Bạn đang xem bài viết Thuyết minh bài “Phú sông Bạch Đằng” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Để giúp các bạn học sinh hiểu thêm về cách làm văn thuyết minh về bài Phú sông Bạch Đằng, hôm nay Wiki Cách Làm sẽ gửi đến bạn bài văn thuyết minh mẫu để các bạn tham khảo thêm. Hy vọng bài văn này sẽ giúp các bạn học sinh lớp 10 biết cách làm văn thuyết minh bài Phú sông Bạch Đằng và đạt được kết quả cao trong những bài kiểm tra sắp tới.
Thuyết minh bài Phú sông Bạch Đằng cho học sinh lớp 10
Trương Hán Siêu là một tướng lớn đời Trần, lúc thiếu thời ông theo Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn tham gia cuộc kháng chiến chống quân Nguyên trong cả hai lần đó là thứ 2,3. Ông nổi tiếng là người có học vấn uyên bác, tài giỏi lại có lòng yêu nước tham qua đấu tranh kháng chiến quân xâm lược. Trong triều ông cũng có tiếng nói ông cũng có trọng lượng.
Tác phẩm phú sông bạch đằng thể hiện tinh thần đất nước, tự hào truyền thống lịch sử dân tộc vẻ vang của dân tộc ta. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông có sự tinh tế, cô đọng, từ ngữ giàu sắc thái trữ tình. Phú sông Bạch Đằng của ông là tác phẩm tiêu biểu văn học yêu nước thời Lí – Trần.
Bài Phú sông Bạch Đằng viết sau khi giành thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông. Bạch Đằng là con sông ghi dấu nhiều chiến công oanh liệt như trận thắng quân Nam Hán năm 938 Ngô Quyền, trận thắng quân Nguyên Mông năm 1288 của Trần Hưng Đạo vì vậy đây là con sông đầy tự hào về truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.
Mở đầu tác giả bày tỏ ước muốn đi khắp nơi để thưởng ngoạn vẻ đẹp của đất nước:
“Khách có kẻ
Giương buồm giong gió chơi vơi,
Lướt bể chơi trăng mải miết.”
Tác giả liệt kê nhiều địa danh thắng cảnh nổi tiếng tuy nhiên đây chỉ là bày tỏ mong ước khao khát mãnh liệt được đi du ngoạn nhiều nơi để ngắm cảnh thiên nhiên, đất nước.
Người dọc lại thấy cảnh sông Bạch Đằng là một bức tranh giản dị:
“Bát ngát sóng kình muôn dặm,
Thướt tha đuôi trĩ một màu
Nước trời một sắc
Phong cảnh ba thu.”
Với việc sử dụng các từ láy gợi hình (bát ngát, thướt tha), kết hợp với nhắc đến những địa danh gợi cho người đọc vẻ đẹp hùng vĩ của sông Bạch Đằng. Đồng thời bày tỏ được cảm xúc của mình khi đứng trước nhân chứng lịch sử của dân tộc:
“Thương nỗi anh hùng đâu vắng tá
Tiếc thay dấu vết luống còn lưu”
Không chỉ vậy trong bài phú ta còn thấy được hào khí mạnh mẽ của quân đội trong trận chiến Bạch Đằng đó là những hình ảnh như:
“Thuyền bè muôn đội,tinh kỳ phấp phới,
Hùng hổ sáu quân,giáo gươm sáng chói.”
Rất nhiều các chiến công quân ta chính tác giả kể lại trên con sông nổi tiếng này bằng giọng điệu khẩn trương, hùng tráng thể hiện khí thế ngút trời và hào khí thời bấy giờ.
Tác giả đưa ra luận bàn về nguyên nhân của cuộc thắng lợi:
“Quả là:Trời đất cho nơi hiểm trở,
Cũng nhờ: Nhân tài giữ cuộc điện an.”
Các bô lão nhận xét rằng để có được chiến thắng một phần nhờ vào địa thế hiểm trở và nhân tài lúc đó không thiếu đó là có người chỉ huy giỏi đó là Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Sau cùng, để kết thúc bài phú tác giả dùng lời ca của hai nhân vật khách và các bô lão. Lời của các bô lão thể hiện được các triết lý nhân thời:
“Sông Đằng 1 dải dài ghê,
Luồng to sóng lớn dồn về biển Đông.
Những người bất nghĩa tiêu vong,
Nghìn thu chỉ có anh hùng lưu danh.”
Các bô lão chỉ ra rằng có một triết lý: người bất nghĩa bị diệt vong,anh hùng thì sẽ được lưu danh vào sử sách muôn đời.
Nhân vật khách tiếp lời rằng:
“Anh minh hai vị thánh quân,
Sông đây rửa sạch mấy lần giáp binh.
Giặc tan muôn thuở thăng bình.
Bởi đâu đất hiểm cốt mình đức cao.”
Tác giả đã lên tiếng ca ngợi sự tài giỏi, thông minh, tài lãnh đạo của vua Trần, do vậy mà có thể thấy nguyên nhân thắng lợi vang dội trước kẻ thủ xâm lược còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, thiên thời địa lợi còn phải nói đến nhân hòa đó là những nhân tài và người lãnh đạo có tài giỏi, yêu nước thương dân sâu sắc.
Bài phú “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu là tác phẩm kinh điển đã thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc trước nhiều chiến công trên con sông Bạch Đằng huyền thoại, ca ngợi truyền thống anh hùng, truyền thống đạo lý nhân nghĩa ngàn đời của dân tộc Việt Nam. Phú sông Bạch Đằng được đánh giá là bài phú có tính nghệ thuật cao khi tác giả đã biết vận dụng thủ pháp kể, miêu tả cảnh sông Bạch Đằng chân thật, gần gũi và giàu tính trữ tình. Người đọc cảm nhận được cảm xúc, những hoài niệm quá khứ oanh liệt. Những câu thơ trong bài lúc nào cũng vang lên âm điệu hào hùng và trữ tình .
“Phú sông Bạch Đằng” là tác phẩm thể hiện được yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc sâu sắc. Bài phú được tác giả viết với bố cục chặt chẽ, nhịp điệu trong bài có sự thay đổi hợp lý, lời lẽ trong tác phẩm có sự cô đọng, điều này giúp người đọc cảm thấy niềm tự hào về chiến công vĩ đại của cha ông nhằm giữ gìn non sông hùng vĩ, đất nước thanh bình cho đến ngày hôm nay.
Trên đây là bài làm văn tham khảo thuyết minh bài Phú sông Bạch Đằng dành cho các bạn học sinh lớp 10. Nếu bạn chưa biết cách trình bày cũng như chưa hiểu rõ về cách thức làm văn thuyết minh thì hãy tham khảo bài văn mẫu trên đây nhé.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Thuyết minh bài “Phú sông Bạch Đằng” tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.