Bạn đang xem bài viết Sơ đồ tư duy bài Vợ chồng A Phủ Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoàisẽ giúp các bạn học sinh nắm được các luận điểm, luận cứ rõ ràng, rành mạch. Từ đó biết cách trình bày, sắp xếp các lí lẽ để làm nổi bật vấn đề có hệ thống.
Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ rất chi tiết rõ ràng cụ thể vì thế các em nhanh chóng nắm được nội dung chính của tác phẩm. Hi vọng qua tài liệu này các em có thêm nhiều tư liệu học tập ôn luyện hữu ích để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới, chinh phục 9+ môn Ngữ văn. Bên cạnh sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ các bạn xem thêm một số mẫu sơ đồ như: mở bài Vợ chồng A Phủ, sơ đồ tư duy Đất nước, sơ đồ tư duy Tây Tiến, sơ đồ tư duy Việt Bắc để có thêm nhiều tư liệu học tập nhé.
Sơ đồ tư duy nhân vật Mị
Nhân vật Mị có số phận khổ đau khi phải trở thành con dâu gạt nợ cho nhà Thống lí. Mị từ một cô gái xinh đẹp, thổi sáo giỏi nay lầm lũi làm hết việc này đến việc khác. Bên cạnh đó, cô còn bị đánh đập, đày đọa cả về tinh thần lẫn thể xác. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh khó khăn, sức sống và khát khao đi tìm tự do luôn tiềm tàng. Nhờ vậy, chỉ cần có cơ hội thích hợp, cô chắc chắn sẽ bùng nổ.
Sơ đồ tư duy bài Vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Tô Hoài, được viết về cuộc sống của người dân vùng cao Tây Bắc. Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật chính là Mị và A Phủ. Mị là một cô gái H’mông xinh đẹp, có tài thổi sáo rất tốt và được nhiều chàng trai theo đuổi. Mỗi khi đến dịp tết và xuân về, các trai gái trong làng đều hò hẹn nhau để cùng vui chơi và ca hát. Trong một năm đó, Mị đi chơi và bị A Sử, con trai của thống lí Pá Tra, bắt về cúng trình ma. Từ đó, cô trở thành con dâu gạt nợ, vì năm trước khi bố mẹ cô lấy nhau không có tiền cưới hỏi, phải vay tiền từ nhà thống lí và mỗi năm phải trả lãi một nương ngô. Ban đầu, Mị không muốn làm vợ của A Sử và suy nghĩ đến việc tự tử bằng cách ăn lá ngón. Tuy nhiên, khi nghĩ đến bố và người cha già đã vất vả nuôi cô khôn lớn, cô quyết định chấp nhận số phận và từ đó, cuộc sống của Mị trở nên đầy khổ sở, bận rộn với công việc nông nghiệp quần quật cả ngày lẫn đêm, qua từng năm tháng.
Sơ đồ tư duy tác phẩm Vợ chồng A Phủ
Vợ chồng A Phủ sơ đồ tư duy
Sơ đồ tư duy phân tích Vợ chồng A Phủ
Sơ đồ tư duy tiếng sáo mùa xuân
Sơ đồ tư duy ngọn lửa mùa đông
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật A Phủ
Nhân vật A Phủ
A Phủ là một chàng trai sinh ra trong gia đình nghèo khổ, sống cuộc đời tự do, thoải mái giữa núi rừng, chỉ vì dũng cảm đứng lên chống lại sự bất công mà A Phủ bị thống lý Pá Tra trừng phạt, bắt làm người ở trả nợ, lao động vất vả làm giàu cho gia đình thống lý suốt cả năm, suốt tháng. Trong một lần đi chăn bò, vì mải mê bẫy nhím, để cho hổ ăn mất một con bò nên A Phủ bị Pá Tra trói vào cột, bị đói khát, chịu đựng giữa những ngày giá rét của Hồng Ngài.
Xem thêm: Bài văn mẫu phân tích nhân vật A Phủ
Sơ đồ tư duy phân tích nhân vật Mị
Xem thêm: Phân tích nhân vật Mị
Sơ đồ phân tích tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ
Xem thêm: Phân tích tâm trạng của Mị trong đêm cứu A Phủ
Sơ đồ phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Xem thêm: Phân tích diễn biến tâm trạng Mị trong đêm tình mùa xuân
Sơ đồ phân tích sức sống tiềm tàng của Mị
Mẫu 1
Mẫu 2
Xem thêm: Bài văn mẫu Phân tích sức sống tiềm tàng của Mị
Sơ đồ phân tích giá trị nhân đạo trong Vợ chồng A Phủ
Sơ đồ tư duy Ngọn lửa mùa đông
Xem thêm: Phân tích truyện Vợ chồng A Phủ
Bài văn mẫu phân tích Vợ chồng A Phủ
“Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của nhà văn Tô Hoài. Truyện ngắn là kết quả của 8 tháng tham gia chiến dịch Tây Bắc, sống và gắn bó nghĩa tình với đồng bào dân tộc của nhà văn. Có thể nói, “Vợ chồng A Phủ” là bức tranh chân thực về cuộc sống sinh hoạt của người dân lao động vùng núi cao dưới ách thống trị tàn bạo của bọn thực dân phong kiến miền núi.
