Các bạn có đang mắc phải tình trạng móng tay có hạt gạo trắng xuất hiện không. Hãy cùng tìm hiểu xem móng tay có đốm trắng là gì và giải mã hạt gạo trên móng tay nhé!
Khi thấy móng tay có đốm trắng hoặc chấm trắng, đó có thể là dấu hiệu cơ thể đang bị thiếu hụt vitamin và khoáng chất thiết yếu như canxi, kẽm, vitamin C. Hãy cùng Thcslytutrongst.edu.vn tìm hiểu rõ qua bài viết này nhé!
Đôi nét về đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay
Các đốm trắng xuất hiện trên móng tay trong dân gian thường gọi là hạt gạo và thuật ngữ khoa học là Leukonychia. Những người trưởng thành hoặc trẻ em đều có thể xuất hiện hạt gạo trên móng tay.
Những đốm hạt gạo này thường sẽ xuất hiện dưới dạng những đốm nhỏ hoặc lớn trên móng tay. Hiện tượng này thường sẽ ảnh hưởng đến vài ngón hoặc có khi là cả bàn tay.
Nguyên nhân móng tay có đốm trắng
Do dị ứng với sơn móng tay
Dị ứng thường do các chất hóa học có trong sơn móng tay làm nổi các hạt gạo trên móng tay. Vì thế, bạn không nên sử dụng sản phẩm này với tần suất quá nhiều.
Do thiếu dưỡng chất thiết yếu
Hiện tượng xuất hiện hạt gạo trên móng tay có thể do bạn thiếu hụt các chất như kali, canxi, kẽm và protein. Vì thế bạn hãy bổ sung dưỡng chất cho cơ thể bạn đầy đủ chất dinh dưỡng bằng các loại thực phẩm khác nhau.
Do bệnh lý
Ngoài ra, khi bị nhiễm nấm thì biểu hiện ban đầu thường là xuất hiện một vài đốm trắng ở móng tay hoặc móng chân. Tuy nhiên, nếu bạn không điều trị kịp thời những đốm này sẽ lan rộng càng nhiều. Đồng thời, móng tay, móng chân thường sẽ trở nên dày hơn và sẽ giòn, dễ gãy.
Các dạng móng tay có đốm trắng
Hiện tượng xuất hiện các đốm trắng hoàn toàn là toàn bộ móng có màu trắng, điều này thường do di truyền. Ngoài ra, các hiện tượng móng tay có đốm trắng thường gặp là những đốm trắng một phần thường có các dạng như:
- Đốm trắng dạng vân kẻ: Đây là hiện tượng xuất hiện những đường sọc ngang hoặc các đường dọc nhỏ trên móng tay.
- Đốm trắng dạng quả trứng: Hiện tượng này thường có những đốm nhỏ li ti, trông giống quả trứng. Dạng này thường xuất hiện khá phổ biến ở trẻ nhỏ và lan ra cả móng.
- Đốm trắng dọc: Hiện tượng xuất hiện các đường kẻ nằm dọc theo chiều của móng tay. Thông thường dạng này sẽ ít gặp hơn.
Cách chữa đốm trắng (hạt gạo) ở móng tay
Cân nhắc loại sơn móng tay đang dùng
Nếu như bạn đang sử dụng các loại sơn móng tay thì nên hạn chế nó lại, vì đây có thể là nguyên nhân gây dị ứng, khiến cho móng của bạn bị tổn thương một cách nghiêm trọng hơn.
Nếu bạn đã ngưng dùng mà vẫn gặp phải hạt gạo nhiều hơn, thì bạn hãy tìm đến bác sĩ để nhận được sự thăm khám kịp thời.
Bổ sung dưỡng chất thiết yếu
- Protein và canxi: Thành phần này giữ nhiệm vụ cấu tạo nên móng tay, giúp cho móng của bạn trở nên cứng cáp hơn. Bạn có thể bổ sung bằng cách ăn các thực phẩm giàu protein như cá ngừ, cá hồi, thịt bò hoặc các loại sữa và các loại hạt để cung cấp lượng chất cần thiết.
- Nên thực hiện ăn uống bổ sung các chất như kali, magie, kẽm, natri,…
- Ngoài ra, hãy chú ý bổ sung vitamin C để tăng cường sức đề kháng có trong các loại rau củ, trái cây tươi, mồng tơi, rau thơm,… để giúp cho móng trở nên chắc khỏe hơn và sức khỏe của bạn cũng được cải thiện.
Dùng thuốc điều trị
Bạn cũng có thể dùng thuốc điều trị nấm móng để vừa giảm nấm móng vừa giảm tình trạng các hạt gạo trên móng tay, móng chân của mình. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ để được lựa chọn loại thuốc phù hợp nhất.
Trên đây là những thông tin mà Thcslytutrongst.edu.vn muốn chia sẻ đến bạn về việc giải mã các đốm trắng trên móng tay và cách điều trị. Hi vọng sẽ giúp cho bạn có những thông tin bổ ích!
Nguồn: vinmec.com, youmed.vn
Thcslytutrongst.edu.vn