Bạn đã nghe nói nhiều về cây sương sâm rất tốt cho sức khỏe. Vậy cây sương sâm là gì? Sương sâm lông và sương sâm trơn có gì khác nhau? Cùng tìm hiểu ngay nhé.
Sương sâm cũng là một món ăn giải nhiệt quen thuộc với nhiều người. Thạch sương sâm được làm từ lá của cây sương sâm được trồng rất nhiều tại các vùng quê Việt Nam. Thế nhưng bạn có biết ngoài làm món ăn, lá sương sâm còn là một vị thuốc chữa bệnh vô cùng tốt không. Hôm nay hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu về cây sương sâm và một mẹo hay để phân biệt sương sâm lông và sương sâm trơn qua bài viết này nhé.
Cây sương sâm là gì?
Cây sương sâm còn có rất nhiều tên gọi khác như sâm lông, dây xanh leo,…là một dạng cây thân leo thường bò và mọc bám vào các bờ tường rào hay các cây khác để phát triển. Cây sương sâm mọc chủ yếu ở các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc và Việt Nam. Ở Việt Nam bạn sẽ thường bắt gặp cây sương sâm ở khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
Dây sương sâm dài từ 3 – 5m, các cây sương sâm sống lâu năm thậm chí còn có thể dài đến 10m. Rễ cây là rễ cọc ăn sâu vào đất, chính vì thế mà cây có sức sống rất mạnh mẽ.
Nhìn chung tại Việt Nam thì cây sương sâm được chia làm 2 loại đó là sương sâm lông và sương sâm trơn. Hai loại cây sương sâm này cũng dễ phân biệt với nhau.
Lợi ích của lá sương sâm
Lá sương sâm ngoài làm ra thạch sương sâm – một món ăn giải nhiệt cho những ngày hè oi ả thì còn có rất nhiều công dụng khác.
Thành phần của lá nhân sâm chứa rất nhiều cissamparein và hayatidin có tác chữa bệnh vô cùng tốt trong Y học cổ truyền và Y học hiện đại. Ngoài ra lá sương sâm còn có công dụng làm mát gan, trị các bệnh về dạ dày và bệnh huyết áp cao do tăng cholesterol.
Tại Việt Nam, nhiều người dùng thạch sương sâm để giúp cơ thể thanh mát và ngăn ngừa bệnh táo bón.
Sương sâm lông và sương sâm trơn có gì khác nhau?
Đặc điểm | Sương sâm lông | Sương sâm trơn |
---|---|---|
Nơi phân bổ | Trong các rừng cây | Khu vực Tây Nam Bộ |
Lá | Có phủ lớp lông ở mặt dưới lá, có thể dùng lá khô hoặc lá tươi để làm thạch sương sâm | Lá trơn và phiến lá cứng, chỉ có lá tươi mới làm được thạch sương sâm |
Trái | Màu đỏ hoặc vàng | Màu tím |
Thạch sương sâm | Có màu đậm, dai | Thạch mịn và có màu xanh nhạt |
Cách trồng và chăm sóc cây sương sâm
Cây sương sâm được xem là loài cây bản địa ở Việt Nam. Trước kia cây sương sâm thường chỉ mọc trong rừng nhưng hiện nay cây sương sâm hầu như đã được trồng rất phổ biến và rộng rãi.
Cách trồng cây sương sâm
Cách trồng cây sương sâm trơn
Để trồng được cây sương sâm trơn thì bạn nên chọn những thân già, người ta ít dùng hạt khi trồng sương sâm trơn.
Bước 1 Chọn những dây sương sâm già trên 1 năm tuổi.
Bước 2 Cuộn tròn dây sương sâm đã chọn lại thành 2 – 3 vòng.
Bước 3 Cho dây sương sâm đã cuộn tròn vào bầu đất hoặc trồng trực tiếp xuống đất. Đợi khoảng 1-2 tháng cho cây giâm rễ và ra lá non thì bạn mới cắt cây di chuyển đến vị trí khác.
Lưu ý: Trong suốt quá trình này bạn không được cắt dây ra khỏi cây
Cách trồng cây sương sâm lông
Đối với cây sương sâm lông thì người ta thường dùng hạt để trồng hơn, cách trồng như sau:
Bước 1 Chọn những hạt khô và đã được thu hoạch từ một tháng trước để có tỷ lệ nảy mầm cao.
Bước 2 Ngâm hạt và ủ hạt trong vòng 2 ngày.
Bước 3 Cho hạt vào đất và tưới nước giữ ấm trong vòng 3-4 tuần thì hạt sẽ nảy mầm. Chờ khi sương sâm ra lá non là bạn có thể mang đi trồng tại vườn.
Chăm sóc cây sương sâm
Nếu trồng cây sương sâm theo hàng thì mỗi hàng cách nhau ít nhất 1 mét và không được trồng các gốc cây sương sâm quá sát nhau.
Một lựa chọn khác đó là trồng cây sương sâm trong chậu nếu vậy thì mỗi chậu chỉ được trồng tối đa một gốc sương sâm. Hoặc bạn cũng có thể làm giàn để trồng cây sương sâm bằng cách cắm cọc gỗ quanh mỗi gốc cây và dùng dây nilon buộc lại thành giàn.
Chú ý dọn sạch cỏ quanh gốc cây thường xuyên và tưới nước 7-10 ngày 1 lần thỉnh thoảng bạn cũng nên bón phân quanh gốc cây.
Cây sương sâm là một loại cây ít bị sâu bệnh hại nhưng lại rất sợ úng, khi úng cây rất dễ bị thối rễ và chết nhanh. Chính vì thế khi trồng cây sương sâm bạn phải luôn giữ cho đất được tơi xốp và thoát nước để tránh làm chết cây.
Trồng cây sương sâm từ 3 – 4 tháng là bạn có thể thu hoạch lá già để làm thạch sương sâm rồi.
Trên đây là tất cả những kiến thức vô cùng hữu ích về cây sương sâm cũng như cách phân biệt sương sâm lông và sương sâm trơn. Thcslytutrongst.edu.vn hy vọng bài viết hôm nay sẽ giúp ích bạn.
Thcslytutrongst.edu.vn