Bạn đang xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Văn mẫu lớp 12: Phân tích sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường là tài liệu hữu ích gồm dàn ý chi tiết kèm theo bài văn mẫu hay nhất.
Vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế đã bộc lộ nét tài hoa, lịch lãm trong lối viết của tác giả. Người đọc khó có thể cưỡng lại sức hấp dẫn toát ra từ thủ pháp nhân hóa, từ cách dùng hàng loạt các động từ diễn tả các dòng chảy thật sống động qua các địa danh khác nhau của xứ Huế. Vậy dưới đây là bài văn mẫu vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế, mời các bạn cùng đón đọc tại đây.
Dàn ý phân tích vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
I. Mở bài
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
II. Thân bài
1. Khái quát
– Tác giả:
- Là người con của xứ Huế.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, ông đã từng tham gia đấu tranh chống Mĩ Ngụy.
- Là một trong số các nhà văn tiêu biểu chuyên viết bút kí.
- Phong cách nghệ thuật độc đáo
– Tác phẩm:
- Được viết tại Huế vào tháng 1 năm 1982
- Thể loại: Tùy bút
– Đoạn trích: Vẻ đẹp của dòng sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
2. Phân tích
– “Dòng sông” như “tấm lụa” => nhấn mạnh hình dáng, giạ trị của sông Hương
– “Người gái đẹp nằm ngủ mơ màng” => vẻ đẹp nữ tính của sông Hương
– Các động từ mạnh: chuyển dòng, đột ngột, tìm kiếm,..
=> Tập trung miêu tả lại dòng chảy của dòng sông trên hành trình về với xứ Huế- người tình của nó
– Màu sắc “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”
=> Biến hóa kì áo, không dòng sông nào có được
=> Hoàng Phủ Ngọc Tường đã tái hiện một cách chân thực, đầy tự nhiên dòng chảy của sông Hương trên bản đồ địa lí, không những thế, còn biến thủy trình của nó thành hành trình của người con gái đẹp đang trên đường tìm đến người tình của mình.
3. Tổng kết giá trị nội dung, nghệ thuật
III. Kết bài
- Cảm nghĩ về dòng sông Hương.
- Có thể trích dẫn thêm nhận định.
Vẻ đẹp sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế
Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trí thức yêu nước, đã từng gắn bó đời mình với cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ, anh hùng của dân tộc. Ông là một nhà văn có phong cách độc đáo và sở trường về thể bút kí, tuỳ bút. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” được viết tại Huế vào năm 1981, rút từ tập bút kí cùng tên xuất bản năm 1984. Tập bút kí gồm tám bài viết về nhiều đề tài. Trong số đó, “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một bài kí tiêu biểu, độc đáo mà Hoàng Phủ Ngọc Tường viết về sông Hương- một dòng sông đã khơi gợi bao cảm hứng từ thơ ca đến nhạc họa. Trong đoạn trích của bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông”, với vốn kiến thức sâu rộng của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cho độc giả thấy được vẻ đẹp phong phú, đa dạng của cảnh sắc thiên nhiên xứ Huế, cùng nét quyến rũ của dòng sông Hương. Đặc biệt là vẻ đẹp của con sông thiên nhiên khi chảy đến ngoại vi thành phố Huế.
Nhan đề “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” thực chất là một câu hỏi bỏ lửng nhằm khơi gợi hứng thú và thu hút người đọc muốn khám phá về đối tượng được nhắc đến. Qua đó tác giả đã hé mở phần nào vẻ đẹp của dòng sông ở cái tên gọi sông Hương (Thơm ), đồng thời thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước, ngợi ca, trân trọng, tỏ lòng biết ơn đối với những người đã gây dựng nên mảnh đất này.
Đoạn tả sông Hương đang chảy ở ngoại vi thành phố Huế đã bộc lộ rõ nét sự tài năng, lối viết tài hoa, lịch lãm của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Độc giả khó mà cưỡng lại được sức hấp dẫn tỏa ra từ việc sử dụng linh hoạt các thủ pháp nhân hóa, dùng hàng loạt các động từ, địa danh để diễn tả cái dòng chảy sống động của dòng sông Hương.
