Hội An là điểm đến hấp dẫn trong tour khám phá dải đất Miền Trung. Tuy nhiên, trước khi đi chúng ta hãy cùng tham khảo một số kinh nghiệm du lịch Hội An từ Hà Nội để có chuyến đi thú vị nhất nhé!
1. Thời điểm thích hợp du lịch Hội An từ Hà Nội
Thời điểm lý tưởng cho chuyến du lịch Hội An đó là từ tháng 2 đến tháng 4. Lúc này, thời tiết tại Hội An vô cùng mát mẻ, trời ít mưa, rất phù hợp cho hoạt động vui chơi, giải trí, khám phá phố cổ.

Du khách nên tránh du lịch Hội An vào những tháng hè vì nhiệt độ tăng cao, rất oi bức và nóng nực. Mùa mưa từ tháng 10 tới tháng 11 cũng là thời điểm ít được du khách lựa chọn. Bởi nhược điểm là rất hay xuất hiện cơn mưa bất chợt, gây cản trở cho hoạt động tham quan và khám phá phố cổ.
Xem vị trí của Hội An trên Google Map!
2. Di chuyển đến Hội An
Máy bay
Hội An chưa có sân bay, vì vậy du khách ở Hà Nội sẽ phải bay tới Đà Nẵng (Cách TP Hội An 30km), sau đó bắt taxi hoặc chạy xe máy tới Hội An.
Một số hãng hàng không khai thác đường bay Hà Nội – Đà Nẵng như: Vietnam Airlines, Jetstar, Vietjetair,… Nếu muốn mua được vé rẻ, du khách cần book vé trước 3-6 tháng.
Tàu hỏa
Ngoài ra, du khách từ Hà Nội du lịch Hội An có thể di chuyển bằng tàu hỏa theo tuyến đường sắt Bắc Nam. Giá vé tàu hỏa dao động trong khoảng từ 400-1200k/vé.
Xe khách
Một số hãng xe khách vận hành chuyến Hà Nội – Đà Nẵng như: Xe Hoàng Long, Hlink, Mai Linh, Thuận Thảo. Thời gian di chuyển mất khaorng 18-20 tiếng, giá vé dao động trong khoảng từ 400-500k/vé.

Lưu ý: 2 cách di chuyển từ Đà Nẵng tới Hội An:
- Cung đường 1: Đi theo QL1 hướng Nam đến đường Vĩnh Điện rồi rẽ trái, di chuyển thêm 10km là tới Hội An.
- Cung đường 2: Xuất phát từ TT Đà Nẵng, đi qua Sông Hàn, di chuyển theo tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An.
Các số điện thoại cần biết:

3. Du lịch Hội An từ Hà Nội ở đâu?
Khách sạn Ánh Dương:
Huy Hoang River Hotel
Hải Âu Hotel
Essence Hoi An Hotel & Spa
The Nam Hai Resort
4. Du lịch Hội An từ Hà Nội – Các điểm đến không thể bỏ qua
Chùa Cầu
Vị trí: Cầu bắc ngang con lạch chảy ra sông Thu Bồn, giao giữa hai đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú.
Công trình tâm linh này được xây dựng từ cuối thế kỷ 16, bắc ngang qua con sông Thu Bồn, giao giữa đường Nguyễn Thị Minh Khai và Trần Phú. Chùa Cầu có lối kiến trúc rất độc đáo – Là chùa nhưng không thờ Phật, ở giữa cầu chỉ có một miếu nhỏ thờ Huyền Thiên Đại Đế. Phần mái của ngôi chùa là sự kết hợp hài hòa giữa phong cách kiến trúc Nhật, Hoa, Việt và cả Phương Tây, là điểm nhấn ấn tượng giữa lòng Hội An.

Hội quán Phúc Kiến
Vị trí: 46 đường Trần Phú
Đây là một gian miếu nhỏ có thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Trải qua nhiều lần tu sửa, hội quán trở nên khang trang và rực rỡ hơn, trở thành điểm check in độc đáo của du khách khi tới Hội An.

Hội quán Triều Châu
Vị trí: 92B Nguyễn Duy Hiệu.
Công trình kiến trúc này được xây dựng vào năm 1845. Trong hội quán có thờ Phục tướng quân Mã Viện, là vị thần giỏi hô mưa, gọi gió, giúp cho việc buôn bán trên biển của ngư dân được thuận lợi hơn. Toàn bộ kết cấu của hội quán đều được làm bằng gỗ, với nhiều hoa văn, trạm trổ tinh xảo, tạo nên một tác phẩm nghệ thuật vô cùng độc đáo.