Về nội dung, “Vợ chồng A Phủ” chính là lời tố cáo đanh thép chế độ thực dân nửa phong kiến. Truyện đã phản ánh chân thực mâu thuẫn giai cấp căng thẳng và cuộc sống tăm tối của nhân dân lao động nghèo ở miền núi Tây Bắc. Tác phẩm mở đầu bằng lời kể về hoàn cảnh nhân vật Mị: “Ai ở xa về, có dịp vào nhà thống lí Pá Tra thường trông thấy có một cô gái ngồi quay sợi gai bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa.
Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vải, chẻ củi hay đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi”. Vẻ âm thầm, buồn bã cùng công việc vất vả của Mị hoàn toàn đối lập với sự giàu sang, tấp nập của gia đình nhà thống lý. Bằng cách mở đầu đầy nghịch lí như vậy, Tô Hoài gợi được sự tò mò nơi độc giả đồng thời cũng hé mở số phận đau khổ của Mị trong nhà chồng.
Trước khi về làm dâu nhà thống lí Pá Tra, Mị là một cô gái H’mông xinh đẹp, tài hoa, hiếu thảo. Tiếng sáo của Mị khiến trai bản “đứng nhẵn cả chân vách buồng”. Nhưng, chỉ vì nghèo, không trả nổi tiền cho nhà thống lí nên Mị đã bị bắt về làm dâu gạt nợ. Từ đây, bao nhiêu hi vọng về hạnh phúc, về tương lai của cô như vụt tắt. Là con nợ, trả nợ xong là thôi nhưng đằng này Mị còn là một cô con dâu. Một cổ 2 gông, tất cả đã đẩy cuộc đời Mị vào vòng tuần hoàn của khổ đau.
Khi mới bị bắt, đêm nào Mị cũng khóc, có lần cô trốn về nhà định ăn lá ngón tự tử. Qua nhưng chi tiết này, ta thấy được tinh thần phản kháng quyết liệt, không chấp nhận số phận của Mị. Quyết định tìm đến cái chết của cô không phải là biểu hiện của sự đầu hàng, buông xuôi. Đó là tiếng nói phản kháng đầy mạnh mẽ của một con người luôn khát khao tự do, khát khao hạnh phúc.
Đối với Mị, làm dâu nhà thống lí Pá Tra còn đáng sợ hơn cái chết, bởi vì ở đó, cô không được đối xử như một con người, không được lên tiếng quyết định cuộc đời mình, không có tự do cũng như hạnh phúc. Nhưng vì cha, Mị lại chấp nhận tiếp tục sống và chịu đựng: “Ở lâu trong cái khổ, Mị quen khổ rồi. Bây giờ thì Mị tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa…”.
Từ một người con gái đầy sức sống, Mị giờ đây “lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Hình ảnh căn buồng Mị nằm với chiếc “cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng” như một nhà giam không những giam hãm thân xác mà còn vây khốn tâm hồn Mị. Đó cũng là hiện thực đầy tàn khốc của những người dân nghèo dưới ách thống trị của bọn địa chủ phong kiến. Họ không chỉ bị tước đoạt tự do thân thể, mà tinh thần họ cũng vướng phải gông xiềng của lề thói, hủ tục.
Giữa bức tranh tăm tối ấy, đêm tình mùa xuân cùng tiếng sáo gọi bạn réo rắt như thổi một làn gió mới làm bùng lên ngọn lửa yêu thương, khát vọng sống tiềm tàng ngỡ đã vụt tắt. Tiếng sáo được Tô Hoài miêu tả nhiều lần với nhiều tầng bậc khác nhau: “Ngoài đầu núi…thổi”, “Tai Mị… gọi bạn”, “Trong đầu… sáo”, “Tiếng sáo… chơi”. Tiếng sáo gợi nhớ về kỉ niệm, tiếng sáo thôi thúc Mị tìm đến niềm hạnh phúc yêu thương.
