Bạn đang xem bài viết Kỹ thuật nuôi chim Thanh Tước hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Thanh Tước là một giống chim có thân hình nhỏ nhắn, vừa được người nuôi chim cảnh biết đến khoảng nữa thế kỉ nay thôi. Giống chim này có giọng hót không hay lắm nhưng chúng không giống như chim Oanh loài chim này siêng hót cực kì và chúng cũng có một bộ lông khá đẹp như những loài chim khác. Nhưng để nuôi loài chim này chúng ta cần biết những thông tin cơ bản và những kĩ thuật nuôi. Bài viết dưới đây Wiki Cách Làm sẽ tổng hợp cho các bạn về những thông tin để nuôi chim Thanh tước một cách hiệu quả.
Hướng dẫn kĩ thuật nuôi chim Thanh Tước
Đây là một giống chim có xuất xứ từ Ceylan, nhưng chúng có những đặc trưng cơ bản như đã kể ở trên nên được đa phần các nước Châu Á, Châu Âu và dần có mặt trên các châu lục khác trở thành một trong những loài chim cảnh nuôi được yêu thích nhất.
Đặc điểm của Thanh Tước
Chim này có dáng vẻ nhỏ nhắn như chim Chích Chòe, nhưng đuôi của chúng ngắn hơn, tổng thể thân hình của nó chỉ bằng có một nữa gang tay, khoảng 15 cm là cùng. Toàn thân được bao phủ bằng một bộ lông màu xanh đọt chuối và màu vàng lục ánh tươi. Còn phần đầu thì có ba màu sắc khác nhau: vùng cổ và ức thì có phủ lông màu đen, hàm dưới và hai bên mép có vệt dài màu xanh dương, hai đầu cánh có hai vệt lông màu xanh biếc.
Tiếng hót của chim này không trong mà trầm ấm, nó cũng có thể bắt chước tiếng hót của các loài chim khác, tiếng mèo kêu, tiếng xe máy,….
Lồng nuôi chim
Bạn chỉ cần sở hữu một chiếc lồng nuôi chim này như chim chích chòe mà thôi. Lồng chim không cần quá rộng, đường kính đáy lồng khoảng 30 cm. Nên chú ý giữ cho lồng chim luôn ở trạng thái sạch sẽ. Các thức ăn bị đổ trên sàn lồng bạn nên dọn dẹp thật sạch sẽ, nếu cần bạn có thể rửa sạch lồng rồi phơi khô
Thức ăn dinh dưỡng
Thanh tước trong hoang dã thường hút mật hoa mà sống. Tuy vậy, nó ăn sâu bọ và trái chin cây có vị ngọt là chính. Còn đối với việc nuôi thanh tước trong lồng nuôi thì loài chim này tỏ ra không kén ăn là mấy. Nó thích ăn chuối, được uống mật ong hoặc là nước đường. Dần dần người ta tập cho chúng ăn bột đậu phộng trộn trứng, đây là một loại thức ăn mới nên phải dành thời gian để tập cho chúng ăn một cách từ từ, ta nên dung một nữa trái chuối chin sau đó cho bột đậu phộng vào bên trong. Thức ăn chủa chim này không quá cầu kì, tập dần cho chim ăn món đó thì nó mới sung và siêng hót. Nếu không cho chúng uống nước đường chim sẽ dễ bị suy lông tuy không đến nỗi là thay lông một cách thất thường nhưng chóng biếng hot là một điều rất là thấy rõ.
Khi các bạn cho uống mật cần pha chế theo tỉ lệ như sau: Cứ một phần cho uống bạn pha 1 phần mật thì 3-4 phần nước, nếu cho uống quá nhiều chim sẽ bị chết vì say mật ong. Bạn có thể pha mật ong với cám, trứng gà, vỏ trứng gà hay nhộng khô xay ra và vo thành từng viên và nếu như bạn có điều kiện hơn thì bạn có thể cho chim ăn thêm phấn hoa.
Nếu như bạn không có mật ong bạn có thể pha nước đường với một loại nước đặc biệt sau: lăng quăng hoặc giun chỉ cho cá ăn bỏ vào trong một mảnh vải màng bóp lấy nước phần đó trộn với nước đường để cho chim uống. Công thức pha như sau: nước đường ( 1 phần đường 4 phần nước tinh khiêt) + một nữa phần nước từ giun, lăng quăng.
Kĩ thuật chăm sóc chim:
Chim càng nuôi một cách thân thuộc thì càng dễ siêng hót hơn. Sáng thả chim ra, thỉnh thoảng chim lại vào lồng để uống nước cho mát, hoặc chúng sẽ uống nước mật, tối chim trở về lồng để ngủ. Nên nhớ, khi thả chim ra ngoài, cửa lồng nuôi ta nên mở để chim tự do bay vô ra, và đừng sợ nếu chim bay mất, nếu bạn luôn đặt chuối chín và nước mật trong lồng thì chim sẽ không bay mất đâu.
Việc chăm sóc cho chim này không có gì quá khó khan và mất nhiều thì giờ. Sự sống của chim này cũng đòi hỏi được tắm nắng, tắm nước như các giống loài chim khác. Phơi nắng thì mỗi buổi sáng bạn nên để phơi lồng chim khoảng nữa giờ, và trước khi phơi nắng bạn nên lấy bình xịt nước dùng cho việc ủi đồ xịt lông lông của chúng cho ướt trước khi phơi, còn việc tắm nước thì một tuần bạn chỉ nên tắm 3 lần là đủ. Nhân dịp vệ sinh choc him bạn cũng nên vệ sinh các vật chứa đồ ăn thức uống cũng như là dọn dẹp vệ sinh lồng nuôi.
Vào những thời gian chim thay lông là phải chăm sóc cho chúng một cách chu đáo hơn. Nên treo lồng vào không gian yên tĩnh để chim nghĩ dưỡng, và cho ăn nhiều cào cào để chim khỏi bị suy.
Thanh tước rất hay siêng hót và mau người, khi nuôi thanh tước cũng có con mau miệng và con chậm miệng thế nên nếu nuôi được một em mau miệng và nhiều giọng thì quả là một may mắn cho người nuôi. Thông thường nuôi Thanh tước càng già giọng hót càng hay càng to và rõ. Hy vọng thông tin trên sẽ bổ ích cho các bạn yêu thích việc nuôi chim cảnh.
Cảm ơn bạn đã xem bài viết Kỹ thuật nuôi chim Thanh Tước hiệu quả tại Thcslytutrongst.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.