Hội quán Quảng Đông
Vị trí: 176 Trần Phú
Công trình này được khởi công vào năm 1885. Trải qua hàng trăm năm, Hội quán Quảng Đông vẫn giữ nguyên được kết cấu, trở thành một điểm đến không thể bỏ qua trong tour du lịch Hội An từ Hà Nội. Cứ tới dịp ngày Nguyên Tiêu hàng năm, các du khách và người dân bản địa lại quy tụ về đây để tham gia lễ hội.

Biển Cửa Đại
Vị trí: Cách phố cổ Hội An 5 km về hướng Đông.
Cửa Đại là một bãi biển đẹp, với bờ cát trắng mịn màng, mặt nước trong xanh, lặng sóng. Đặc biệt, dạo bước ngắm cảnh biển Cửa Đại vào buổi tối sẽ là một trải nghiệm vô cùng lãng mạn đó.

Biển An Bàng
Vị trí: Thuộc phường Cẩm An, nằm cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3 km về phía Đông.
An Bàng là một trong số 10 bãi biển đẹp nhất tại Việt Nam. Đặt chân tới đây, du khách có thể tha hồ đắm chìm trong làn nước trong vắt, ngắm nhìn cảnh hoàng hôn buông xuống trên biệt và tận hưởng những đợt gió mát lịm từ biển khơi. Đây là điểm lý tưởng cho chuyến đi du lịch hè của bạn.

Làng Gốm Thanh Hà
Vị trí: Nằm cách Hội An 3km về hướng Tây (di chuyển bằng thuyền khoảng gần 30 phút từ bến đò khu phố cổ).
Được thành lập vào thế kỷ 16, 17, Làng gốm Thanh Hà nổi tiếng là nơi trao đổi mua bán các mặt hàng đất nung, gốm trên khắp dải đất miền Trung. Nghề gốm của làng có xuất xứ từ Thanh Hóa, sau khi tiếp thu kỹ thuật làm gốm thì nghề này được hình thành và phát triển cho tới ngày này.

Các sản phẩm mà làng gốm Thanh Hà làm ra chủ yếu là: bát, chén, chum, chậu cảnh, bình hoa,… với nhiều kiểu dáng và mẫu mã phong phú.
Tham quan đảo Cù Lao Chàm
Vị trí: Cách biển Cửa Đại 18km về phía Đông
Tới Cù Lao Chàm, du khách không chỉ được tham quan bãi biển mà còn được tham gia vào nhiều hoạt động dưới nước thú vị, điển hình như lặn biển ngắm san hô, tham quan chùa, miếu và thưởng thức hải sản,…

Cách di chuyển tới Cù Lao Chàm:
- Tàu cao tốc: Giá tàu cao tốc dao động trong khoảng 300k/người. Nếu bạn đi theo nhóm đông người thì tàu sẽ khởi hành luôn, còn đi ít người thì sẽ phải chờ để ghép thêm người.
- Tàu gỗ: Du khách di chuyển tới bến Cửa Đại Đại để lên tàu ra đảo. Tàu thường xuất phát lúc 7h30, thời gian di chuyển mất 90 phút. Du khách sử dụng tàu gỗ ra Cù Lao Chàm sẽ phải ngủ qua đêm ở đó!
5. Ẩm thực tại Hội An
Cơm gà Phố Hội
Địa chỉ: Cơm gà Bà Buội (26 Phan Châu Trinh)
Cao Lầu
Địa chỉ: Bạn có thể thưởng thức món Cao Lầu ở các gánh hàng lề đường quanh khu vực Trần Phú.
Bánh bao, bánh vạc
Địa chỉ: Nhà hàng Bông Hồng Trắng (đường Nhị Trưng)
Bánh đập – hến xào
Địa chỉ: Quán bánh đập Bà Già
Bánh bèo Hội An
Địa chỉ: Quán tại Cẩm Châu, Cẩm Nam…
Mì Quảng
Địa chỉ: Quán bà Minh, khu Cẩm Hà hay trong chợ Hội An.
Trên đây là tổng hợp kinh nghiệm du lịch Hội An từ Hà Nội. Hy vọng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho bạn trong chuyến đi sắp tới.
Đăng bởi: Thư Phạm