Bạn là một người hơi rụt rè, có tính hướng nội? Điều này làm hạn chế khả năng sáng tạo và phát triển của bạn trong công việc, cuộc sống? Bạn cần cải thiện kỹ năng giao tiếp để trở nên hòa đồng với xã hội hơn? Đừng lo sợ thất bại trong giao tiếp, sao bạn không thử tham khảo các bí quyết dưới đây để khắc phục điểm yếu, trở nên tự tin hơn khi đối diện với người khác.
Thỉnh thoảng nhờ vả người khác
Người rụt rè thường sống hướng nội, tự mình xoay sở các công việc mà không muốn hoặc không dám nhờ vả người khác. Điều này cũng khiến người khác nghĩ: “bạn không thích nhờ ai và cũng không thích ai nhờ bạn” khiến khoảng cách của bạn với người xung quanh ngày càng xa cách. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, xã hội ngày nay cần sự cởi mở với nhiều mối quan hệ. Khi bạn gặp khó khăn mà không có ai giúp đỡ, bạn sẽ khó mà thành công.
Bạn cần mở rộng mối quan hệ rộng hơn với người khác, giúp đỡ mọi người và nhờ mọi người giúp đỡ mình. Luôn cẩn thận lắng nghe trong tình huống giao tiếp, không phân biệt địa vị, tình trạng của người khác.
Thỉnh thoảng nhờ vả người khác
Tiếp nhận và đáp lại lời khen
Khiêm tốn là một đức tính tốt, tuy nhiên quá khiêm tốn lại làm giảm sức hút của bạn. Nhiều bạn ngày nay, có điểm yếu đó là: “Không biết tiếp nhận lời khen”. Khi ai đó khen bạn, bạn lại thấy xấu hổ và vụng về trước lời khen ấy. Thích được khen nhưng lại trả lời đáp lại đầy sự thiếu sót và phụ lòng người khen: “có gì đâu”, “không phải vậy”, …
Thay đổi thái độ của bạn khi được xem sẽ làm bạn tự tin lên. Tất nhiên, bạn vẫn luôn phải nhận thức được đâu là lời khen chân thành và đâu là lời khen nịnh nọt, dối trá. Nếu người khen bạn thật sự chân thành hãy đối xử lại chân thành với họ, mang lại cho họ niềm vui nho nhỏ. Cho họ thấy được sự chân thành, sự cảm kích của bạn khi nhận được lời khen từ họ, họ và bạn sẽ duy trì được tình cảm tốt đẹp.
Tiếp nhận và đáp lại lời khen
Đừng để mình là người ngoài cuộc trò chuyện
Bạn ngại tiếp xúc gặp gỡ đó là lý do khi các cuộc họp, sự kiện giao lưu đông người diễn ra bạn luôn chọn cho mình một góc, lặng lẽ ngồi cho đến khi kết thúc. Giờ hãy làm khác đi. Chủ động đến bắt chuyện và giao lưu với người khác,bạn sẽ tìm được những người bạn mới. Hãy cho họ biết bạn đang ở đây, họ sẽ để ý hơn đến bạn, muốn hiểu bạn, kéo gần khoảng cách cuộc nói chuyện sẽ suôn sẻ hơn nhiều.
Trong những buổi giao lưu biết đâu bạn sẽ tìm thấy các tài lẻ, thể hiện được sức hút của mình khi mạnh dạn, chủ động hơn. Vì vậy, đừng có núp mình vào vỏ ốc, dám thể hiện mình để cải thiện khả năng giao tiếp là điều rất tốt.