Thế nhưng, A Sử xuất hiện và giết chết khát vọng sống trong Mị, hắn “lấy thắt lưng trói hai tay Mị. Nó xách cả thúng sợi đay ra trói đứng Mị vào cột nhà. Tóc Mị xõa xuống. A Sử quấn luôn tóc lên cột, làm cho Mị không cúi, không nghiêng được đầu nữa”. Sự lạnh lùng, tàn ác của A Sử đối với Mị không phải là một trường hợp cá biệt, trước đó, có người đàn bà cũng đã bị trói đến chết trong nhà này. Đến đây, bức tranh về tội ác dã man của bọn địa chủ phong kiến được hiện lên rõ nét. Đối với chúng, mạng sống con người chẳng khác gì con trâu, con ngựa.
Bên cạnh hình tượng nhân vật Mị là A Phủ, một thanh niên mồ côi cha mẹ từ nhỏ, lao động giỏi “chạy nhanh như ngựa, con gái trong làng nhiều người mê”. Vì đánh con quan, A Phủ bị phạt vạ và từ đó trở thành nô lệ cho nhà thống lí. Có thể thấy, dù là một chàng trai gan góc, mạnh mẽ, nhưng cuối cùng, A Phủ cũng như Mị, không thể thoát khỏi bàn tay tội ác của bọn địa chủ phong kiến, ở đây đại diện là nhà thống lí Pá Tra.
Ở trong nhà thống lí Pá Tra, sinh mạng người dân nghèo không bằng cả súc vật. Chỉ vì làm mất bò, A Phủ bị trói đứng giữa trời đông lạnh lẽo. Và giọt nước mắt của anh là giọt nước mắt của sự đắng cay, sự cô độc, bất lực và tuyệt vọng. Đây là chi tiết vô cùng đắt giá. Giọt nước mắt ấy thể hiện tâm trạng tuyệt vọng của A Phủ đồng thời nó cũng làm dậy lên niềm đồng cảm, xót thương và sức sống ngỡ đã chai sạn trong Mị.
Tình cảnh của A Phủ làm Mị nhớ lại đêm mùa xuân mà cô bị A Sử trói nơi cột nhà. Cô chợt cảm thấy xót thương cho chàng trai tội nghiệp kia, xót thương cho tình cảnh của chính mình. Dòng nước mắt của A Phủ như thổi bùng khát vọng sống trong Mị mà lâu nay bị lớp tro tàn phong kiến phủ kín. Hành động Mị cắt dây trói cứu thoát A Phủ và chạy khỏi nhà thống lí Pá Tra là sự trỗi dậy của sức sống tiềm tàng, khao khát tự do hạnh phúc của con người bị áp bức
Có thể nói, bằng tài năng tuyệt vời của mình, Tô Hoài đã xây dựng nên những hình tượng nhân vật vô cùng chân thực và sống động. Nếu Mị là hình tượng tiêu biểu cho phụ nữ miền núi nước ta trong thời kì trước Cách mạng đến những năm kháng chiến chống Pháp thì A Phủ mang nét đẹp tiêu biểu cho những thanh niên dân tộc miền núi Tây Bắc: thật thà, chất phát, khoẻ mạnh tuy bị đẩy vào số phận khổ đau nhưng không nguôi khát vọng tự do.
Bên cạnh bức tranh hiện thực về tội ác của giai cấp thống trị cùng cuộc sống tăm tối của nhân dân, tác phẩm còn là một bài ca về tình người, bài ca về khát vọng sống, khát vọng tự do. Hành động cắt đứt dây trói, bước chân gấp gáp chạy khỏi nhà thống lí và đứng dưới là cờ Cách mạng của Mị và A Phủ chính là sự vùng lên tất yếu của những con người không đầu hàng số phận. Tác giả bày tỏ sự đồng cảm, xót thương nhưng cũng đầy tự hào, ngợi ca khi viết về họ và cuộc đời của họ. Đó cũng chính là giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm này,
Về nghệ thuật, tác phẩm cho thấy tài năng trong việc dẫn chuyện và miêu tả tâm lí nhân vật của Tô Hoài. Đặc biệt, dưới ngòi bút miêu tả bậc thầy, Tô Hoài cũng đã phác họa cho người đọc một cuộc xử kiện sống động và giàu sức tố cáo, từ đó vạch trần sự áp bức dã man của bọn thống trị miền núi. Qua giọng kể khi thì khách quan, khi thì nhập vào nhân vật, cùng ngôn ngữ sinh động, chọn lọc, có sáng tạo, bức tranh về thiên nhiên và cuộc sống sinh hoạt của người dân Tây Bắc đã được hiện lên vô cùng chân thật và xúc động.
Tóm lại, có thể khẳng định, “Vợ chồng A Phủ” là một trong những tác phẩm mẫu mực nhất khi viết về thiên nhiên và con người miền núi. Qua “Vợ chồng A Phủ”, Tô Hoài đã khẳng định tên tuổi của mình trong văn đàn đồng thời ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng người đọc bao thế hệ.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Sơ đồ tư duy bài Vợ chồng A Phủ Sơ đồ tư duy Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.