Ly không còn một đồng sáu xu nào. Có lẽ bà ta đã cho ai đó đồng sáu xu nữa. Hơn nữa, trong túi còn có một bài thơ về chuyện thất nghiệp. Cuối cùng, bằng lí lẽ sắc bén, tư duy logic, ngài luật sư đã tìm được kẻ giết bà Li- Ly đó chính là con trai của bà giúp việc Ma-thơ.
Mỗi một tác phẩm là một phát minh về nội dung, một khám phá về nghệ thuật. Cấu trúc hình học của hình tượng thể hiện ở mối quan hệ giữa các nhân vật. Có thể nhận thấy một tam giác nhân vật thống nhất trong truyện đó là: thủ phạm- thám tử- nạn nhân. Văn học trinh thám ra đời để phản ánh đề tài tội ác, cốt truyện đều xoay quanh việc tìm hoặc phanh phui tội ác. Không gian trong văn bản không gian hẹp, diễn ra ở một căn nhà. Thời gian phá án ngắn, tạo áp lực cho nhà thám tử, tăng sức hút, hấp dẫn cho câu chuyện phá án.
Tiểu thuyết trinh thám là một trong những dòng văn học được nhiều bạn trẻ yêu thích hiện nay. Tác phẩm không chỉ mang đến những cung bậc cảm xúc thú vị mà còn mang lại những giật phút hồi hộp, đấu trí căng thẳng.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Phân tích Bài hát đồng sáu xu của A-ga-thơ Crit- xti Văn mẫu lớp 9 Kết nối tri thức tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.