Trước khi trở thành một người tình thủy chung với cố đô, sông Hương đã phải trải qua một hành trình đầy gian lao với không ít các thử thách, bởi vậy mà khi chảy xuôi về đồng bằng, sông Hương đã có sự thay đổi về tính cách. Xuôi theo dòng Hương giang về tới đồng bằng và ở ngoại vi thành phố Huế ta bắt gặp một nét đẹp khác lạ của dòng sông “người gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng châu hóa đầy hoa dại” – hình tượng người con gái đẹp đã gợi mở cho độc giả về vẻ đẹp nữ tính của dòng sông. Một loạt các hình ảnh hiện lên hứa hẹn sẽ đem đến thật nhiều điều thú vị, hấp dẫn như “Những đường cong thật mềm”, “Như một cuộc tìm kiếm có ý thức”, “Chuyển dòng một cách liên tục”, “Chuyển hướng sang Tây Bắc” “Vòng qua thềm đất bãi”, “Vẽ một hình cung thật tròn”, …. Kết hợp với các đọng từ mạnh “liên tục”, “đột ngột”, “chuyển dòng”, “tìm kiếm” Với sự tập trung của mình, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả dòng chảy của con sông Hương một cách biến hóa đầy linh hoạt trên hành trình tìm về với xứ Huế – người tình của nó. Bằng sự kết hợp nhuần nhuyễn, kể xen tả, lời văn uyển chuyển, ngôn ngữ đa dạng cùng hình ảnh sống động, sông Hương hiện ra như người con gái đẹp bừng tỉnh sau một giấc ngủ dài. Qua đó nhà văn không chỉ một cách chân thực dòng chảy tự nhiên trên bản đồ địa lí của dòng sông mà còn biến thủy trình của nó thành hành trình của người con gái đẹp trên đường tìm đến với người tình của mình.
Từ Bến Tuần, sông Hương vẫn tiếp tục chảy xuôi trong âm vang của Trường Sơn, sau khi vượt qua lòng vực sâu dưới chân núi Ngọc Trản, sắc nước của nó đã trở nên xanh thẳm, và từ đó dòng sông trôi giữa hai dãy đồi cao lớn “sừng sững như thành quách, với những điểm đột ngột như Vọng Cảnh, Tam Thai, Lựu Bảo”. Những con thuyền xuôi ngược trên dòng sông Hương cũng chỉ bé vừa bằng “ con thoi”, còn dòng sông lại như một tấm lụa khổng lồ, mềm mại. Những tấm lụa ấy rực rỡ với những sắc màu thay đổi theo thời gian “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”. Thật ra, đó chỉ là những ánh màu được phản quang theo thời gian trong ngày nhưng chính sự phản quang ấu lại là sự biến hóa kì ảo riêng biệt của dòng sông Hương mà không con sông nào khác có.
Đoạn trích là một đoạn văn xuôi súc tích, đầy chất thơ về vẻ đẹp của dòng sông Hương trê hành trình về với người tình của nó. Bằng tài năng của mình và cái nhìn tài hoa, uyên bác, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã khám phá dòng sông ở nhiều góc độ khác nhau, không chỉ về văn hóa, lịch sử, mà còn về nghệ thuật, thơ ca. Nhà văn đã kết hợp linh hoạt giữa kể và tả sử dụng tài hoa và sử dụng thành công các biện pháp tu từ như so sánh, nhân hóa, ẩn dụ đã khiến cho dòng sông từ một vật vô tri vô giác nay đã trở nên có hồn, có tâm trạng, có tính cách, khi thì nó đằm thắm, dịu dàng, có lúc lại mạnh mẽ, quyết liệt. Nhờ đó, tác giả đã tạo nên tuyệt bút để đời mang nét một riêng biệt trong văn phong của Hoàng Phủ Ngọc Tường.
Tùy bút “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” đã thể hiện được tấm lòng yêu quê hương, yêu con người xứ Huế của nhà văn. Qua đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện vốn hiểu biết sâu rộng và phong phú về các kiến thức lịch sử, địa lí, văn hóa, âm nhạc, thi ca, có so sánh cả trong và ngoài nước. Tác phẩm trên đã khẳng định được thành công của tác giả trên con đường văn học ở thể bút ký đồng thời, bài kí cũng thể hiện cái “tôi” cá nhân riêng biệt, tài hoa, uyên bác. Qua đó nhà văn đã truyền cảm hứng cho ta về một bài học biết yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước. Bởi phải có quê hương thì mới có chúng ta ngày nay. Phải chăng vì thế mà Đỗ Trung Quân đã viết trong thơ của mình:
“Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều”
Hoàng Phủ Ngọc Tường với ngòi bút tài hoa, uyên bác cùng với cảm hứng mãnh liệt, kho chữ nghĩa uyên bác, từ đó ông đã thành công khắc họa nên vẻ đẹp dòng sông Hương. Trong đó, dòng sông đã được tác giả một tìm tòi và khai thác đầy đủ qua ba phương diện là lịch sử, địa lí, văn hóa. Qua tác phẩm này, Hoàng Phủ Ngọc Tường không chỉ ngợi ca vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế mà còn gửi gắm niềm tự hào, tình yêu của bạn thân dành cho quê hương, đất nước thiết tha.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Văn mẫu lớp 12: Phân tích sông Hương ở ngoại vi thành phố Huế Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.