Đừng để mình là người ngoài cuộc trò chuyện
Thái độ chân thành
Thái độ chân thành sẽ bù đắp cho sự trầm lặng, ít nói của bạn. Khi giao tiếp có thể bạn không nói nhiều nhưng hãy thể hiện thái độ chân thành, tôn trọng người đối diện.Trong cuộc giao tiếp, tuy bạn ít nói nhưng một khi đã nói hãy dùng các từ ngữ mộc mạc, giản dị, dễ nghe, chân thực nhất để nói. Tránh việc dè bỉu, chỉ trích người khác – điều này sẽ khiến đối phương có cái nhìn không tốt về bạn.Nói ít nghe nhiều cũng là cách lấy điểm trong mắt người khác. Bạn ít nói nhưng cũng đừng tỏ thái độ không quan tâm những gì người khác đang nói. Phải biết kiên nhẫn lắng nghe, việc bạn lắng nghe người khác bày tỏ quan điểm cũng là cách bạn thể hiện sự tôn trọng người khác.
Nếu bạn thực hiện tốt điều này, bạn có thể xóa bớt được rất nhiều áp lực giao tiếp.
Thái độ chân thành
Hình dung trước khi thực hiện
Tâm lý khi giao tiếp nhiều khi cũng bắt đầu từ việc bạn tưởng tượng ra trong đầu rằng nó sẽ diễn ra như thế nào?Thay vì tưởng tượng nghĩ rằng nó khó khăn, gặp thiếu sót khiến bạn thấy xấu hổ và e ngại làm bạn càng sợ giao tiếp thì hãy tưởng tượng điều tích cực hơn. Hãy tưởng tượng ra sự giao tiếp diễn ra với đối tượng nào, câu chuyện sẽ nói là gì, bạn sẽ làm gì để vui vẻ hơn, …
Tạo niềm tin vào chính bản thân mình bạn sẽ thấy dễ dàng và ít lo lắng hơn. Hãy tự khắc phục sự ái ngại, tự ti của bản thân vì sẽ chẳng ai có thể giúp bạn việc này.
Hình dung trước khi thực hiện
Tập cách mở đầu một câu chuyện
Việc sợ hãi giao tiếp khiến bạn ít khi mở lời để bắt đầu một câu chuyện với người khác. Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Bắt đầu như thế nào khi đứng trước người khác.Bắt đầu gợi chuyện là bước đầu để giao tiếp. Bạn không cần phải nói những câu chuyện có kiến thức cao siêu hay thể hiện sự thông minh, bạn có thể bắt đầu bằng các câu chuyện phiếm vô hại, vui vẻ, một lời hỏi thăm đi cùng với nụ cười thân thiện sẽ giúp bạn lấy được thiện cảm từ những người xung quanh. Họ cũng sẽ vui vẻ để cùng bạn bắt đầu câu chuyện.
Bước đầu này sẽ giúp bạn dễ bắt chuyện với người khác hơn.
Tập cách mở đầu một câu chuyện
Vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp
Việc bạn luôn rụt rè, ngại tiếp xúc, giao tiếp với người đối diện có thể là do nỗi sợ tâm lý của bản thân. Bạn sợ phải đứng trước nhiều người, sợ người khác dòm ngó và bàn tán về mình, sợ nói gì đó không đúng ý mọi người, …Để tự tin giao tiếp trước hết bạn phải dẹp bỏ nỗi sợ hãi tâm lý trên.
Bạn phải biết rằng không ai là hoàn hảo cả, con người luôn mắc sai sót. Đừng ngại giao tiếp vì sợ mình nói sai điều gì đó. Giao tiếp luôn trong tình huống cần linh động, không thể theo một khuôn khổ đã có sẵn. Hãy mạnh dạn mở rộng mối quan hệ bằng cách nói chuyện với nhiều người hơn, những thiếu sót trong khi nói sẽ được khắc phục dần, bạn sẽ vượt qua được nỗi sợ giao tiếp
Vượt qua nỗi sợ hãi giao tiếp
Giao tiếp tốt giúp bạn thành công trong công việc và cuộc sống. Thực hiện các nguyên tắc trên sẽ giúp bạn cải thiện kỹ năng giao tiếp. Chỉ cần bạn dẹp bỏ được nỗi sợ hãi, nhút nhát, chủ động nói chuyện, sẵn sàng gặp gỡ nhiều người thì có thể tự tin giao tiếp hơn. Chúc các bạn thành công!
Đăng bởi: Thiên Ân Trương Nguyễn