Bạn đang xem bài viết Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt đầy đủ nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặtcủa Kim Lân sẽ giúp các bạn học sinh nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Từ đó biết cách trình bày, sắp xếp các lí lẽ để làm nổi bật vấn đề có hệ thống.
Sơ đồ tư duy Vợ nhặt rất chi tiết rõ ràng cụ thể vì thế các em nhanh chóng nắm được nội dung chính của tác phẩm. Hi vọng qua tài liệu này các em có thêm nhiều tư liệu học tập ôn luyện hữu ích để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới, chinh phục 9+ môn Ngữ văn. Bên cạnh sơ đồ tư duy Vợ nhặt các bạn xem thêm một số mẫu sơ đồ như: mở bài Vợ chồng A Phủ, sơ đồ tư duy Đất nước, sơ đồ tư duy Tây Tiến, sơ đồ tư duy Việt Bắc để có thêm nhiều tư liệu học tập nhé.
Sơ đồ tư duy Vợ nhặt của Kim Lân
- Sơ đồ tư duy Vợ nhặt
- Sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ nhặt
- Sơ đồ tư duy phân tích Vợ nhặt
- Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng
- Sơ đồ tư duy nhân vật Thị
- Sơ đồ tư duy nhân vật bà cụ Tứ
- Sơ đồ tư duy tình huống vợ nhặt
Sơ đồ tư duy Vợ nhặt
Sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ nhặt
Mẫu 1
Mẫu 2
Nhà văn Kim Lân đã lấy bối cảnh là nạn đói năm 1945 để phản ánh tình cảnh xã hội, cuộc sống con người trong hoàn cảnh lúc bấy giờ qua truyện ngắn Vợ nhặt, tham khảo sơ đồ tóm tắt nạn đói năm 1945 để thấy được tình cảnh khốn cùng của con người và hiểu hơn về nội dung tác phẩm.
Bà cụ Tứ là một nhân vật tiêu biểu, đại diện cho hình ảnh người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất vô cùng đáng quý, đó là tình thương yêu con người trong hoàn cảnh đầy éo le, khốn khó của nạn đói khủng khiếp năm 1945; là một người mẹ hiền hậu, vô cùng yêu thương con cái và là người gieo niềm tin cho những đứa con lúc khốn cùng nhất.
Kim Lân đã khắc họa thành công nhân vật Tràng – một anh nông dân nghèo, ngoại hình xấu xí, lại là dân ngụ cư nên không lấy nổi vợ, chỉ đến khi nạn đói năm 1945 xảy ra, anh ta mới “nhặt được vợ”. Vậy nhưng, khi càng tìm hiểu sâu hơn về tác phẩm, ta càng thấy ngời lên trong nhân vật này là những phẩm chất tốt đẹp: Một người giàu tình yêu thương, sống có trách nhiệm và cũng có những ước mơ bình dị hướng về một tương lai tốt đẹp.
Có lẽ chỉ khi đọc tác phẩm của Kim Lân, ta mới cảm nhận được hết nỗi khốn khổ, số phận bất hạnh đến cùng cực của con người trong hoàn cảnh lúc bấy giờ. Cảnh đói rách đã khiến con người trở nên vô cùng thảm hại nhưng cũng từ hoàn cảnh này, ta mới khám phá ở họ những giá trị sống đích thực. Cùng tìm hiểu những điều này qua sơ đồ phân tích nhân vật thị (người vợ nhặt).
Sơ đồ tư duy phân tích Vợ nhặt
Xem thêm: Phân tích Vợ Nhặt của Kim Lân
Sơ đồ tư duy nhân vật Tràng
Với tình huống truyện độc đáo, xây dựng trên nghịch lý éo le là nhân vật Tràng – một anh nông dân ngụ cư nghèo khổ, thô kệch, ế vợ tự nhiên lại lấy được vợ một cách dễ dàng, nhanh chóng trong năm đói khủng khiếp năm 1945 cùng với ngôn ngữ đối thoại tự nhiên, hấp dẫn, nhà văn đã thành công trong việc xây dựng nhân vật Tràng – một người nông dân nghèo khổ mà tình nghĩa, biết nâng niu, trân trọng hạnh phúc, có ý thức, trách nhiệm với gia đình, niềm tin hy vọng vào tương lai. Qua nhân vật, tác giả vừa phản ánh và tố cáo hiện thực xã hội nạn đói trước Cách mạng tháng Tám vừa phát hiện và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của con người giữa hoàn cảnh khốc liệt của chiến tranh.
Mẫu 1
Xem thêm: Phân tích nhân vật Tràng trong Vợ nhặt
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Sơ đồ tư duy nhân vật Thị
Xem thêm: Phân tích nhân vật người vợ nhặt
Sơ đồ tư duy cảm nhận hình tượng người vợ nhặt
Sơ đồ tư duy nhân vật bà cụ Tứ
Mẫu 1
Mẫu 2
Mẫu 3
Mẫu 4
Mẫu 5
Xem thêm: Phân tích nhân vật bà cụ Tứ
Sơ đồ tư duy tình huống vợ nhặt
Xem thêm: Phân tích tình huống nhặt vợ
Sơ đồ tư duy giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt
Tóm tắt Vợ nhặt
Tràng sống cùng với mẹ già ở xóm ngụ cư. Ít lâu nay, anh xe thóc Liên đoàn lên tỉnh. Mỗi khi qua cửa nhà kho lại thấy mấy chị con gái ngồi ở đây. Một lần, trên đường kéo cái xe bò thóc vào dốc tỉnh, anh gặp gỡ với thị. Chỉ với bốn bát bánh đúc, thị đã đồng ý làm vợ, rồi theo anh về nhà. Về đến nhà, bà cụ Tứ – mẹ của Tràng vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy một người đàn bà lạ ở trong nhà. Sau khi biết rõ sự tình, người mẹ nghèo khổ ấy đã hiểu ra, và chấp nhận nàng dâu mới. Sáng hôm sau, Tràng thức dậy và thấy mọi thứ xung quanh thay đổi. Bản thân anh cũng cảm thấy cần có bổn phận phải lo cho vợ con. Bữa ăn đầu tiên của nàng dâu mới mới thật thảm hại: chỉ có độc một lùm rau chuối thái rối, và một đĩa muối ăn với cháo, nhưng cả nhà đều ăn rất ngon lành. Họ vừa ăn vừa nói đến chuyện tương lai. Bà cụ Tứ còn mang lên món chè khoán mà thực chất là cháo cám mà theo lời bà là khối nhà chẳng có mà ăn. Tiếng trống thúc thuế vang lên khiến Tràng nhớ đến đám người đói phá kho thóc và lá cờ đỏ bay phấp phới.
Bên cạnh sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt các em xem thêm một số bài văn mẫu siêu hay như: Tóm tắt Vợ nhặt, phân tích Vợ nhặt, phân tích nhân vật Thị, phân tích nhân vật Tràng, phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ nhặt, phân tích nhân vật bà cụ Tứ và rất nhiều bài văn hay khác tại chuyên mục Văn 12.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sơ đồ tư duy bài Vợ nhặt Sơ đồ tư duy Vợ Nhặt đầy đủ nhất tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.